Hôm nay,  

Thư Gửi Bạn

09/02/200100:00:00(Xem: 163605)
Bài tham dự số: 02-162-VB 0211

Bạn bảo tôi kể chuyện về nước Mỹ, để anh em chúng mình cùng rút kinh nghiệm hầu hòa nhập với cuộc sống mới bên phương trời này".
Biết kể gì đây"
Kể rằng nứơc Mỹ giầu sang, nứơc Mỹ hùng mạïnh. Kể rằng ngừòi Mỹ đã là tác giả cuả biết bao nhiêu bằng sáng chế vì nưóc Mỹ biết trọng nhân tài; kể rằng nưóc Mỹ đọat nhiều huy chương thế vận vì phái đòan Mỹ bao giờ cũng đông gấp bội so với các đòan lực sĩ khác. Như vậy thì có khác gì khen "phò mã tốt áo". Kể rằng vô số ngừơi " vô gia cư " không có an ninh xã hội, sống lây lất tại các thành phố hoa lệ. Cảnh này thì xã hội nào chẳng có! Kể rằng vô số con cháu những ngừơi di dân đã làm nên những sự nghiệp lớn. Như cô bé thuyền nhân Việt Nam đến Mỹ lúc 7 tuổi, không biết một câu tiếng Anh, vậy mà, 15 năm sau đã được Tổng Thống Reagan tuyên dương khi cô tốt nghiệp thủ khoa trừơng West Point. Như cô bé ngừơi Đài Loan, đến bên này bờ đại dương lúc 8 tuổâi, và 35 năm sau trở thành đương kim bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ. Nhữõng cái "như" này thật không hiếm !
Nhưng, -cái nhưng cay nghiệt, - đó chỉ là mặt phải cuả tấm mề đay…
Tôi xin kể một vài khiá cạnh "khác" của cuộc sống theo lối Mỹ. Nó có thể đã, có thểø đang và sẽ ảnh hửơng đến cuộc sống của thân nhân bạn, của tôi hay của bất cứ ngừơi Việt tị nạn nào đang sống trên giải đất tạm dung này.
Ngày xưa, khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trừơng, tuần nào, chúng ta cũng có những bài học về công dân giáo dục, về đức dục. Chúng ta đựơc nghe giảng, và phải học thuộc lòng những bổn phận đối với cha mẹ, anh em, và những ngừơi chung quanh.
Ngày nay,công việc này không phải là công việc của nhà trường, -nơi xưa kia thườûng treo những chữ "Tiên học lễ, hậu học văn" -. Con cái chúng ta còn có nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật cần trau dồi, nên nhà trường không có chương trình dạy chúng những điều chúng ta đã học khi xưa. Và chính chúng ta, trong vai trò phụ huynh, phải học, qua bạn bè, qua sách vở báo chí, qua nhữõng bài viết của các nhà phân tâm học, bổn phận mình đối với con cái.
Trước "áp lực" của con cái, để giải quyết vấn đề "khan hiếm thì giờ", vì cha mẹ làm 2, 3 jobs, kiếm tiền cho có "mức sống bằng hàng xóm", không hiếm gì học sinh trung họïc được tự lái xe hơi đến trường.
Khi đã giao xe cho con, tức là, không ít thì nhiều, bạn đã giao một vũ khí cho con mình. Một vũ khí để có thể tự giết mình hay giết người khác. Một thiếu niên ngồi trước tay lái, có thể không có chuyện gì, trừ khi cậu bé đó có tính tình nóng nảy, hung hãn. Thế nhưng khi cậu chở thêm 1, 2, 3, hay 4 người bạn trên xe, thi chiếc xe trở nên nguy hiểm vô cùng. Một câu nói khích, một điệu nhạc giật gân, một thiếu nữ lái xe đồng chiều hay ngược chiều…. Đó là những dịp mà chân cậu thường đạp "ga" tối đa. Cũng vớùi chiếc xe đó, khi cậu chở cô bạn gái, thì nó cũng có thể trở thành chiếc phòng riêng của đôi trẻ…
Mong bạn đừng nghĩ tới việc uốn nắn con cái, theo cái nghiã "trứng đừng đòi khôn hơn vịt" hay "áo không cao hơn cổ". Có như vậy thì, sau khi con ban học hết lớp 12, bạn mới hy vọng chúng còn ở chung một mái nhà vớùi bạn. Bằng không, sau lớp 12, cậu hay cô con dễ thương của bạn sẽ viện lý do "trường tại địa phương không có môn con chọn", để đi xa khỏi vòng "cương tỏa" của bố mẹ.
Bạn tính ngăn cản bằng cách "phong tỏa kinh tế " " Vô ích, mà chỉ thêm "gây thù chuốc oán". Con bạn có thể "xoay xở" nơi nhà băng, nhà trường hay các hội đoàn,các hãng, xưởng….. . để thực hiện mộâng ước " ra khơi " của mình. Không thiếu gì bậc cha mẹ, bóp bụng, nuốt nước mắt nhìn con lên đường như nhìn dê con, vì ham muốn tự do, băng mình trong đêm tối trong câu chuyện "La chèvre de Monsieur Séguin" của Alphonse Daudet.
Xã hội Mỹ cho rằng sau lớp 12, các cô, cậu học sinh trở thành người lớn, một thứ "người lớn thực thụ ". Cái đêm ra trường gọi là "prom" cũng là một "đêm đầy hồi hộp" đôi khi "hãi hùng" nhưng "bắt buộc phải có" đối với một số cha mẹ, để các cô, các cậu trở nên "trưởng thành". Đêm đó là đêm để các cô, các cậu vui chơi để thành "người lớn", trong những bộ tuxedo sang trọng, và chiếc limousine thật dài và thật lông lẫy, mà bố mẹ cậu chưa hề bao giờ biết đến.


Từ khi biết tiêu tiền, biết mua sắm, đứa trẻ đã biết thế nào là "satisfied or your money back !". Chúng hiểu rằng moị thứ đều có thể sài thử, không bằng lòng, không vừa ý thì trả lại hay đổi lấy món khác, không cần một lời giảt thích. Cái tư tưởng "rộng rãi", "phóng khóang" đo,ù ít nhiều, dần dần tiêm nhiễm vào lục phủ ngũ tạng con người, đã ảnh hưởng phần nào đến đời sống tinh thần hay mối quan hệ giữa những người đồng phái hay khác phái và có khi đến cả cuộc sống lứa đôi.
Vợ chồng bất hòa là chuyện thường tình, không thể không có. Nhưng vấn đề làm lành với nhau mới là chuyện quan trọng.
Trong hoàn cảnh khó khăn, bần hàn, vợ chồng nằm chung một giường trong căn phòng ngủ duy nhất. Sáng ra, lại phải nhường nhau trước cái phòng tắm duy nhất. Do đó chuyện làm lành sau khi hục hoặc, hầu như bắt buộc, ấy là không kể ảnh hưởng, áp lực của những bực huynh trưởng trong gia đình. Nhưng chúng ta đang sống trong một xã hội phồn vinh, cực thịnh vượng, đề cao tối đa cá nhân chủ nghĩa. Vợ chồng của con cháu chúng ta có dư đủ khả năng sống trong căn nhà hai, ba, bốn phòng ngủ, hai ba phòng tắm. Và quan hệ vợ-chồng không còn có ý nghĩa "đầu gối tay ấp" mà là "quyền lợi cá nhân" kiểu "phe phái gia đình J.R." trong phim bộ Dallas được chiếu trên các màn ảnh truyền hình vào những năm 80'. Và ở một khía cạnh tế nhị nào đó, những chuyện bất hòa ấy cũng được giải quyết một cách khác:
-"He" -hay "she", nói theo ngôn ngữ thời thượng của giới trẻ - làm ta bực mình quá đi! Chẳng thèm vào phòng ngủ, ta lên lầu ngủ, cho khoẻ cái thân, đỡ phải nhìn cái bộ mặt đáng ghét".
Cái cơ hội "làm lành" lại mất đi thêm một lần nữa, khi sáng hôm sau thay vì phải chờø nhau ngoài phòng tắm và ngập ngừng dục nhau bằng những câu "thiếu chủ từ" : "…….. .lè lẹ lên ….., hôm nay ….. .… phải đi đúng giờ" như cha mẹ họ, thì cặp vợ chồng trẻ trong căn nhà Mỹ này :
-"Mặc xác "He" (hay "She"), ta qua phòng tắm khác !"
Ngay trong những ngày thường, kẻ làm ca này người làm ca khác, đã ít thì giờ gặp nhau, thì lúc này cái cơ hội "gặp nhau" lại càng ít hơn, khi người ta không muốn gặp nhau.
Và vào một buổi tối nào đó, lại có chuyện bất hòa - cũng là thường tình trong cuộc sống gia đình thôi.-, "he" hay "she" mở cửa garage ngay sát nhà để đóng thật mạnh, "ầm" một cái, chọc tức "nó" chơi. Rồi lại mở cửa xe và đóng cũng thật mạnh "ầm" cho bớt tức. "He" hay "She" rú ga thật mạnh, chiếc xe lao vào trong bóng đêm. Người lái xe dồn hết sự bực tức của mình lên trên bàn đạp. Bảng "Stop", đèn đỏ !… Thây kệ. Đêm nay đi đâu " Đến nhà thằng (con) bạn ", thằng (con) bồ cũ, ngồi đấu láo, không thì ra hotel ngủ. Thiếu gì supermaket mở 24/24, thiếu gì thuốc "an thần" mạnh, nhẹ, không cần toa bác sĩ. Chiếc xe vẫn phóng nhanh.. .… Trên công lộ ban đêm, mọi xe đều đua nhau phóng nhanh.. . Những tiếng xe thắng nghe rợn người… ….
Ở cái xứ tự do này, nếu ta nhìn ở một khía cạnh tiêu cực nào đó, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ vợ - chồng, bạn - bè có thể là như thế đấy! Một thứ "satisfied or your money back"!
Để chấm rứt, xin kể bạïn nghe mộät câu chuyệän có thật, vê` tình người, mới xẩy ra hè năm ngoái, tại thành phố Irvine, thuộc Quận Cam , và đã được báo chí, truyền hình Mỹ, Việt nói đến:
Hai thanh niên Việt Nam, mới được tuyển vào làm việc trong một hãng điện tử, có chuyện xích mích. Nhân ca làm đêm, hai anh đã kéo nhau ra sân của sở để giải quyết mối bất đồng. Một người, sau khi kẹp được cổ đối phương dưới nách mình, bèn rút súng từ trong túi ra thanh toán. Không biết vì người bị kẹp cổ dẫy dụa hay vì người bắn hấp tấp, viên đạn chỉ xuyên qua má nạn nhân, rồi ghim vào ngay trái tim người bắn. Thế là, nạn nhân thì về được nhà sau khi đươc đưa vào nhà thương băng bó. Còn hung thủ chết liền tại chỗ.
Nước Mỹ là như thế đó, Hoa kỳ là như thế đó. Muốn hội nhập, phải coi nhũng chuyện kể trên là bình thường, "chẳng có gì đáng nói cả". Ở đây,người ta luôn luôn đề cao chữ "tín"! Người ta cũng rất sùng bái các tín ngưỡng! Ở đây có những cái tốt thật tốt, và có những "cái mà mình cho là" không tốtï. Có vậy thôi!
Kể như vậy, không phải để bạn có cái nhìn mầu đen về nước Mỹ. Nhưng để bạn chuẩn bị tinh thần, đừng đặt nhiều ảo vọng, đừng sống ngược lại thời đại. Cùng lắm, chỉ nên ngâm rằng:
Rằng hay thì thực là hay!
Xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!

Hoàng Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến