Hôm nay,  

Nước Mỹ, Cơ Hội Cho Tương Lai

22/01/200100:00:00(Xem: 162398)
Bài tham dự số: 247-VB0123

Gia đình chúng tôi sang Mỹ 1984, theo diện đoàn tụ gia đình, do người chị bảo lãnh, ngày đến Tân Sơn Nhất để bước lên máy bay rời khỏi đất nước thân yêu Việt Nam, và Saigòn thân yêu mà tôi đã trưởng thành, chúng tôi nghĩ sẽ không có ngày trở lại.
Tôi sang Mỹ gồm có chồng và con trai lên 6, rời T.S.N. Chúng tôi đến Thái lan tạm trú 10 ngày để làm thủ tục rồi sang Mỹ. Ở đây 10 ngày mà tôi tưởng chừng như cả năm, mỗi ngày họ phát cho hai bữa cơm, chỉ có cơm và canh cải nấu với thịt gà, nhưng thật sự mà nói, mướn người máy lặn kiếm một miếng thịt gà không ra. Đến đêm thứ chín ai nấy đều nôn nao cả đêm không ngủ, chỉ mong sao trời lại sáng để lên máy bay đi Mỹ, và được gặp thân nhân.
Gia đình tôi đến Mỹ là đêm giao thừa của Tết Nguyên Đán năm 1984, được thân nhân đón tại phi trường Jefferson Airport gần quận nhà, trước Thành Phố Beaumont, cái tên của thành phố này người Mỹ viết tắt BMT. Và người Việt Nam tạm dịch là (Buôn Mê Thuột). Quận nhỏ thật là buồn bã, trời đang là mùa đông ở đây. Khi được thân nhân đón về nhà, trên đường về nhìn bao quanh cảnh vật, tôi tự nghĩ thầm nước Mỹ là thế à. Cây thì trơ trọi không lá, và khi bước ra xe có một mùi hôi chịu không nổi. Được biết nơi đây mùa đông là thế, vì ở đây có nhiều hãng xăng dầu như: Mobil, Texaco, Gulf, vv...vì thế cho nên đã gây ra mùi hôi, nhưng nếu ở lâu sẽ quen dần.
Khi bước vào nhà, thì chẳng thấy không khí nào gọi là Tết Việt nam cả, vậy mà chúng tôi cứ mơ thầm là mình đến Mỹ sẽ đón một năm mới thật là diễm phúc, nhưng nước Mỹ họ chỉ có một lễ lớn mà thôi, đó là Christmas.
Một tuần lễ trôi qua, chị tôi đã hướng dẫn chúng tôi cách thức và tiện nghi trong nhà để dùng và chở đi chợ Việt Nam để mua vài thứ đồ ăn VN. Cách nhà hai mươi phút lái xe, nơi đây phố nhỏ người đông, chỉ vài gia đình Việt Nam thôi, không có nhà hàng Việt Nam, chỉ có một chợ Việt Nam, thật nhỏ đủ tương, mắm, chao, đó là may mắn lắm rồi vào năm 84. Ít khi gặp người Việt mình. Thỉnh thoảng gặp một người Á châu, đến chào họ, thì được biết họ là Phi, chứ không phải Việt.
Tuần lễ kế tiếp, anh chị tôi phải đi làm trở lại. Chỉ còn chúng tôi ở nhà, tuy có học anh văn chút ít ở Việt Nam trước khi sang Mỹ, nhưng khi qua đến đây thì thật sự tiếng Mỹ của người Mỹ họ nói làm sao hiểu nổi. Thôi thì đành dùng động từ (Tu quơ) nói đâu quơ đó cho chắc ăn. Thời gian ở nhà chị tôi cứ bảo mở tivi xem để học tiếng anh, nhưng khổ nỗi khi xem tivi có hiểu gì đâu. Cả ngày cứ ngồi nhìn ra cửa sổ, chẳng thấy cảnh ông đi qua bà đi lại, như ở quê nhà, mà thỉnh thoảng chỉ thấy xe lửa chạy sau nhà, có cả hơn mười chiếc 1 ngày, vì sau nhà chị tôi là đường tàu xe lửa chuyển hàng hóa đến cảng sông Beaumont. Ngày lại qua ngày, chúng tôi mỗi lần thấy xe lửa là cứ đếm toa cho qua ngày tháng, mới được biết xe lửa dài khoảng 200 toa có khi hơn nữa. Khiếp thật.


Sau vài tuần nghỉ ngơi, con trai tôi được đưa vào trường học, nhưng vì cháu không một tiếng Anh làm vốn, nên họ cho cháu học trường ở xa nhà ở đây họ có chương trình ESL. May mà có xe bus đưa đón tận nhà. Tội nghiệp mấy ngày đầu vào trường, cháu phải tập những danh từ như: Tôi đói bụng, hay là tôi cần đi phòng vệ sinh, vv...nhưng tập mãi cháu đành dùng tiếng (títì) mà chỉ để cho trẻ mới tập nói, hay mới bước đi chập chững dùng. Dù sao, vậy là chị tôi đã lo xong cho một người.
Ông xã tôi bắt đầu học lái xe, và bà chị đã cho một chiếc xe củ để làm chân. Thi lái xong thì xin việc làm, sau đó được vào hãng xe Chevrolet, làm thợ sơn xe cho body shop. Cũng may nơi đây có một anh Việt nam hướng dẫn và giúp đỡ.
Tám tháng sau, tới phiên tôi có việc làm, trong một tiệm bánh do Mỹ làm chủ, tiệm Dunkin Donust. Việc làm ổn định, chúng tôi đã dọn nhà ra riêng, sau khi đã ở chung bà chị 11 tháng, chị tôi và anh rể cùng 2 cháu trai rất là tử tế. Họ giúp chúng tôi hết lòng mà chẳng than phiền.
Ngày tháng trôi qua cuộc sống tạm ổn định, chúng tôi đã mua một căn nhà tại Beaumont năm 87, con tôi vẫn phát triển trên con đường học vấn, tháng nào cháu cũng được All A Honor Roll. Vào tháng 5-1996 cháu đã mãn Trung học High school. Được giải Salutatoria, hạng nhì trong 560 học sinh. Ngày lễ ra trường, cháu lên khán đài đọc diễn văn. Chúng tôi không sao cầm nước mắt khi con mình đã vượt bước đầu gian khổ. Tháng 9-96 cháu đã vào College tại Austin, gọi là University of Texas, đến tháng 12-99 cháu đã ra trường với bằng M,I,S Manegement Information System. Trong đó, có 1600 học sinh, nhưng chỉ có 156 học sinh ra trường 3 năm rưỡi, và duy nhất có một mình cháu là Việt Nam. Lại một lần nữa gia đình chúng tôi hãnh diện vui mừng, vì cháu đã thành công trên con đường học vấn nơi xứ người, báo chí ở đây và đài truyền hình local phỏng vấn trên tivi cả một tuần lễ, hình cháu trên báo luôn tiếp 3 ngày, và sau đó cháu được hãng Proter & Gamble nhận làm việc tại Ohio.
Tháng 1-2000 cả nhà tôi về Việt nam thăm gia đình và đón xuân năm 2000 tại Việt Nam, tôi đã mở một buổi tiệc mừng cháu ra trường tại quê nhà, được đặt tại SAIGON TRADE CENTER lầu cao 32.
Riêng phần tôi, sau khi làm cho tiệm bánh 8 năm, một hôm có một ông chủ Ngân Hàng C.E.O. bảo tôi đến làm việc cho Ngân Hàng của ông, vì ông thấy tôi có năng khiếu Customer Service, nên tôi đã làm cho nhà bank này thêm 9 năm. Nhà bank này chỉ tại địa phương và có 27 chi nhánh hiện nay vẫn còn phục vụ tại nơi đây.
Thật là nước Mỹ đã mang diễm phúc cho gia đình chúng tôi nói riêng, và cả những người Việt nói chung. Tôi biết ơn chị tôi, một người chị thật là quý báu, đã mang gia đình chúng tôi đến đây. Nếu còn ở Việt nam đến bây giờ không biết chúng tôi sẽ ra sao. Tại một đất nước mà “học tài thi lý lịch” làm sao con cháu chúng tôi có tương lai.
Cảm giác thất vọng và lạc lõng ban đầu đã qua. Ôn lại, tôi thấy đối với di dân, nước Mỹ đúng là đất nước của tương lai. Thế hệ bố mẹ hẳn nhiên sẽ rất là khó khăn, nhưng con cái chắc chắn sẽ thừa sức hội nhập và thành công. Nhìn con gia đình tôi thật biết ơn nước Mỹ và bảo nhau phải rán cư xử sao cho xứng đáng với sự bao dung mà đất nước đầy cơ hội này đã dành cho chúng tôi.
VAN T NGO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,389,244
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến