Hôm nay,  

Mắt Thấy Tai Nghe Iii: Chàng Việt Cua Gái, Lấy Vợ Ở Mỹ

01/01/200100:00:00(Xem: 157916)
Tình trạng "Trai thừa gái thiếu" thuở thập niên 70 và 80 ở Mỹ làm cho bao nhiêu chàng Việt phải học nghề cua gái để còn kiếm vợ nối dõi tông đường.

Nhiều chàng Việt mang hận sầu bị ngàn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây và vài chục năm bị nêm phong là "bám giầy đế quốc Mỹ" nên tìm em để "trả thù dân tộc". Xứ Mỹ tự do, xứ Mỹ hợp chủng quốc nên việc tìm mấy em Tàu, Tây, Mỹ ở Mỹ không khó. Nào ngờ mấy em nầy sinh ra và lớn lên ở Mỹ, đã sống theo kiểu phóng túng. Mấy em dạy cho mấy anh chàng Việt "hỉ mũi chưa sạch" bằng cách mang bầu. Thế là con anh, anh phải nuôi. Anh không nuôi thì luật Mỹ cho anh vào tù ngồi suy nghĩ. Nghĩ mãi các anh mới vỡ lòng là mình không nên gieo giống bừa bãi. "Trả thù dân tộc" kiểu nầy chỉ có mang họa vào thân.

Những năm đầu 80, bệnh AIDS do sự đồng tình luyến ái hay bệnh hoa liễu, giang mai do sự cải cách phòng the, khoa học đã đưa ra ánh sáng cho mọi giới tỉnh dậy. Thế là những chàng Việt phóng túng nhà ta cũng phải vào khuôn phép như bao chàng Việt kém hào hoa khác. Bên Mỹ nầy quá nhiều phương tiện. Ở gần thì xe đưa đón em mỗi ngày cũng vui. Tối về ngũ không được, thì điện thoại bên cạnh, bấm vài nút là có em bên tai. Ở xa thì nhờ ông phát thơ, vài ngày cũng đến tay em. Máy bay thì tháng nào cũng có hãng hạ giá. Nhịn quà mua vé bay qua em cũng được. Đường lái xe hơi có dài, mà nghĩ là sẽ gặp em thì đường xa cũng nên gần. Té ra những chàng Việt ở Mỹ cũng khéo nịnh đầm lắm.

Trong khi đó mấy anh chàng Việt ở Việt nam đèo em trên chiếc xe đạp lúc lên dốc, cũng đáp lời trong vọng thở hổn hểnh "không, anh không có mệt đâu em". Khi qua Mỹ thì kiểu cua gái cũng đổi chiều luôn: Mở cửa đóng cửa cho nàng lên xuống xe, vài nhánh hoa, gói kẹo chocolate cũng đủ hương vị cho ngày gặp Em. Ngày xưa anh nắm tay em rồi anh phài cưới em. Còn bây giờ thì chàng cứ làm đại, mà còn không được em cho phép làm chồng. Nhưng cũng có chàng hưởng lạc thú rồi trốn biệt.

Ngày xưa trai Việt lự gái như người lựa heo theo giòng. Bây giờ có mấy nàng lựa chồng quá kỹ. Mấy anh để tiết lộ xấu thì mấy nàng cũng cho số de. Thì việc cua gái kén vợ ở cái xứ Mỹ tự do nầy đâu phài là chuyện dễ. Cái xứ Mỹ tự do nhưng đàn bà trẻ con đi trước, đàn ông còn đi sau con chó, con mèo, nếu không khéo thì sẽ sống độc thân dài dài.

Có chàng Việt chơi bàn bốn phương, hy vọng tìm ra bạn gái trăm năm. Ngày đến gặp em thấy em đeo nhẫn đính hôn mà chàng vẫn làm lì. Ta sắp ra trường làm kỹ sư, bác sĩ thiếu gì tiền. Ta lại không xấu trai thì ta sẵn sàng thi cuộc tình với anh chàng nào đã trao nàng nhẫn kia. Ngày ra trường chàng mới học được bài học: nàng chọn chàng vì số lương chàng sẽ cho nàng sung sướng cuộc đời, cần gì tình nghĩa vợ chồng.

Cũng có chàng ở xa, chỉ có nàng trong chân dung, nàng đẹp quyến rũ làm sao nên đã trao cho nàng nhẫn kim cương thứ thiệt. Và ngày bay sang gặp em, dành cho em ngạc nhiên. Không ngờ nàng cho chàng ngạc nhiên: ngày gặp nàng là ngày cưới nàng với một chàng khác. Vaì anh chàng cùng số phận, đành bố thí cho nàng nhẫn đính hôn làm của hồi môn hay vật hộ thân sau nầy. Đi giao du một thời gian mới thấy tóc bắt đầu thưa và lâm râm vài tóc bạc. Chàng quay về với chính mình: đến kiếp sau xin nhớ lời thề, không sống kiếp lang thang. Vô tình hay cố ý chàng trở thành một phần tử của "trai thừa gái thiếu".

Cua gái Việt mà nói tiếng Việt không rành khi nàng tiếng Anh chưa giỏi thì gây thiệt hại không kém. Chàng thường viết thơ cho một người bạn gái chưa gặp. Chàng và nàng chỉ tâm sự qua bưu điện và đường dây điện thoại. Chàng trả lời nàng là chàng đang làm máy rửa chén (I do the dishwasher). Nàng viết thơ khuyên chàng nên ráng học thêm vài năm. Và nàng khước từ lời cầu hôn của chàng. Thất vọng chàng kiếm cô khác. Đến dự đám cưới chàng, nàng mới nhận ra rằng, chàng đang làm kỹ sư cho hãng sản xuất máy rửa chén chứ không phải đang làm nghề rửa chén. Tiếng Việt phong phú nhưng hiểu cao xa quá, làm hỏng cuộc tình.

Chàng đi làm ban ngày, nàng cũng vậy. Gặp nhau nhờ người quen giới thiệu qua buổi cơm chiều. Thế là những cuộc hẹn hò cứ vào tối trời, trong những quán ăn với bóng đèn kỳ ảo, nàng đẹp làm sao. Nàng đẹp mê hồn, cuộc tình kéo dài chàng không muốn dứt. Nhưng rồi dấu mãi không xong, chàng phải thổ lộ tình chàng. Hẹn nhau ở nhà nàng cho chàng thưa chuyện cưới hỏi cùng cha mẹ nàng. Lần đầu tiên gặp nàng lúc buổi sáng. Hởi ôi người đẹp của anh sao mà râu nhiều thế. Cha mẹ nàng cứ hỏi chàng làm gì, lương bao nhiêu, ở nhà bao nhiêu tiền. Được cơ hội, chàng chụp liền: "đang ở phòng thuê, lương tối thiểu vì chỉ mới có bằng... lái xe". Thế là cha mẹ nàng cho chàng về. Còn nàng nghĩ rằng sự thật của chàng bị lộ trước mặt cha mẹ nàng. Rồi ngày hôm sau, "xa mặt cách lòng", nhà ai nấy ở đẹp lòng đôi bên.

Cũng có chàng có vợ kẹt lại Việt nam, đi cua gái để cho ngày qua mau. "Cho anh cưới đi anh sẽ ly dị vợ anh". Hay "mình yêu nhau cần gì cưới hỏi". Hay cứ dấu nàng chờ ngày vợ qua, trả nghĩa vợ hiền, rồi cưới hỏi nàng sau. Cũng có chàng vì tình vợ nặng hơn tình hờ, nên "nếu yêu anh thì để anh vui cùng vợ con".

Cũng có anh chàng cua gái theo kiểu nuôi em đi học. Học xong anh cưới. Chàng nghĩ xa xôi: "Aân nghĩa nặng tiền quá nàng bỏ sao đành". Nhưng có nàng ngày ra trường là ngày theo tình mới. Cũng có nàng cho làm đám cưới. Sau khi có giấy hôn thú, chiếu theo luật Mỹ, "của chồng công vợ", tài sản chia đôi. Cô đào chuồn mất, vợ hụt tầm tay, chắc mấy anh chàng nầy thấm thía chữ "nghĩa" là gì.

Cũng có anh chàng nuôi nàng học nghề bác sĩ mắt, chàng thì làm chủ nhà hàng. Chàng nghĩ rằng: nàng sinh cho chàng vài ba đứa con, thì tình mẹ nàng chạy đi đâu. Không ngờ ngày ra trường làm bác sĩ mắt, nàng sáng mắt ra và bỏ chàng, theo tình mới.

Cũng có chàng Việt vâng lời cha mẹ, kiếm vợ môn đăng hộ đối hay ít ra cũng có trình độ học vấn như chàng, để vợ chồng tát biển đông cho cạn hay dễ thông cảm nhau. Nhưng sau khi đón dâu về mẹ chàng than cùng chàng "sao con người ta đi ăn cướp ăn trộm, mà lấy được vợ ngoan vợ hiền. Còn con là kỹ sư, sao vợ con khó bảo thế"" Các cụ không hiểu rõ bên Mỹ nầy nam nữ bình đẳng, anh làm tôi cũng làm, đồng vợ đồng chồng là hạnh phúc lắm rồi. Cái thời đón dâu về cho nàng hầu kẻ trên người dưới bên gia đình chồng làm người phụ nữ Việt nam phải thốt lên cái cảnh làm dâu. Cái thời "làm dâu" đâu còn mà các cụ trông ngóng. Có cụ an phận, con đặt đâu cụ ngồi đó cho yên cửa vui nhà. Nhưng có cụ không chịu được, nên đi cưới vợ lẻ cho con. Nhưng luật Mỹ không cho phép cụ làm như vậy.

Mấy chàng nhận thấy kỹ sư bác sĩ sao mà dễ kiếm vợ quá, nên cũng ráng trau dồi đèn sách. Chàng nghĩ rằng khi chàng thi đỗ khoa nầy, nàng cũng được vinh hoa phú quí. Nhưng cũng có nàng tinh mắt vô cùng. Anh là kỹ sư bác sĩ mà nợ như chúa chổm. Ra trường vài năm mới mua nổi cái nhà. Ngậm ngùi chàng xem xét lại, hể có nhà, xe đời mới, khỏi cần cua cũng có nàng sẳn sàng nâng khăn sửa túi.

Đừng tưởng Mỹ là thiên đàng. Mỹ cũng là một hạ giới, cũng là trần tục, thì chuyện cua gái kiếm vợ vẫn ê chề mới xong.

KHANH PHAN

(Bài tham dự số 129-VB 0103)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến