Hôm nay,  

Mắt Thấy Tai Nghe Ii: Sinh Sống

01/01/200100:00:00(Xem: 158658)
Hầu hết đoàn người Việt qua Mỹ trước năm 1975 đi học chữ, học nghề trong các đại học hay trong trường huấn nghệ. Những người nầy không phải vất vả đi kiếm sống hằng ngày. Học xong họ về nước.

Biến cố 1975 tạo một đoàn người Việt ồ ạt đến tỵ nạn ở Mỹ. Những người Việt nầy và những người bị kẹt lại ở Mỹ trở thành những người Việt tỵ nạn đầu tiên. Cuộc sống của những người nầy có phần giống nhau. Họ được chánh phù Mỹ giúp đỡ, nên thông thà học chữ hay học nghề. "Vạn sự khởi đầu nan" rất đúng với họ. Có những vị khổ sở về tinh thần khi đi làm ở Mỹ. Họ nhớ lại những thời vàng son thét ra lửa, dưới tay có bao nhiêu người phục vụ tuân lịnh chỉ thị. Vì "có làm có huởng" và "tay làm hàm nhai" nên các vị ấy phải cắn răng chịu đưng.

Đến giai đoạn vượt biên, thì những thuyền nhân trãi qua giai đoạn khác. Rất nhiều người, không những giới nữ ma giới nam cũng phải ráng làm việc thật nhiều để quên đi những ngày khổ cực, thiếu tự do sống trong chế độ cộng sản. Nhiều thuyền nhân đã cố quên đi những đau thương, hãi hùng của cướp bốc, hãm hiếp, chết chóc, bão táp và chờ đợi định cư. Cộng sàn vào làm nước mất, nhà tan và gia đình ly tán. Tưởng khi qua Mỹ, một đất nước tự do thì sẽ hàn gắn được vết thương chia lìa. Nhưng trong sự chờ đợi, niềm hy vọng không được nuôi dưỡng, hay sự thủy chung không còn ở thực tế nữa, cảnh ly tán của cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đổi theo chiều hướng khác. "Oâng ăn chả" thì "bà ăn nem". Thay đổi vợ chồng như thay đổi quần áo. Con cái thì quên dần thuần phong mỹ tục của người Việt. Nhưng người trẻ tuổi hội nhập vào đời sống mới quá mau lẹ. Aên ở với nhau trước, được thì cưới nhau, không được thì "tình chỉ đẹp khi còn dang dở". Lấy nhau không được thì coi nhau như bạn mà thôi, hay tôi và anh chưa hề quen nhau, đừng thù nhau là đủ rồi.

Những thuyền nhân nầy trãi qua những kinh nghiệm sống khác. Trợ cấp bị cúp giảm, nên ráng học cho nhanh ra làm việc nuôi thân. Cũng trong giai đoạn nầy nhiều cơ sở thương mãi Việt Nam mọc lên nhanh chóng. "Phục vụ cộng đồng", "đi chợ đồng hương" và "ta về ta tắm ao ta"được áp dụng triệt để. Những tiệm tạp hóa và nhà hàng ra đời đầu tiên nhất. Nhờ những người Việt qua trước mở nhiều tiệm nên người Việt ở Mỹ được tự do chọn nước mắm hảo hạng. Những bà nội trợ vui mừng vì những món ưa chuộng có đủ vật liệu, lương thực để làm cho "cơm nhà ngon hơn".

Một tiệm moc ra, hai tiệm mọc ra, rồi nhiều tiệm mọc ra như trăm hoa đua nở. Như ở California có khu siêu thị như "Little Saigon" và "Phúc Lộc Thọ" ra đời. Người Việt quay về sống đông đúc trong nhũng thành phố đầy hứa hẹn. Những gia đình mà cả hai vợ chồng đi làm, khi về ra tiệm ăn hay mua về ăn hoặc đặt cơm tháng. Bận rộn không cần nấu mà hương vị gia đình vẫn đầy đủ ấm cúng. Graden Grove, Santa Ana, San Jose ở California hay Chicago ở Illinois hay Atlanta ở Georgia, Houston ờ Texas và Seattle ở Washington trở thành những tỉnh quen thuộc trong cộng đồng người Việt. Những nơi nầy trở thành nam châm, thu hút bao nhiêu người Việt. Thậm chí những địa danh nầy trở thành nơi chốn thiên đàng trong giấc mơ mà người Việt ở xa muốn về sinh sống hay ghé thăm.

Nhũng tiệm ăn lo cho bao tử đồng hương ra đời, rồi lần lượt tiệm sách, báo, phim ảnh cũng được sinh ra để phục vụ tinh thần đồng hương. Không ai mà không biết có một thời phim Hồng Kông phụ đề Việt tràn ngập thị trường. Bà con ta bỏ ăn, bỏ ngũ và cáo bịnh nghỉ làm để ở nhà coi phim Hồng Kông. Thậm chí có người còn để nồi thịt kho đang nấu giao cho ông Táo trông. Nóng quá ông phải gọi bà hỏa lên hương khói cho ông bay về trời. Làng xóm gọi 911, mà bà nội trợ nầy không hay vì đoạn phim tới hồi gay cấn và máy báo cháy nhà đã hết pin, quên thay.

Nhũng tiệm lo dịch vụ khác cũng lần lượt ra đời. Ở trong nhà cũng có dịch vụ nữa. Con cháu qua sau trở thành những người giúp việc không công. Nhề sinh sống còn có nghề giữ trẻ tại nhà, bao ăn và bao ở với tiền lương là tiền mặt không thấm vào đâu. Kiếm vaì trăm đô mỗi tháng mà "chỉ ngồi nhà chơi với con nít" nên việc giữ trẻ chẳng hề gì. Ngày nầy qua ngày khác, không có thì giờ đi học sinh ngữ hay học nghề. Trẻ lớn, người trở già và tương lai chẳng đi về đâu. Đã vậy mà còn bị nha thuế vụ hỏi sao không chịu khai thuế. Mới biết là cha mẹ đứa bé khai với nha thuế vụ là đã trả tiền công giữ trẻ cho nàng vài ngàn một năm. Tiền bao ăn bao ở biến thành tiền chi phí giữ trẻ. Mọi việc chỉ có qua lời miệng của hai người, không có giấy tờ gì minh bạch. Ruốt cuộc người giữ trẻ phải ngậm đắng tình đời. Có người bỗng ôm mối hận "sầu viễn xứ" và hận người đồng hương. "Cá lớn nuốt cá bé" là cái thế thái nhân tình. Cùng mang hận ly hương trên mảnh đất tự do thì cái nhân tình đó vẫn tồn tại.

Những gia đình có nhà hàng hay vài dịch vụ khác, cho con cháu làm việc, khỏi phải mướn người ngoài và áp dụng theo kiểu buôn bán nhỏ, lấy công làm lời như ở Việt nam. Kiểu buôn bán loại nầy không tồn tại lâu dài. Lý do dễ hiểu: con cháu lớn, cha mẹ trờ nên già. Con cháu còn có tương lai riêng phải lo thì việc nối nghiệp tiền nhân khó mà thi hành.

Có ngưòi còn mướn công nhân trả tiền mặt để khỏi phải trả tiền thuế thêm, tiền bảo hiểm sức khỏe, tiền hưu trí, tiền xã hội vân vân. Cả chủ và thợ làm ăn theo kiểu nầy đều cò lợi trước mắt chứ không có lợi về sau. Có người quản lý cả tiền típ và quên là rằng xứ Mỹ là xứ tự do. Rồi một ngày theo tiếng gọi tự do, con cháu phải lo tương lai cho chính mình, rời bỏ công việc ơn nghĩa hay hiếu để nầy. Thế là kinh tế kiểu lấy công làm lời trong tiểu thương mãi ở xã hội Mỹ nầy không thành công lâu dài là vậy.

Nếu theo kiểu home-based business thì việc cha truyền con nối có vẻ khả quan hơn. Có nghĩa là mở dịch vụ tại nhà hay ngoài phố mà người chủ là ông bố hay bà mẹ và công nhân là con cháu nhưng việc sổ sách lương bỗng, thuế má phải sòng phẳng công bằng. Khi con cháu lớn không muốn làm việc cho cha mẹ nữa thì cha mẹ chỉ cần mướn người khác thế vào là xong. Khi cha mẹ già mà dịch vụ vẫn còn khả quan thì việc bán dịch vụ cho con cháu hay người ngoài vẫn dễ.

Thế giới bước vào thập niên 90, thì làn sóng di dân của người Việt nam cũng bứơc vào giai đoạn khác. Cửa trại tỵ nạn đóng nên chính sách hồi hương nâng cao. Vì thế không mấy ai dám làm thuyền nhân. Hơn nữa Việc ra vào nước Việt nam trở nên dễ dàng, việc nhớ nhung xa cách không còn trắc trở như ngày xưa nữa. Những chương trình đoàn tụ gia đình, cải tạo, con lai đổi người Việt di dân từ thuyền nhân sang "phi nhân" vì những người nầy ra phi trừơng lên máy bay sang nước khác định cư. Những người nầy sống với cộng sản hơi lâu. Có người chưa sống thời vàng son của Việt nam cộng hòa vì còn quá nhỏ hay sinh ra sau mùa hè đỏ lửa. Khi qua Mỹ, có nhiều người mang theo nếp sống vội.

Nhiều người nghĩ rằng bất cứ chuyện gì cứ đút lót là cũng xong. Cũng có người nghĩ mướn luật sư bênh vực là chuyện gì cũng qua nhanh chóng. Như việc làm giấy tờ vào thẻ xanh hay bảo lảnh gia đình, có người nghĩ rằng trả cho luật sư vài trăm đô, ông ấy kiện cáo dùm. Đâu cò ngờ luật sư nầy chỉ có điền giấy tờ rồi nộp cho sở di trú để kiếm sống. Luật Mỹ cứ theo số hồ sơ, qui tắc, luật di dân và luật dành cho người mới qua My là sở di trú lo đâu vào đó. Chỉ tội cho mấy cụ già, phải học tiếng Anh, trau dồi kinh sử Mỹ quốc để hy vọng có quốc tịch bảo lảnh cho con vào thẻ xanh. Đúng là cái nghiệp chướng học hành các cụ phải trả dù ngày gần đất xa trời không bao xa.

Bước vào thập niên 90, nghề may mặc, thêu thùa bị xuống giá, để cho nghề làm móng tay, móng chân (nghề "neo")vương lên. Học có vài tháng ra làm chủ, làm thợ tha hồ hốt bạc. Có người không cần vất vả học thi vì có người thi hộ. Có người làm việc 50-80 tiếng một tuần vì nhàn cư e bất tiện. Họ ráng làm để chứng minh họ qua sau nhưng họ làm tiền còn nhiều hơn kỹ sư, bác sĩ qua trứơc. Nghề móng lúc đầu có lên $60 một bộ. Sau dần thương nhau chia xẻ, ai cũng có công ăn việc làm, nên đại hạ giá xuôùng còn mười mấy đôi mươi. Từ Nam ra Bắc, từ Tây sang Đông, tiệm móng do người Việt làm chủ mọc lên như nấm. Cũng may mà nghề làm móng ra đời trong khi kinh tế nước Mỹ lên như diều gặp gíó. Nếu theo chu kỳ kinh tế của Mỹ, thịnh rồi suy, suy rồi thịnh, thì nghề làm móng lúc suy thì sao" Lúc suy, ai cũng lo đi kiếm miếng ăn, đâu có thì giờ đi trao chuốt cái đẹp. Một điều không ai gíám cải là làm chủ tiệm móng là tự mình làm chủ. Còn kỹ sư vẫn là người làm công. Bác sĩ vẫn phải sống nhờ con bệnh. Bác sĩ đi chùa cầu Phật hay đi nhà thờ cầu Chúa cho bệnh tật tiêu tan giải trừ, thì vị bác sĩ đức độ đó sớm về hưu.

Thời thập niên 90, trợ cấp bị cúp giảm tối đa. Những người qua theo chương trình đoàn tụ mà không biết ý thức, hay trông ngóng nhiều quá thì trở thành gánh nặng cho người bảo lãnh. Mỗi tháng gởi về Việt nam cho gia đình vài trăm thì gia đình sống quá thảnh thơi. Nhưng vài trăm đó cho gia đình bên Mỹ thì sống làm sao nổi. Có người vẫn mộng sống kiểu đế vương chỉ ăn chơi và luyện phim. Có người thay vì trông cháu vui tuổi già như các cụ ngày xưa, các cụ đi xòe mấy đám tổ tôm, về du lịch Việt nam ít nhất mỗi năm một lần cho oai vệ hay du lịch vòng quanh thế giới vì được mách bảo phài hưởng cuộc đời kẻo tận thế hay biến cố năm 2000. Có nhiều cụ muốn trông cháu nhưng lại trông không được vì nuôi con theo kiểu Mỹ các cụ đâu có quen. "Thương cho roi cho vọt" không còn hiệu nghiệm vì cụ vừa cho đòn một cái là cụ có thể về bót về cái tội hành hạ trẻ con. Đến cái màn cạo gío cũng đã gây nhứt đầu cho cảnh sát Mỹ và gia đình Việt nam. Cảnh sát Mỹ không biết cha mẹ trị bệnh cho con theo truyền thống, lại tưởng đã đánh con bầm cả lưng. Nuôi con cho quá mập béo hay quá còm nhom cũng không xong. Luật Mỹ bênh vưc trẻ con tối đa, cho vào giữa khó khăn, nên tự các cụ cho các cụ vào giữa. Xung đột trong gia đình xãy ra trong nhiều gia đình vì người qua trước cách người qua sau một thời gian quá lâu. Trong nhà nhiều người Việt, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt với nhau mà như có hai thế giới khác nhau.

Thuở thập niên 90 cũng gây cay đắng cho nhiều vị qua trước và làm ở sở trợ ấp. Những vị qua sau, đi xin trợ cấp thì bị mắng xéo là ăn bám xã hội, làm xấu cộng đồng. Có người còn tự vỗ ngực tự hào cho rằng "kẻ có học mới làm cho nhà nước, kẻ thất học thì làm cu-li". Có ngờ đâu trợ cấp cúp thì việc làm của họ cũng không còn. Aên trợ cấp chỉ là vay trước trả sau. Không có sự trợ giúp lúc đầu từ người thân hay chình phủ, đố ai vùng dậy được ở xứ người. Có những người đi ăn trợ cấp mà mặc quần áo chỉnh tề sang trọng, đeo vàng kim cương sáng cả tay, đi xe láng cón tới chỗ xin trợ cấp đã là con sâu làm rầu nồi canh. Tiền trợ cấp làm sao sống giàu nổi. Tương lai cũng chẵng đi về đâu nếu cứ ngồi nhà sinh con. Chỉ có tội cho người thật sự cần trợ cấp xã hội.

Trong đám dân Việt cũng có người ghi nên trang sử vẻ dang cho dân tộc lúc ở xứ người. Dân Việt qua Mỹ có đủ thành phần: đầu trộm đuôi cấp, đĩ điếm, sống chụp giựt cũng có. Nhưng bác sĩ kỹ sư, hạng cao cấp thượng lưu cũng nhiều. Có người vì ngựa quen đường cũ, tiếp tục nghề xưa. Có người đổi đời đổi thân. Thành công hay thất bại ở xứ người cũng quay về với qui luật Tạo Hóa "trăm sự tại nhân, thành sự tại thiên." Đường trần ai cũng phải qua thì mới biết Thượng Đế đã an bài như thế nào. Người Việt di dân trong 100 năm đầu là người dựng lên trang lịch sử di dân của nguời Việt nam. Người đi trước muốn gieo giống gì thì mấy trăm năm sau giống đó vẫn còn được gặt ở xứ người. Những ngày trong trận chiến, một sống một còn. Những ngày nhục nhằn trong trại cải tạo. Những ngày dài lê thê chờ đợi chồng con về. Những ngày lênh thênh trên biển cả và những ngày chờ đợi định cư. Những ngày xa cách hai đại dương rồi cũng sẽ chôn dần theo năm tháng. Chỉ có trang sử viết lại đánh dấu ngày xưa. Mắt thấy tai nghe là những tiếng khóc tiếng cươì.

Dù sao đi nữa, hai nước, hai dân tộc, hai phong tục, hai văn hóa cách nhau một nửa quả địa cầu làm sao quyện vào nhau hoàn toàn được. Chỉ cần nghĩ con đường đối lập, rồi chọn con đường đi là sống qua thời gian. Ngày ở Việt nam là đêm ở Mỹ. Ngày ở Mỹ là đêm ở Việt nam.

KHANH PHAN

(Bài tham dự số 128-VB 0102)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến