Hôm nay,  

Chàng Việt Kiều Trong Bệnh Viện Tâm Thần

26/11/200200:00:00(Xem: 187960)
Người viết: Khoa Le
Bài tham dự số 107\VBST

Tác giả cư ngụ tại Garden Grove, Quận Cam, California.

Làm việc trên 10 năm trời trong nhà thương điên, thường gọi là bệnh viện tâm thần ở Hoa Kỳ (Mental Healthcare), tôi đã tiếp xúc với những bịnh nhân đồng hương thật đặc biệt, và cười ra nước mắt với những bịnh nhân này. Trong số những bịnh nhân đó có "hắn".

Hắn được chuyển từ phòng ETS (Evaluation & Treatment Service) gọi là phòng chẩn đoán bệnh trạng- sang khu trị bệnh dãy số 1 (unit 1) từ giữa khuya ngày chủ nhật.

Sáng thứ hai vào nhà thương, tôi tiếp xúc với hắn, và được biết, hắn đang ngủ ngoài vỉa hè khu Little Saigon (homeless) bị cảnh sát bố ráp giữa đêm, hốt hết những ông bà ngủ vỉa hè, Việt có, Mỹ có, đủ các thành phần, màu da.

Mỗi ngày tôi gặp hắn. Hắn rất vui mừng gặp tôi, gặp được người đồng hương, nói lên được hết nỗi lòng của hắn.

Cha sinh mẹ đẻ hắn mới biết mùi cảnh sát đè xuống đất, chiếu đèn pin vào mặt, và còng gập tay ra phía sau. Hắn sợ hãi, hai hàm răng đánh lập cập vào nhau dù rằng đang là tiết mùa hè, trời nóng oi ả như cái nóng vùng núi Châu Đốc, nơi hắn sinh ra và lớn lên.

Xe cảnh sát áp giải hắn, hụ còi ầm ĩ, phóng vun vút, đưa vào trại giam ở Santa Ana. Suốt đêm đó, hắn không thể nào chợp mắt, hết nằm lại ngồi, lo sợ, suy tính, không biết sẽ ra sao" Chung quanh là song sắt, không thể nào vượt thoát!

Hắn nửa mê, nửa tỉnh, chìm vào giấc mộng tưởng ngày nào...

Cha mẹ hắn người Cambodia, không nhà, không cửa, quanh năm đi làm ruộng mướn cho người ta, ngủ ngoài chòi để canh ruộng rẫy. Rồi cha mẹ hắn theo đoàn người tha phương cầu thực đi tới đất người Kinh (người Việt) ở núi Châu Đốc.

Ở đấy, cha mẹ hắn theo chân những người Kinh nghèo, đi dọc lên núi, đập đá, gánh đất duới truồi lên, làm ruộng, làm rẫy... Cha mẹ hắn không tiền, không gạo, mà cũng đẻ ra một dây 10 đứa con. Hắn là đứa thứ ba trong sáu anh em còn sống sót. Có lẽ "trời sinh voi sinh cỏ" anh em hắn cũng lớn theo thời gian. Ngày ngày, chúng theo cha bơi lội ra biển và đánh cá bằng lao nhọn, hoặc theo mẹ đi mót lúa, trồng rẫy cho người ta. Cả làng nghèo chỉ biết gạo đong từng bữa, chẳng đứa nhỏ nào được đến lớp, đến trường.

Thế rồi, năm 1975. Cộng sản từ bắc vào nam, gia đình hắn, làng xã hắn chẳng khá gì hơn, còn nghèo xơ xác thêm, họ bị lùa đi vùng kinh tế mới khác, đất sỏi khô cằn cỗi... Cuối cùng, cha hắn quyết định bỏ đất, trộm gỗ rừng, đóng xuồng đi dọc theo biển núi Châu đốc, bắt tôm cá, tép sống qua ngày.

Sau vài năm, không chịu nổi thống khổ, tù đày của Cộng sản, cả nước, người người, nhà nhà tìm đường đi vượt biển. Dân thành phố đổ về miền Tây, đi theo đường biển ở Châu Đốc. Vận may đã đến với gia đình hắn! Ghe cha con hắn được người ta mướn (gọi là taxi) đưa người ra cá lớn (tàu lớn) hàng tuần. Hắn và gia đình hắn không có ý định đi vượt biển lúc đó, vì cả nhà hắn chỉ nói được tiếng Kampuchia, tiếng Việt chưa được rành rõi lắm! Anh em hắn không được đến trường ngày nào, nói chi tiếng Tây, tiếng Tàu. Cha con hắn sợ tới vùng đất mới, như người điếc, không thể nào sống được!

Dần dà số người đi vượt biển tăng càng nhiều, thư từ, quà cáp ở ngoại quốc gửi về giúp người trong nước ào ạt. Cha mẹ hắn nghe người làng xã kháo nhau, ai đi vượt biển đến Mỹ đều được chính phủ cho cả ngàn đô, tiêu tiêu không hết, chó mèo ăn toàn đồ ăn sang như người, có cả bệnh viện chăm sóc, khách sạn cho chó mèo...

Thế là cha hắn khuyên bảo hắn nên đi (vì hắn là thằng con trai lanh lẹ nhất trong sáu đứa con còn sống). Vì hàng ngày chở ghe làm "taxi" dổ người vượt biên ra tầu lớn, việc đi không có gì khó với gia đình hắn.

Cuối cùng, hắn cũng sang được đất Thailand năm 1989. Tới lúc đó, theo thông báo của Liên Hiệp Quốc, các trại tỵ nạn đều phải đóng cửa, không nhận thuyền nhân Việt Nam nữa!

Thế là hắn như cá nằm trên thớt, đi không xong, về lại quê nhà không đặng. Hắn theo người ta nằm lỳ ở trại tỵ nạn ráp gianh biên giới 2 nước Campuchia và Thái hơn 4 năm. Ngày qua ngày, hắn lội ra biển vui chơi, hay ngồi trên bờ đánh cờ tướng, tới bữa ăn có cao ủy Liên Hiệp Quốc phân phát đồ hộp ăn... Hắn cảm thấy như vậy cuộc đời hắn đã lên cung trăng rồi. Không làm, cũng có ăn!

Sau đó, hắn theo đoàn người hồi hương về nước.

Theo thông báo của Liên Hiệp Quốc, tất cả người dân hồi hương được cứu xét ra đi chính thức tới Mỹ (gọi là diện đi ROVR)! Gia đình hắn mừng lắm, chạy nhờ người trên tỉnh lo giấy tờ cho hắn đi... Họ dàn xếp làm giấy tờ, ghi rằng là hắn làm nhà sư Campuchia, lánh nạn Khờ me đỏ sang Việt Nam và bị Cộng sản đàn áp tôn giáo.

Cuối cùng hắn cũng được gọi đi Mỹ. Thời gian ấy, cha mẹ, anh em, bà con làng xã đều nói hắn đẻ bọc điều, không tiền không bạc, không một chữ trong đầu, phen này được Mỹ tới rước đưa sang xứ cờ Hoa, nuôi sống cả đời!

Hắn đi từ đầu làng đến cuối xã vênh váo mặt lên, và học cái dáng "Việt Kiều" trong đi đứng, nói năng... Bao nhiêu gia đình chòm xóm người Kinh cũng như người Campuchia đều ước muốn được như hắn, và nhất là bao nhiêu cô gái xuân thì ở làng liếc mắt đưa tình với hắn. Trong đầu hắn cũng như gia đình hắn mơ tưởng đến mấy chục ngàn đô mà chính phủ Mỹ cho hắn như những lời dân làng xã rỉ tai đến cha mẹ hắn.

Rồi ngày hắn rời xóm đò chân núi Châu Đốc đi Mỹ cũng đến. Hắn được cha mẹ, anh em đưa tiễn như một vị anh hùng. Cả nhà hắn mong chờ ngày hắn về với mác "Việt Kiều" không xa, và còn căn dặn hắn gửi tiền về để tậu đất, tậu nhà...

Hắn rời phi trường Tân Sơn Nhất, ở Thái lan hơn tuần lễ, và được một chùa ở Santa Barbara (Mỹ) đón hắn về. Vị sư trụ trì người Campuchia rất ngạc nhiên khi thấy hắn chẳng biết gì về thuyết pháp, cũng như khuôn phép của người tu hành.

Lúc đó hắn được chính phủ Hoa Kỳ trợ cấp food stamps (phiếu thực phẩm) và hơn ba trăm dollars mỗi tháng. Cả đời hắn có ăn chay, đi tu bao giờ! Hắn chỉ khoác áo cà sa để che mặt mọi người, để được ra đi chính thức (vì trong giấy tờ hắn khai bị đàn áp tôn giáo từ Campuchia tới Việt Nam). Hắn lẻn ra chợ mua các đồ ăn hắn thèm muốn bấy lâu, ăn cho thỏa thích.

Để các vị sư chùa tin hắn, hắn nói chỉ biết tiếng Việt chứ không biết tiếng Cam bốt. Nên không đọc kinh, tu tập như các vị sư khác trong chùa.

Sau 5,6 tháng ở chùa, nhưng chẳng có gì gọi là tu hành tốt, lại lén lút nấu nướng thịt cá trong chùa, vị sư trụ trì đã mời hắn ra khỏi chùa. Thế là bắt đầu cuộc sống không nhà (homeless)!

Hắn chẳng biết đi đâu và cũng chẳng biết một chữ tiếng Anh nào để hỏi những người xung quanh. Hắn ngồi yên trên xe bus chạy từ giờ này sang giờ khác, cho đến chiều tối, xe bus dừng lại tại trạm ở Long Beach. Hắn đi xuống và tấp vào một tiệm thức ăn (food to go) của người Cambot, hắn mua đồ ăn và uống ngấu nghiến sau một ngày đói khát!

Đêm đó hắn ngủ ngoài vỉa hè tiệm ăn. Giữa đêm hắn choàng thức dậy và thấy ai bịt kín mặt hắn bằng một bao vải, miệng hắn cũng bị một bàn tay hộ pháp đè cứng. Chỉ trong thoáng chốc, hắn mất tất cả tiền bạc, giấy tờ, phiếu lương thực hắn có. Hắn tự cởi dây trói, túi vải đen trùm cứng đầu cổ hắn ra, và ngồi ôm mặt khóc giữa đêm khuya. Chẳng ai đến giúp hắn. Mặc khác, hắn cũng chẳng biết kêu cứu bằng cách nào. Một chữ tiếng Mỹ bẻ làm đôi hắn cũng chẳng biết.

Vài ngày sau hắn đi cọp xe bus lúc đông người, hắn ngồi yên trên xe như lần trước, cho đến lúc chiều tối, hắn xuống một trạm xe gần khu tiểu Saigon.

Trong bụng hắn đói cồn cào, không có miếng ăn nào vào bụng hắn từ sáng đến giờ. Cũng may, hắn được vài người đồng hương không nhà như hắn chỉ bảo hắn cách xin tiền người đi chợ, mua sắm hàng, hoặc chạy ra lau chùi kiếng xe những người đi chợ để xin chút tiền cắc. Và đến chiều tối, hắn theo chân những người không nhà khác, xin ăn các tiệm ăn đồ ăn dư thừa.

Tạm ổn vài tuần, bạn bè hắn nói hắn đổi nghề xin tiền bằng cách khoác chiếc áo tăng sư màu vàng hắn còn trong túi vải, và cạo trọc đầu. Hắn đứng ở cửa chợ cho mỗi ngày, tay cũng lần tràng hạt, miệng lẩm nhẩm "Nam mô a di đà phật" liên hồi. Mỗi chiều tối, hắn giở tráp tiền ra đếm được nhiều hơn là xòe tay xin tiền, xin ăn.

Mỗi tối ngủ ngoài vỉa hè, màn trời, chiếu đất, hắn nhớ đến cha mẹ, anh em, làng xóm.

Chắc hẳn mọi người đang chờ tin hắn. Mong chờ "chàng Việt Kiều" gửi bạc vạn, bạc trăm đô về. Hắn thèm khát được trở về sống nơi bến đò chân núi Châu Đốc, nơi có tình cảm người đồng hương, gia đình hắn. Dù rằng ở xóm bến đò ấy, hắn có bữa đói, bữa no, nhưng vẫn vui và không phải lo sợ như cảnh không nhà bên này, nhất là trong túi hắn không có một tí giấy tờ tùy thân nào. Phút chốc hắn trở thành kẻ vô danh tiểu tốt! Đêm đêm hắn vẫn lo sợ, nằm mơ những giấc mộng khiếp sợ, toát mồ hôi từ đầu đến chân, hắn nằm mơ thấy bị người da đen, Mễ, Mỹ trắng trùm bao vải lên mặt hắn và đánh hắn tới tấp vì tranh chỗ xin ăn của chúng.

Và chuyện chẳng lành đó cũng đến với hắn vào một đêm khuya. Cảnh sát tới bố ráp, bắt tất cả những người không nhà, trong đó có hắn.

Tới sáng hôm sau, hai ba ông cảnh sát bự con Mỹ đen có, Mỹ trắng có tới hỏi cung hắn. Hắn chẳng hiểu gì cả, và quá sợ hãi, mắt hắn lạc thần, miệng hắn lảm nhảm "Cam bốt, Việt Nam, Nam mô a di đà Phật", tay chân hắn vái lia lịa mấy ông cảnh sát, đầu đập xuống đất van lạy mấy ông tha cho... Thế là họ chuyển hắn tới nhà thương điên để chẩn đoán. Tại đây ai hỏi gì hắn cũng gật đầu. Rồi chẳng hiểu tại sao, hắn tự nhận hắn là vua Cam bốt Sihanook!

Ở nhà thương điên, ngày ngày hắn được bệnh viện cho ăn 3 bữa, uống thuốc tâm thần. Hắn than thở ngủ li bì nhiều quá! Cán sự xã hội, bác sĩ hỏi han "có nghe tiếng động gì trong tai không"" "Có còn tin mình là vua Sihanook không"" Hắn vẫn nói hắn là vua Sihanook (qua người thông dịch).

Trong khi hắn tâm sự thật lòng của hắn là vì hắn muốn được yên thân có chỗ ở, chỗ ăn nên hắn phải đóng kịch giả điên như thế.

Hắn còn nói, không phải chỉ mình hắn giả vờ đâu, mà còn nhiều bệnh nhân đồng hương khác vì muốn ăn tiền trợ cấp xã hội (SSI), nên cũng làm như hắn. Hắn nói, được sáu, bảy trăm đô một tháng là khỏe đời, lúc đó hắn sẽ làm "chàng Việt Kiều" về nước, tha hồ kén vợ.

Trời ạ, đến nay tôi cũng chẳng biết là hắn điên thật hay điên giả" Chẳng nhẽ cuộc đời hắn chôn vùi vào căn bệnh mất trí giả để được vài trăm tiền trợ cấp" Xin bạn cho biết ý kiến về những người đồng hương này"

KHOA LÊ

Ý kiến bạn đọc
10/09/201603:34:18
Khách
Cái khó bó cái khôn trong cái khôn che đậy cái ngu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến