Hôm nay,  

Con Gái Tôi Nói Tiếng Việt

26/11/200200:00:00(Xem: 170452)
Người viết: Cao Huynh

Bài tham dự số 103\VBST2

Hình nhân vật chính: Huyền Trân thời còn bé. Bạn Cao Huynh, cư trú tại Santa Ana, là tác giả chuyện "Cái điếu cầy của Bố Tôi" đã đăng trên Việt Báo.

Con gái tôi Tên là Huyền-Trân. Cháu sang đây mới được hai tuổi. Cũng như bao nhiêu người lớn tuổi khác, ngay từ nhỏ cháu cũng phải đối phó với những thử thách phiền phức bởi văn hóa, phong tục và cuộc sống của xứ người. Tuy rằng sự thích ứng của cháu ở một vài khía cạnh nào đó nhạy bén hơn, dễ hấp thụ hơn là bậc cha anh.

Khi cháu bắt đầu đi học, cháu vẫn không có Tên Mỹ mà người Mỹ thường đọc chữ Trân là Troen. Thời gian ở lớp 2, một lần đi học về, cháu có vẻ mặt không vui. Tôi hỏi, cháu phụng phịu nói:

"Con không thích tên là Trân. Tụi ở lớp nó cứ chế con là Transmission. (Hộp số)"

Tôi phải giảng giải cho cháu là: "Tên Huyền Trân rất đẹp và dễ thương, đó là tên của một công chúa Việt Nam ngày xưa..." Từ đó, không thấy cháu có thái độ gì nữa. Một lần tôi nghe cháu kể:

"Bố biết không, cứ mỗi lần có đứa nào trêu con là Transmission, con đáp lại ngay: Vietnamese Princess."

Tôi tưởng cháu nói cho vui. Nào ngờ một lần đón cháu ở cổng trường, tôi nghe một đứa bạn cháu nói:

"Bye...bye...princess."

Lúc ấy lòng tôi vui lắm và thầm khen cháu có lòng can đảm, chịu đựng, biến tình thế khó chịu trở thành niềm kiêu hãnh.

Một lần khác tôi nghe nhà tôi kể: Không biết có đứa nào trêu cháu, mà cháu đi học về là vào ngay phòng tắm xả nước ầm ầm, vài tiếng sau cháu lại tắm nữa, trước khi đi ngủ cháu lại tắm nữa. Mẹ cháu mới thắc mắc hỏi sao hôm nay con tắm nhiều quá vậy"

Cháu ngập ngừng một lát rồi thì thầm với mẹ:

"Tụi bạn nó bảo con là chui ở "chim" bố ra, Jucky...nên con phải tắm."

Muốn cháu không quên tiếng Việt nên vợ chồng tôi cố gắng gần gũi cháu, dạy dỗ cháu, nhưng cũng không phải là chuyện dể dàng, cũng cực khổ trần ai và để lại nhiều giai thoại tức cười.

Năm cháu 8,9 tuổi cháu rất thích nói chuyện trên phone. Mỗi lần phone reo, bao giờ cháu cũng là người nhắc phone đầu tiên. Đến nỗi một lần có tiếng người gõ cửa, cháu từ phòng khách hỏi vọng ra: "Ai ở đầu giây vậy""

Cũng ở tuổi này, một lần cháu bị táo bón, mẹ cháu phải cho uống thuốc. Ngày hôm sau vào buổi trưa, vợ chồng tôi cùng mấy người bạn đang ăn uống. Trên bàn nào là cua rang muối, chả giò, bún vịt xáo măng, tôm tẩm bột... bốc hơi thơm phưng phức. Bất ngờ cháu từ cầu tiêu chạy ra la lên:

"Bố mẹ ơi! Bố mẹ ơi! hôm nay con ỉa ngon lắm ..." (Xin lỗi độc giả).

Vợ chồng tôi tá hỏa Tam Tinh, ngơ ngác nhìn nhau. Cũng may khách khứa toàn là "cánh hẩu", chẳng ai phiền trách gì, trái lại còn làm bữa tiệc thêm vui, vì không ai nhịn được cười. Dẫu sao tôi cũng phải dắt cháu vào phòng và mở ngay lớp tiếng Việt sửa sai cấp tốc:

"Con không được nói vậy, con phải nói là đi cầu dễ, còn "ngon" là chỉ dùng cho ăn uống thôi."

Cháu ngẩn ngơ cãi:

"Sao bố nói dễ (rễ) là cái Root ở dưới cái cây""

Tôi hơi sẵng giọng:

"Khổ quá..."Rễ" đó là khác. Viết cũng khác nữa. Rễ đó là e...rờ, còn "dễ" này là "dê trên"...

Mỗi lần nấu ăn, nếu có những món đặc thù dân tộc như nước mắm, mắm tôm là mẹ cháu thường hay nói đùa:

"Người Việt Nam mà không ăn được những thứ này là đồ mất gốc."

Bất chợt một ngày, có người bạn thân của tôi tới chơi, cháu xà vào bắt chuyện rồi hỏi:

"Bác ơi! bác có biết ăn mắm tôm không""

Ông bạn tôi vô tình làm bộ lè lưỡi, lắc đầu:

"Ối giời ơi! Cái đó bác sợ lắm..."

Cháu liền trợn mắt, đẩy mạnh ông bạn tôi ra rồi mắng:

"Bác là đồ mất gốc!"

Đoạn cháu chạy vụt đi.

Cũng may ông bạn tôi thông cảm, không trách cứ gì mà khi hiểu nguyên do, lại còn khoái trá phá lên cười. Dĩ nhiên tối hôm đó tôi lại phải mở một lớp Tiếng Việt hàm thụ chớp nhoáng để chỉnh đốn về lễ nghĩa đối với người trên của cháu.

Cháu Huyền Trân chỉ thích ăn kẹo bánh, cho nên mỗi lần muốn cháu ăn trái cây là vợ chồng tôi phải dụ dỗ, giáo dục. Như muốn cháu ăn cam táo là mẹ cháu phải giảng giải nhắc nhở:

"Con phải chịu khó ăn đi, những thứ này ở Việt Nam gần chết mới được ăn đấy."

Một lần mẹ cháu đang gọt táo vào đúng lúc cháu sắp chạy đi chơi, biết thế nào mẹ cũng lập lại bài ca muôn thuở ấy, nên thấy mẹ vừa gọt xong, chưa kịp đặt miếng táo xuống bàn. Cháu đã vội chộp lấy bỏ vào miệng ăn ngay. Vừa ăn cháu vừa nói:

"Mẹ! Con ăn đây nhé, ở Việt Nam "chết rồi" mới được ăn."

Cháu làm vợ chồng tôi phì cười. Dù rằng cháu lầm chữ "gần chết" thành "chết rồi" nhưng nghĩ cho cùng, vô tình cháu nói cũng đúng: Ở Việt Nam ma chay nào dù nghèo đến mấy mà chả có mấy trái cam, trái táo để cúng người quá cố, chứ còn sống mấy ai mà được ăn.

Từ năm 10 tuổi là Huyền Trân nói Tiếng Việt khá thông thạo, cũng như ý thức được từng câu nói, không còn lộn xộn, lầm lẫn, chắp vá những câu khó như tư tưởng vĩ đại, nhân hậu, tranh đấu v...v... cháu có tính hay nghe người lớn nói chuyện, rồi tùy hoàn cảnh mà xung diễn áp dụng.

Thí dụ như một lần vợ chồng tôi cùng cháu đi trên xe, bất chợt cháu đăm chiêu nhìn ra ngoài rồi nói:

"Bố mẹ ơi! Bố mẹ ơi! Nhìn kìa... "

Cháu chỉ, thì thấy một bà Mỹ đen to béo, cúi gầm đầu, bước chậm chạp bên hè phố, dáng như tư lự, suy ngẫm... Cháu phán luôn một câu:

"Bà ấy buồn vì chuyện chồng con đấy!"

Vợ chồng tôi nhìn nhau lắc đầu...

Bây giờ thì Huyền Trần đã lớn, trở thành cô sinh viên UCLA. Từ lúc bước chân vào đời cho đến nay, trong tất cả các đơn từ xin học, xin việc, tiểu sử v.v... ở mục khả năng ngôn ngữ bao giờ cháu cũng đề: "Nói Tiếng Việt lưu loát."

Cao Huynh
6/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến