Hôm nay,  

Ông Nội Trợ: Mr. Mom

13/03/200100:00:00(Xem: 146781)
Bài tham dự số 201-VB1214


Cô gái tóc vàng bấm kèn inh ỏi, và ngoắc tôi lại. "Tôi chờ anh nửa giờ rồi, sau trễ quá vậy"" Nàng hỏi.

Bây giờ tôi mới nhận ra cô là nhân viên làm ở nhà băng mà tôi thường tới. "Jessica! Khỏe không"" Tôi lẳng lơ hỏi. "O.K!" Cô nàng trả lời. "Lên xe đi, từ đây đến Las Vagas lái xe hơn bốn giờ đồng hồ đó, còn chờ gì nữa!" Lên xe" Đi Las Vegas với cô gái đầy nhựa sống này" Tôi sung sướng đến thộn cả người ra. "Hành lý đâu" Sao anh lại mang theo hai cái thùng đổ nước vậy"" Nàng hỏi bằng số lương kiên nhẫn chắc cũng sắp empty. Chết mẹ! Tôi nghĩ thầm. Sao mình lẩm cẩm quá vậy!

Bỗng dưng, một tiếng còi kinh khủng và một chiếc xe màu trắng với tốc độ bạt mạng xông về hướng tôi. Nhưng lạ thật, tôi thấy rõ người lái xe lại là... bà vợ! Tung mền ra, tôi ngồi chổm lên.

"Anh có sao không vậy" " Vợ tôi mắt nhắm mắt mở càu nhàu hỏi.

"Không sao! Không sao! Bị ác mộng thôi." Tôi trả lời và với tay tắt cái alarm đang reng như điên.

Vậy là từø bây giờ, bắt đầu một ngày trong đời của một người đàn ông Việt Nam ở Mỹ, bị Mỹ hóa.

Sáu giờ mười lăm sáng. Tôi đi pha cà phê để bỏ vào ly "togo" cho bà nhà. Mỗi sáng, đánh thức ba cô công chúa nhà tôi, là cả một vấn đề. Tôi phải cho từng nàng biết chỉ còn mười lăm phút nữa là sẽ xếp chăn lại.

Trời vào Thu năm nay ở San Diego khá lạnh. Tôi phải mở heater lên để khi vợ con bước ra khỏi giường thì nhiệt độ trong nhà sẽ là nhiệt độ "trong phòng".

Trước đây một năm, tôi là chủ nhân một "business" ở San Diego. Thoạt đầu làm ăn rất khấm khá, vợ tôi theo truyền thống người Việt Nam ở nhà làm vợ và nuôi con. Tôi thì ra khỏi cửa 8 giờ sáng về nhà 10 giờ đêm, nếu không gặp bạn nhậu. Bây giờ nhìn lại, tôi làm Mr. Mom thì cũng thật là đáng tội.

"Anh à! hôm qua giặt đồ, áo dài tay của em đâu hết rồi"" Bà vợ cằn nhằn. "Từ từ để hạ thần đi lấy," tôi đùa.

Trường học của con tôi chỉ cách nhà khoảng năm phút. Tôi thả xuống và về nhà để làm cơm cho vợ mang đi làm. Tôi vui vẻ làm những việc linh tinh trong cái Job mới này. Càng làm tôi càng thấy thương vợ mình hơn.

Khi cái "Business" của tôi như con diều bị mất gió. Tôi đành phải đầu hàng vô điều kiện. Vợ tôi lúc này đã phải "nhảy" ra ghi tên đi học, và lấy bằng để đi làm. Nàng làm không biết mệt mỏi, làm có khi quên cả ăn uống.

"Anh làm gì mà ngồi như pho tượng vậy"" bà vợ hỏi.

"À không, anh đang nghĩ về cái tiệm của xưa của mình." Tôi hớp một hơi cả phê sữa nóng và hồi tưởng.

"Ôi! Còn tiếc rẻ gì nữa. May mà anh đã biết gọi nó là "cục thịt thiu". Vợ tôi trề cặp môi dễ ghét.

"Cục thịt thiu mà vợ tôi đề cập là một kinh nghiệm làm ăn tôi học được từ một người bạn thương gia. Ông ta cắt nghĩa, nếu cái "business" của mình không còn hy vọng nữa thì nó như là cục thịt thiu, khổ thay, người đời hay có tính tiếc rẻ, bỏ thì cũng không đành. Nhưng ngược lại ăn vào thì sức khỏe và tiền thuốc còn đắt hơn gấp mấy lần.

"Anh ra đề máy xe cho em đi, nhớ mở heat lên nhe!" Vợ tôi vừa nói vừa uống ké ly cà phê đã nguội dần của tôi. "Mở heat bằng nhiệt độ "trong phòng" phải không""

Cứ mỗi ngày đi làm vợ tôi phải lái cả trăm miles. Thét rồi cũng quen đi, và lúc nào em cũng có mấy cái băng đọc truyện của ông Nguyễn Ngọc Ngạn đi theo để kể chuyện. Thành ra cũng đỡ buồn. Vợ tôi thường nói tôi bảo đảm trong chiếc xe Honda Accord màu...trắng của nàng có ít nhất ba chục cuốn băng cassette của ông Ngạn. "Thôi! em đi làm " Vợ tôi cầm xâu chìa khóa và đứng lên. Dĩ nhiên tôi đi theo sau với ly cà phê và đồ ăn "Togo" đã làm từ sáng.

"Anh nhớ giặt đồ cho em và tụi nhỏ nhe. Kỳ này xếp cho ngay ngắn giùm em! Chứ mỗi sáng, đi tìm đồ không cũng mất cả thì giờ. Anh chẳng thương em tí nào!" Vợ tôi lại cằn nhằn. "Dạ em sẽ làm chu đáo hơn, thưa chị!" Tôi đùa.

Nàng rời khỏi nhà và chiếc xe để lại cho tôi một bầu trời đầy khói, làm tôi nhớ tới bến xe đò ở Việt Nam.

Tôi mở cửa vô nhà và bật TV lên. Không biết cái vụ đếm phiếu đi, đếm phiếu lại ở Florida tới đâu rồi. Thì ra ông phó tổng thống Al Gore và thống đốc của xứ sở Cowboys George W. Bush vẫn còn giằng co với nhau qua luật sư và tòa án. Dĩ nhiên, ai cũng muốn làm Tổng Thống.

Tôi đã từng là Tổng Thống của ngôi nhà này. Nhưng bây giờ sau một "quyết định" không may mắn cho lắm, hoặc là không được sáng suốt cho lắm, theo lời của bà vợ, tôi đành phải tạm nhận cái chức vụ không "thơm" lắm là bộ trưởng bộ quốc phòng kiêm bộ trưởng nội vụ. Diễn nôm là "coi nhà và nội trợ.".

Chức vụ này đã được ân cần nhường lại cho tôi. Sau khi vợ tôi tự thăng chức. Bây giờ, mỗi ngày tôi làm quen với đống chén đĩa trong sink, với máy hút bụi trong closet và quần áo trong bathroom.

Tôi đi học và lớn lên ở cái xứ sở của văn minh và bình đẳng này. Trước đây ý niệm về đời sống vợ chồng của tôi la øchồng đi làm, vợ ở nhà, nuôi con. Đây là những gì đã được truyền lại trong máu và DNA của tôi. Chúng ta sống ở trong chế độ chủ nghĩa...đồng đô này, thường thì "lương tâm" phải làm tài xế cho "lương tháng".

Mười giờ sáng, tôi tới trường San Diego State University để lấy kết quả của bài thi Midterm.

Tôi học cho đủ Units để lấy cái bằng Bachelor Degree mà tôi đã hứa với vợ. Trên đường về, từ trường tôi ghé qua siêu thị Việt Nam để mua đồ nấu ăn cho buổi tối.

Tôi cũng lựa từng bó rau, so sánh hàng sale và đắn đo không biết chọn miếng thịt nào

"Ê! lựa qua, lựa lại y như mấy bà xẩm dzậy cha!" Thằng cha bán thịt càu nhàu.

"Không lựa, mua đồ 'dỏm' về, bà xã ăn không ngon là mệt đó xếp. " Tôâi cuời to và trả lời.

Vợ tôi đi làm về thì trời đã tối, ôm hôn mấy đứa con và ông nội trợ xong, nàng đi lắm. Tôi dọn dĩa sườn kho, cá chiên và canh dưa leo mà nàng rất thích ăn lên bàn. Năm chúng tôi hội nghị bàn chữ nhựt và thay phiên nhau kể chuyện trong ngày.

Ăn xong tôi thu dọn chiến trường. Vợ tôi an phận gọn gàng trong chiếc ghế "thằng lười" của tôi, và xem phim bộ. Nàng coi hết cuốn này tới quyển khác.

"Daddy ơi, tới giờ "check homework" rồi". Con gái lớn tôi bước vào phòng khách và chỉ vào cái đồng hồ treo tường màu đen. Tôi đứng lên để "nạy" phu nhân ra khỏi cái ghế "lazyboy". Nàng phản kháng nhưng cuối cùng đã phải đầu hàng.

Nước Mỹ có rất nhiều luật lệ. Căn nhà Việt tị nạn này cũng bắt chước theo. Cứ đến giờ này là vợ chồng tôi thành thầy cô giáo. Vợ tôi chuyên trị tiếng Việt và toán. Tôi thì "Specilize in English and Whatever" tạm dịch là, ngoại trừ toán và Việt ngữ có quyền hỏi từ A đến Z. Sau khi tất cả những câu hỏi dài được trả lời tỉ mỉ, chúng tôi hôn các con và cho chúng đi ngủ.

Tôi về phòng bật TV lên để theo dõi các vụ bầu cử quá ư là lộn xộn của năm 2000. Ông Bush khuyên ông Gore nên chấp nhận sự thật. Những phó Tổng Thống đương thời thì lại dùng chiêu, "Còn nước còn tát" câu này tôi thường dùng khi đánh bida với bạn và bị gátcquá nhiều điểm.

"Anh lại suy nghĩ gì đến ngẩn người ra nữa". Vợ tôi vừa lau mặt vừa nói.

"Không hiểu tại sao dạo này anh đánh bida "xuống cơ" quá. Thua hoài." Tôi cằn nhằn.

"Ở nhà em thấy "cơ anh" cũng "xệ" lắm rồi đó." Nàng nói và liếc tôi cuời khoái chí.

"Thôi đi nghỉ em à, ngày mai còn thức sớm". Tôi vờ đi, làm như không nghe.

Vợ tôi lên gường và vỗ vào bụng tôi như lúc người ta thử mít. "Cha! dạo này cái "sparetire" của anh ngày càng phát triển đó nhe!" Nàng đùa và hôn lên trán tôi.

"Thôi được, chị Hai ơi!" Tôi hôn lên môi nàng và đắp mền lại.

Một ngày nữa trên nước Mỹ đang trôi qua. Nó cuốn theo một gia đình tị nạn Việt Nam, trong con thuyền hạnh phúc.

Tôi cám ơn Thượng Đế đã ban cho gia đình tôi nhiều hơn những gì tôi thường cầu nguyện.

Nguyễn Phong Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,620,474
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến