Hôm nay,  

Chuyện Lan Man Về Job Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 188153)
Người viết: Phạm Chinh Đông
Bài tham dự số 99\VBST

Tên thật Phạm Ngọc Hiệp, 51 tuổi, cư trú tại Philadelphia.

Vợ chồng con cái nhà hắn đến Mỹ khoảng giữa năm 1996 theo diện HO. Ai sao mình vậy, trước lạ sau quen, đến nay thì cũng bình thường như mọi người. Con cái thì có ba đứa. Đứa lớn nhất, con trai, ở lại với bà ngoại.

Thật ra, cu cậu không đi vì quyến luyến người Bà đã phụ mẹ nó nuôi nấng, cưng chiều từ lúc mới sanh khi cha nó vừa bị CS bắt đi tù cải tạo. Ông ngoại đã mất, mẹ nó là đứa con duy nhất nay lại theo chồng qua Mỹ, bà cụ thực sự đơn độc.

Ngày ra đi, bà cụ đã gần tám mươi, đã bắt đầu lú lẫn nhiều. Một hình ảnh tang thương có lẽ suốt đời không thể quên được: Sáng sớm lên đường, trời còn tối mù, thôn xóm lặng lẽ, xe honda ôm tới trước ngõ chở gia đình lên bến xe huyện để từ đó về Sài Gòn, bà cụ cầm đèn dầu con cóc lọ mọ đi ra và thều thào hỏi, tụi này đi đâu mà sớm dữ vậy"... Tử biệt không nói làm gì, còn sinh ly như thế ấy thì chắc hẳûn là đau lòng lắm.

Hai mống bên này, đứa trai, đứa gái. Cả hai đều đi học, và may mắn, cả hai cũng học khá và còn biết vâng lời. Còn hai vợ chồng thì đi làm. Mỗi ngườøi làm một hãng. Hắn đầu tiên xin làm hãng áo quần. Vì ốm yếu sau sáu năm ở tù Cộng Sản, hắn cố xin cho bằng đượïc vào hãng này vì nghĩ rằng áo quần chắc phải là nhẹ nhàng. Ai dè quần áo là quần áo Jean, xếp hai mươi mấy cái vào một thùng giấy rồi chất từ từ lên cái bệ gỗ để chờ xe nâng kéo đi. Mỗi bệ như vậy phải chất cao lên 5 tầng. Tầng 1, tầng 2, tầng 3 thì chưa thấy sao; nhưng bắt đầu qua tầng 4 rồi tầng 5, lúc đó mới sao sáng đầy trời! Hãy nghĩ đến cảnh một tay cà tong cà teo, khệ nệ vác một thùng giấy nặng gần 50 pao mà chất lên chỗ cao hơn đầu hắn, từ sáng tới chiều! Thế nên ráng được hai bữa, hắn chịu hết nỗi,hắn dông.

Có người bạn rủ vào làm hãng sắt. Hắn mất vía, áo quần còn dãn xương sống cỡ đó, sắt thì có nước chôn luôn, thôi để từ từ kiếm việc khác vậy.

Thân làm thuê, làm mướn mà ốm yếu quá cũng thiệt bất lợi. Càng nghĩ hắn càng hận thù lung tung. Hận lũ cộng sản đày đọa hắn chết lên chết xuống suốt 6 năm trời. Hận đám lãnh tụ đầu sỏ của hắn đã buông súng ôm vàng chạy ra nước ngoài, bỏ mặc những người mà chúng luôn gọi là chiến hữu. Lò mò 21 năm sau, hắn may mắn lê được tấm thân tàn qua đây. Qua rồi, hắn càng thêm ê chề.

Người bạn vẫn nằn nì rủ hắn đi làm chung cho có bạn. Nể lời, hắn đi thử. Hóa ra, sắt nhẹ hơn quần áo trời ạ ! Thì ra món nào nặng vừa vừa thì cầm, thì bưng; còn món nào nặng quá cỡ thì dùng máy kéo, máy nâng. Từ đó, hắn khám phá ra một chân lý có thể rất cũû: một là rất nhẹ, hai là rất nặng, lưng lưng chừng chừng là trắng con mắt đấy!

Một năm sau, người bạn khác chỉ cho hắn đi làm thêm trong ngày thứ sáu . Việc này không trở ngại gì vì hãng sắt chỉ làm 4 ngày mỗi tuần ( mỗi ngày 10 tiếng ). Từ đó, hắn làm thêm nghề lau chùi, dọn dẹp (clean) cho một gia đình người Mỹ, mỗi tuần một lần.

Gia đình này, ông chồng là bác sĩ, không hiểu công chuyện làm ăn ra sao mà mỗi tuần đều phải đi Texas ba bốn ngày; còn bà vợ làm chủ một công ty cho mướn xe dọn nhà. Họ có hai đứa con, đứa trai lớn đã tốt nghiệp trường Luật đang làm việc ở Pittsburgh, đứa gái em đang học năm chót Y khoa ở NewYork. Thành ra căn nhà lớn như vậy mà chỉ có hai người ở nên chẳng có vẻ gì dơ. Nhưng không lẽ đến đó để ngồi chơi! Hắn tức cười hoài, tự nhiên được của hời. Cứ loay hoay lau lau chùi chùi trong cái nhà bự chảng đó từ 8 giờ rưỡi sáng tới 5 giờ chiều là được 100 bạc đem về "cho con ăn gạo".

Quả là cái nghề cao giá gớm. Không cần thâm niên, không cần chuyên môn, bằng cấp mà mỗi giờ vẫn được gần 13 đồng. Tuy nhiên, chuyện tiền bạc đó cũng thích thú như chuyện bà chủ nhà thường kể việc này việc kia cho hắn nghe. Bà này tâm địa rất tốt nhưng cái miệng hình như thích bép xép.

Hắn tiếng Mỹ không bao nhiêu nhưng cũng đủ để hiểu bà ấy nói gì. Còn phải đối đáp lại thì hắn quơ hơi nhiều dù rằng hắn viết được, đọc được. May mắn, bà này thuộc dạng thông minh cao nên những lần nói chuyện giữa hai người đều không bị bế tắc.

Ngay hôm đầu tiên bả đã kể lễ cho hắn biết rằng hai con mèo của bả già lắm, con mèo xám 18 năm, con mèo vàng nâu 14 năm, đặc biệt nhất là hai con này không ưa nhau, tụi nó không bao giờ nói chuyện (they never talk to each other), có lúc con này muốn nói chuyện, meo một tiếng thì con kia khịt một cái rồi bỏ chạy mất luôn... Nhìn cách diễn tả bằng lời, bằng mắt, bằng tay chân của bà Mỹ, hắn nhịn không nỗi cười té lên té xuống. Dĩ nhiên bà Mỹ nghĩ rằng hắn cười vì chuyện hai con mèo.

Lại có lần, hắn đang làm ở tầng dưới thì bà chủ hồng hộc chạy tới biểu, chú lên lầu tôi chỉ cho coi. Hắn vội đi theo, trong bụng cứ phân vân không biết bả tính mắng vốn cái gì đây. Ai dè bả dẫn vào phòng ngủ, chỉ vào một cục gì phồng lên dưới lớp mền mà nói nhỏ nhỏ đầy vẻ thích thú: Con mèo đấy ! Ờ, không biết làm sao nó chui vào đó được mới độc chớ ! Hắn thì mỉm cười khi nghĩ rằng thịt mèo xào lăn mà nhậu với rượu đế trong lần hành quân giải tỏa Cồn Cù mới độc hơn !

Bốn tháng sau, buổi sáng mới tới làm, bà Mỹ nói ngay với hắn : Vợ chồng tôi vừa ly dị xong, tuần sau tôi dọn qua nhà mới, nhà này để ổng ở. Chú lau dọn xong cái nhà bếp rồi đi theo tôi qua bên đó thu xếp vài việc. Hắn chưng hững. Mỗi lần tới đây, hắn đều thấy hai người đâu có vẻ gì sẽ phải ly dị nhau. Và nhìn bức ảnh gia đình họ đầm ấm bên nhau trong phòng khách, tự dưng hắn cảm thấy xót xa, ngậm ngùi. Có ai ngờ được một gia đình như thế này, chia vui xẻ buồn, cùng sướng cùng khổ suốt 30 năm nay, vậy mà bắt đầu từ tuần sau, cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở, làm như chưa hề biết nhau ! Bất giác, hắn rưng rưng nước mắt. Bà Mỹ ngạc nhiên rồi cũng khóc theo.Bà than thở- 30 năm nay, tôi không có hạnh phúc. Ông ấy trai gái lăng nhăng dữ quá. Hiện thời ổng đang ở với một con nhỏ dưới Texas. Hắn nói : Việt Nam là dân tộc chịu nhiều chia lìa, mất mát nhất, như tôi đây phải bỏ cha mẹ, anh em, giòng họ mà qua đây sống trơ trọi như thế này, thế nên chúng tôi rất sợ sự đau đớn của phân ly. Tôi cầu xin đến một ngày nào đó khi bà thông cảm cho ông và ông cũng sẽ thấy không có ai bằng người vợ từ thời xuân xanh của mình, rồi hai người trở lại sống bên nhau thì tôi mừng vui lắm. Bà Mỹ buồn bã nói, cảm ơn chú, nhưng cái đồ đó không có biết vợ, biết con đâu, chú ơi !

Một tuần sau, bà Mỹ dọn đi. Cũng không xa nhà cũ bao nhiêu, chừng 10 phút xe là cùng. Hai con mèo thì mỗi người bắt một con. Kể từ đó, công việc của hắn thay đổi chút ít. Tuần này làm ở nhà của ông thì tuần sau làm ở nhà của bà. Hắn tìm cách hòa giải cho hai người. Qua bên ông, hắn nói bà lúc nào cũng nhắc ông, bà sợ ông nấu nướng không rành nên ăn uống thất thường... Ông có vẻ nao nao. Qua nhà bà, hắn nói ông nói ông nhớ bà, không biết bà ở bên này có được khỏe như mọi khi, và bà ơi, tôi thấy ổng lúi húi nấu đồ ăn, thiệt khổ... Bà cúi mặt rưng rưng.

Đến một hôm, hắn buồn bã nói với bà Mỹ rằng hắn thấy con mèo chia cho ổng bỏ ăn, kêu la thảm thiết tối ngày, chắc nó nhớ bạn cũ mười mấy năm của nó, bà nên qua thăm nó một lúc. Bà Mỹ hoảng hốt ngay, thôi chết rồi, con bên này mấy bữa rày cũng bỏ ăn nữa, Tôi phải qua bển liền mới được. Không biết con mèo ra làm sao nhưng sau đó bà qua nhà ông thường hơn, và ngược lại, ông cũng siêng ôm con mèo qua nhà bà, "mình cần phải đem qua đem lại cho chúng đừng nhớ nhau mà bỏ ăn."

Hai tháng sau, bà Mỹ nói với hắn:

- Lần này chú dọn dẹp cho thiệt sạch nghe,rồi đóng cửa bỏ đây. Lần sau thì làm nhà cũ như mọi khi, mỗi tuần một lần. Ổng năn nĩ tôi về đấy!

Hôm ấy, lòng hắn cứ lâng lâng một niềm vui như chính mình vừa được đoàn viên.

Buổi chiều, mới về tới nhà, vợ hắn trịnh trọng cho hay vợ người bạn cùng xứ đã có chồng khác rồi. Hai vợ chồng này đùm túm nhau vượt biên qua đây lâu rồi. Đùng một cái, ông bỏ nhà ra đi sau một trận cãi nhau và bị bà vợ đấm cho mấy cái. Được mấy ngày, bà vợ khóc than, nhờ mọi người gọi dùm ông chồng về. Ông chồng làm nư, không về. Chắc tính đi lông nhông thêm một thời gian nữa cho bỏ ghét. Ai dè, đúng 4 tháng, vâng, đúng 4 tháng thôi, bà vợ đã có một ông chồng khác trong nhà. Làm sao mà hay như vậy thì không ai biết.

Hắn xót xa nghĩ đến những gì đã nói với bà Mỹ về người Việt Nam. Và hắn hỏi vợ, em thấy họ có nuôi con mèo nào không"

Bà vợ nhìn chồng, đôi mắt tròn xoe ...

Phila, tháng 8 năm 2000.

Ý kiến bạn đọc
29/12/201616:11:19
Khách
Câu kết của bài này không biết ý của ông chồng hỏi la nuôi mèo 2 chân hay nuôi mèo 4 chân?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,261,291
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Năm Đinh Dậu 2017, theo âm lịch, là năm nhuận 2 tháng Sáu, nhưng mùa Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu. Bài nầy được viết để nhắc nhở đóa hoa hồng màu trắng là biểu tượntg để tưởng nhớ đến người mẹ quá cố.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ với cách nhiòn cách viết vui vẻ, sống động. Mong ông tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến