Hôm nay,  

Trường Tôi: Sương Nguyệt Anh

13/03/200100:00:00(Xem: 146150)
Bài tham dự số 193-VB1206


Mấy tháng nay tôi có ý định viết bài dự thi về nước Mỹ do VB tổ chức . Nhưng khổ nỗi tôi ở mãi bên Tây, nên biết viết gì cho trúng đề tài để bài không bị vứt vô sọt rác. Đêm qua, sau khi nhận được tờ báo của trường tôi từ Cali gửi sang, tôi bỗng có ý định viết về trường tôi, về hội của Thầy trò Trường Nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh tại ... Mỹ (như vậy có chữ Mỹ rồi đấy nhé) .

Tôi xin sơ lược về ngôi trường của tôi . Sau biến cố mậu thân 68, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi . Một vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, và phía bắc của c/c ngay góc đường Hoà Hảo, Minh Mạng giữa hai ngã sáu Chợ Lớn và ngã bảy Sàigòn, trường Nữ Trung Học Tổng hợp SNA cùng được xây dựng với sự bảo trợ 100% của Mỹ (lần này là hổng trật đề rồi). Ngày khánh thành trường được vinh dự đón tiếp phu nhân Tổng Thống và ông bộ trưởng bộ giáo dục.

Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp mà ngày nay khì ở ngoại quốc chúng ta không thấy xa lạ gì. Trường thành lập năm 1971, song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường còn dạy thêm Kinh tế Gia đình tức là nữ công gia chánh, may vá nấu ăn, môn doanh thương tức kế toán đánh máy, âm nhạc gồm đàn tranh, piano , hội hoạ, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn võ Aikido, Vovinam. Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh SNA được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp. Trường được trang bị một phòng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư Ngoại Quốc, một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ. Nói chung với lối giáo dục mới mẻ này, sau 7 năm trung học, nữ sinh SNA sẽ trở thành 1 thiếu nữ VN văn võ song toàn, chắc chắn sẽ giúp ích cho xã hội không ít sau này.

Nhưng tiếc thay trường SNA chỉ thọ được có 4 năm thì năm 75 tới và cũng như số phận với các trường công lập khác, phòng thí nghiệm bị phá để làm chỗ nuôi heo. Bàn forme-mica, ghế nệm mới toanh, nguyên dàn máy âm thanh của phòng thính thị cũng như toàn bộ mấy chục cái máy chữ đều không cánh mà bay. Thầy cô và học trò chúng tôi cũng tán loạn khắp nơi .

Tôi tới Paris. Tại đây tôi gặp lại cô hiệu trưởng đầu tiên của trường, cô tổng giám thị, một vài thầy cô và dăm ba chị bạn cùng trường. Thầy cô kêu gọi thành lập hội SNA, mục đích chính lúc đầu là để giúp đỡ Thầy Cô còn lại ở VN. Sau khi an cư lập nghiệp, Thầy Cô bắt đầu đi du lịch. Đi đến đâu Thầy Cô cũng được học trò và đồng nghiệp đón tiếp linh đình. Thế là các chi nhánh của hội SNA được thành lập khắp thế giới. Rồi phong trào internet bành trướng, phương tiện liên lạc thông tin đã trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Cho đến nay đã có 10 vùng SNA trên thế giới. Hội được thành lập như 1 gia đình, không có chủ tịch, không có bầu cử, mỗi năm ra 1 tờ báo, mỗi vùng để tiện liên lạc cũng như phân phối báo, thì một vài chị trong vùng tình nguyện đứng ra lo giùm, năm tới nếu bận thì 1 chị khác sẽ đứng ra thay thế. Tất cả đều làm trong tinh thần tương thân tương ái, vô vụ lợi (thường thì tự 'ma róc , móc ra' nhiều hơn !).

Cách đây hai năm, một giáo sư đề nghị tổ chức họp mặt SNA thế giới. Vùng Toronto (Canada) đã liều mạng đứng ra tổ chức. Lần đầu tiên 'về nguồn' này, với sự tham dự của gần 80 người, mà đa số là ở Mỹ và Canada.

Thật là đầy nước mắt khi mà cả hội trường chăm chú xem cuốn video họp mặt gia đình SNA tại sân trường do VN gửi sang góp phần 'tham dự'. Các Thầy Cô nay đã già hơn, có Cô xuất hiện trong chiếc áo xám ni cô. Rồi thì quang cảnh trường xưa hiện ra trên màn ảnh. Một chị SNA ở VN đứng ra hát 1 bài để tặng các Thầy Cô và bạn hữu Hải Ngoại, không nói nhưng nhìn chung quanh tôi thấy mắt ai cũng đỏ hoe, một anh rể, kín đáo đi phát khăn giấy cho mọi người . 'Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ , nhiều nét đổi thay trường mái rêu mờ, bên hiên hằng giờ tìm những bạn xưa, may ra có còn đôi đứa vẫn chung vui với tuổi học trò ...'.

Bây giờ đã hơn 20 năm qua, học trò SNA nếu còn đi học cũng trở thành học trò 'già' ,vì qua xứ người muộn màng, nên phải ráng đeo đuổi đường công danh trễ hầu có 1 việc làm vững nuôi sống gia đình. Đất Mỹ muôn đời vẫn là đất cơ hội không phân biệt tuổi tác cắp sách đến trường mà .

Tháng 7 năm 2000, tiếp theo truyền thống đi trước của vùng Toronto, SNA Nam Cali đã đứng ra tổ chức cuộc họp mặt đại gia đình SNA thế giới lần thứ hai.

Về nguồn lần này nhân lực hùng hậu hơn nhiều . Từ Melbourne, hay 1 hòn đảo nhỏ xíu Tasmania của Úc, đến Đức, Thụy Sĩ, Paris, Montréal, Ottawa, Toronto, Virginia, Florida, Minnesota, Houston, San Jose Thầy trò đều hẹn hò nhau từ cả năm trước. Mỹ mở cửa, bắt đầu cho VN vào du lịch, nhờ vậy chúng tôi có được 3 chị bạn từ Sàigòn sang tham dự. Ôi nói làm sao cho hết niềm vui ngày hội trùng phùng này. Có những bạn thất lạc nhau từ năm 75, tuy bây giờ con bồng con bế hay có chị vừa mới gả chồng cho con gái nhưng gặp lại nhau cũng mày tao như thuở 15, 16 , chồng con đứng 'xớ rớ' kế bên cũng đành cười trừ.

Cảm động nhất cũng là hình ảnh 3 chị ở Sàigòn khi lên sân khấu trình diện, 1 chị qua hàng nước mắt đã nghẹn ngào thốt lên không thể ngờ có ngày này, trùng phùng với Thầy Cô và các bạn ngay trên miền đất hứa, đất mơ ước của bao nhiêu người trẻ ở VN. Những ngày hội ngộ này chắc chắn sẽ không bao giờ phai mờ khi các chị trở về lại quê hương.

Một điểm son ở đây mà tôi muốn nhấn mạnh, là tình Thầy trò SNA, các chị ở Nam Cali đã trả hết những chi phí hôtel, có những chị khi biết Thầy cô, bạn cùng lớp, vì lý do tài chánh không đi tham dự được, đã kín đáo gửi vé máy bay tặng. Trong suốt thời gian Thầy Cô lưu lại tại Little Saigon, các chị thay phiên nhau đến thăm hỏi cũng như lo lắng ăn uống cho Thầy Cô. Có chị tuy bận rộn cho việc thương mại (địa ốc) cũng dành thì giờ ủi cho Cô chiếc áo dài, nấu cho Cô hộp cơm để đem theo lên phi cơ ăn, vì sợ đồ ăn trên máy bay cô ăn không được. Có chị bận phòng mạch nha sĩ, nhưng có giờ trống cũng chạy vội vàng tới hậu trường để chụp chung với Thầy Cô 1 tấm hình, mà nhìn kỹ phía trên là tee shirt trắng đồng phục Đại Hội, phía dưới là bộ đồ Nha sĩ. Ngày nay tuy các chị thành công trên nước Mỹ giàu có nhưng học trò SNA luôn nhớ về công ơn Thầy Cô, không phải như tôi đã từng nghe người ta nói xấu về dân VN ở bên Mỹ không tình nghĩa chỉ chạy theo đồng dollar, cũng như có bạn chưa bao giờ ra khỏi nước Mỹ, hỏi thăm tôi bên Tây nghe nói 1 tuần cúp điện 2,3 lần, mỗi lần đi toilettes, thì chờ cả nhà đi rồi giựt nước luôn thể . Về phía Thầy Cô, học trò cũng được cưng vô cùng.

Cách đây 2 năm, trên đường sang thăm dự ĐH SNA tại Toronto, tôi ghé thăm vùng Hoa Thịnh Đốn trước, cô giáo tôi cũng nhờ Thầy dọn dẹp hai phòng thật đẹp cho gia đình tôi tạm trú. Với chiêu bài 'em biết anh làm được' khi cô nhờ ,báo hại Thầy khiêng gìường sưng cả vai. Một Thầy khác cũng làm over time 16h liên tiếp, để ngày hôm sau nghỉ đưa gia đình tôi đi thăm viếng .

Chưa hết, rồi đến ngày tất cả Thầy Cô thêm gia đình tôi thuê xe van 14 chỗ ngồi trực chỉ Toronto, cô hiệu trưởng thứ hai cùa trường đã nghỉ 1 ngày không lương để làm bánh bao, nấu xôi sửa soạn lương thực đi ăn đường cho cả đoàn, lên xe cô còn thảy cho tôi hai gói thịt chà bông và nói để dành cho hai đứa nhỏ con tôi ăn dự trữ. Ôi những tình cảm này tôi chưa hề nghe thấy nơi Thầy trò xứ người, nhưng Thầy trò VN thì dù ở Saigon hay ở xứ ngoài vẫn không bao giờ phai lạt .

Hôm nay ngày chủ nhật, Paris mùa đông, bầu trời u ám với cơn mưa phùn dai dẳng cả ngày. Bên cạnh tờ báo SNA với đầy đủ những hình ảnh của ngày Đại Hội hè vừa rồi mà tôi được may mắn tham dự. Dư âm của Cali lại trở về trong lòng tôi, nhờ vậy giúp tôi có ý để 'gõ' vài dòng này thân tặng đến tất cả đại gia đình SNA trên thế giới. Tất cả những hờn dỗi , nếu có, xin bỏ qua và ước mong rằng Thầy trò SNA của chúng ta mãi mãi thương yêu đoàn kết như bài hát Tâm Ca SNA có đoạn 'Thề một lòng yêu thương mến nhau như biển sâu ...' và xin hẹn với tất cả ngày về nguồn lần 3 tại Paris tháng 7 năm 2002 .

Paris le 3 Décembre 2000
THANH HUYỀN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến