Hôm nay,  

Hai Thế Hệ

26/11/200200:00:00(Xem: 188657)
Người viết: Hồ Bích Chi

Bài tham dự số 93\VBST

Cô Hồ Bích Chi 30 tuổi, hiện định cư tại Freemont, CA. Nghề Nghiệp: Kế toán viên tại hãng TransCal.


Gia đình tôi đến Mỹ cách nay gần năm năm. Dạo đó bạn bè và thân nhân của bố mẹ tôi đến thăm khá đông. Ai cũng nghĩ đây là một gia đình đến muộn nhưng cuộc sống cũng tạm đủ và hạnh phúc lắm.

Mới nhìn thì thật là trên thuận duới hòa gồm hai vợ chồng và bốn đứa con một trai, ba gái mạnh khỏe xinh đẹp. Nhưng nếu chung sống dưới một mái nhà thì mới hiểu được sự mâu thuẫn nội bộ gần như xảy ra hằng ngày. Đó là khoảng cách giữa bố mới sang theo diện HO và thằng em út tôi là Nghĩa, vượt biên lúc hãy còn nhỏ, khiến cho cái mái ấm gia đình đã nhiều lần muốn trở thành "mái lạnh".

Mỗi lần nhắc đến Nghĩa thì mẹ tôi không ra mặt bênh vực nhưng bà nói một cách sách vở: cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Cái bê bối của Nghĩa bố tôi không thể đổ thừa cho mẹ tôi được: con hư tại mẹ. Ngày bố đi tù, mẹ sợ Nghĩa lớn lên phải đi nghĩa vụ quân sự, lý lịch xấu không vào được Đại Học nên mẹ bất chấp nguy hiểm tìm đường cho Nghĩa vượt biên và Nghĩa đi thoát.

Lúc Nghĩa đến đảo thì bố tôi ở trong tù và Nghĩa là vị thành niên cho nên chỉ mấy tháng sau Nghĩa được phái đoàn Mỹ nhận. Nghĩa được dì Năm, em ruột của mẹ lãnh và ở nhà dì thuộc thành phố Long Beach cho đến ngày gia đình chúng tôi sang. Nghĩa ra đi trong tuổi vị thành niên, rất cần sự giáo dục của gia đình nhất là của mẹ.

Ngày chúng tôi đến phi trường LAX thì dì Năm và Nghĩa ra đón. Thấy con cao lớn đẹp trai, mẹ tôi mừng quá, ôm con vào lòng, nước mắt ràn rụa. Mấy chị em chúng tôi cũng rất vui khi thấy thằng út của mình lớn như thổi. Nghĩa tươi cười quay qua chào: Hi Bố, Hi Mẹ, Hi các chị!

Ai cũng cười nói vui vẻ, chỉ có bố tôi là nghiêm nghị. Tình cảm của ông không hề để lộ ra ngoài. Ấn tượng ban đầu là quan trọng. Ông nhìn thằng út với ánh mắt xa lạ. Có lẽ Nghĩa không phải là đứa con hình thành trong trí tưởng tượng của ông. Ông nghĩ nếu không lý tưởng được như "Tuấn, chàng trai nước Việt" thì ít nhất Nghĩa cũng phải trình diện trước mặt ông bằng một bộ áo quần gần như đồng phục chứ đâu như một đứa Mỹ lai ngoại trừ da vàng, tóc đen.

Nghĩa thắng bộ bằng một chiếc quần jeans ống rộng thùng thình, lai quần tua ra phủ dài xuống như đang quét đường, lại thêm mấy cái túi lớn chạy dọc theo ống quần thật là dư thừa. Nghĩa mặc một áo sơ mi ca rô không cài nút, bên trong là một áo thun đen có hình vẽ quái dị của một mode đang thịnh hành ở Mỹ chứ không phải là loại thun ngừa cảm lạnh hiệu Thành Công mà bố tôi đang mặc. Nghĩa mở chiếc nón đội ngược ra để chào bố, tóc nó dựng lên bằng một loại keo bóng. Một tay Nghĩa đang cầm ly Coke có ống hút, tay kia đang cầm một máy CD loại bỏ túi có cái headphone đang gắn vào tai. Nghĩa là điển hình của một mẫu thanh niên thời đại mới ở Mỹ. Bố tôi nhìn Nghĩa thất vọng, lắc đầu thở dài.

Dì Năm lái xe đưa cả gia đình về nhà. Trên đường đi, dì luôn luôn ca ngợi việc học hành của Nghĩa. Mẹ và mấy chị em tôi rất mừng, duy chỉ có bố tôi là không tin vào lời nói của dì.

Tạm trú tại nhà dì gần một tháng, dì mướn giúp cho gia đình tôi một căn chung cư ba phòng. Chúng tôi cảm thấy thoải mái vì rộng và tự do. Vừa dọn đến là mẹ tôi đã xí cho thằng con trai cưng một phòng, bố mẹ ở phòng lớn, ba chị em tôi chui vào một phòng. Mỗi người tự dọn dẹp và trang trí chỗ ở của mình. Nghĩa lại được mẹ giúp cho một tay.

Chung sống chưa được một tuần thì sự mâu thuẫn giữa bố tôi và Nghĩa xảy ra. Mẹ tôi nói bố là một "ông đồ Nho" vì ngày trước bố học ban D, cổ ngữ Hán văn. Bố rất bảo thủ và trong lúc nói chuyện hay dùng từ Hán Việt khó hiểu. Còn Nghĩa thì hay nói tiếng Anh thêm vào những tiếng đệm như Oh man, OK, sorry, All right. Excuse me ở đầu câu bố nghe rất chói tai.

Thấy không khí gia đình mỗi ngày một căng thẳng, mẹ tôi nói với bố:

"Cái gì cũng từ từ. Ông cũng biết dục tốc bất đạt. Ông mà nóng quá thì giáo đa thành oán."

Bố tôi có đôi chút dịu lại.

Bố tôi là con người rất ngăn nắp trật tự. Có thể nói ông là số một. Cái bê bối cẩu thả thì Nghĩa là hạng nhất. Tôi thỉnh thoảng vào phòng bố mẹ, lúc nào cũng thấy cái ra được căng rất thẳng, hai cái gối để ngay ngắn trên chiếc mền như ở khách sạn. Trong tủ, ông xếp quần áo theo loại, cái tối cho vào bao nylon như ở tiệm dry clean hay những quảng cáo gửi về nhà của các tiệm funiture. Cái cassette, VCR, TV đến giờ nầy vẫn còn được bọc lại bằng những tấm vải hoa cho khỏi bụi như ngày còn ở Việt Nam. Chị em tôi gọi đùa là máy được đắp mền. Trong nhà tắm, nhà bếp chỗ nào bố tôi cũng để những chiếc khăn để lau tay, chùi nước.

Nhà bếp là giang sơn của mẹ nhưng bố tôi cũng "có ý kiến". Bố tôi trải những miếng giấy nhôm chung quanh bếp cho dầu chiên khỏi bắn lên. Tay cầm tủ lạnh cũng được bọc lại. Không phải bố tôi "đổi mới tư duy" giúp phụ nữ một tay trong công việc nhà nhưng vì ông thiếu tin tưởng ở người khác. Ông cũng khá rảnh. Hiện nay ông trên 65 tuổi, được hưởng tiền già. Hằng ngày ông chỉ bận rộn có mấy giờ để tập thể dục dưỡng sinh, học ESL để chuẩn bị thi quốc tịch, đọc báo, nói chuyện điện thoại với cựu tù nhân để nghe ngóng tình hình đấu tranh chống Cộng, đóng góp chút tiền vào quỹ xây dựng tượng dài, ký kiến nghị để gây khí thế...

Từ phòng bố mẹ sang phòng Nghĩa là hai thế giới cách biệt.

Nghĩa tự hào về thế giới bừa bãi và sống động của mình. Chỗ nào cũng có sách vở và quần áo. Máy móc như TV, VCR, DVD không khi nào nằm yên một chỗ. Cái gối không bao, cái mền không gấp... Chung quanh tường là những bức tranh, mặt nạ có hình thù nhe răng, trợn mắt như đang hăm dọa. Sau giờ ăn tối là những cú phone liên tiếp gọi, bằng những giọng Anh ngữ đàm thoại rất chuẩn, xen vào tiếng lóng mà chị em tôi có cố gắng nghe cũng không hiểu. Tôi nghĩ không biết thằng em mình học bài lúc nào nữa.

Mẹ tôi chỉ có một thằng con trai nên bà cưng nó lắm, lúc nào cũng đứng về phe nó. Thỉnh thoảng bà còn vào phòng dọn dẹp cho nó. Nhưng chừng ít hôm sau, sự bừa bãi lại trở về. Tôi nghe bố mẹ lời qua tiếng lại với nhau:

"Ông rầy nó vừa vừa thôi. Tôi chỉ có một thằng con trai. Nó mà bỏ nhà ra đi, tôi đi theo nó. Ít nữa mấy đứa con gái lấy chồng, ông đem ai về thì đem. Ông kỳ quá! Miễn sao nó chịu học thì thôi, bề ngoài đâu có nhằm nhò gì."

"Bà lúc nào cũng binh. Con hư tại mẹ. Tôi không chịu được. Nó muốn đi đâu thì đi. Tác phong như vậy thì học được bao nhiêu!"

"Ông cổ hủ quá! Ở đây hai-xì-cum nó mặc như vậy không à. Tôi nghe nói ông Clinton kêu gọi đồng phục, có mấy đứa nghe theo""

Thấy mẹ tôi lý sự quá nên bố tôi im lặng.

Thỉnh thoảng mấy chị em có góp ý xây dựng thằng em trai nhưng nào nó có nghe mà còn lý luận:

"Oh man! Ai biểu mấy you làm. Please leave me alone (xin để cho em yên). Mấy you mà xếp mền gối, tối về "mi" cũng mở ra. Máy bám bụi đến nỗi hư thì nó cũng out of style rồi (lỗi thời). Trong cái disorder (mất trật tự) của "mi", có cái order (trật tự). Các you clean, "mi" kiếm không được mất thì giờ lắm. Muốn save time (tiết kiệm thì giờ) cho "mi" học thì "mi" request (yêu cầu) để cho "mi"yên.

"Nghĩa ơi, tuần nầy shopping mall sale nhiều, chở mấy chị đi nhé! Nhớ rửa xe cho sạch để mấy chị ngồi. Em thấy đó, xe bố đời 87 mà như xe mới. Xe em đời 97 mà cũ hơn xe bố nữa. Em nên bắt chước bố chùi xe cẩn thận."

Nó cười:

"OK! Take it easy (Được! Các chị hãy bình tĩnh). Xe là cái means of transportation (phương tiện di chuyển). Mình không nên làm slave (nô lệ) cho nó."

Thấy không thuyết phục được thằng em bướng bỉnh, đêm đã khuya chị em tôi về phòng.

Nằm trên giường, tôi suy nghĩ về khoảng cách giữa hai thế hệ. Một bên bố tôi thuộc thế hệ thứ nhất tồn cổ, bảo thủ luôn luôn cho mình là đúng. Nghĩa tuy sinh tại Việt Nam nhưng lớn lên ở Mỹ thuộc thế hệ thứ hai, thế hệ của siêu khoa học kỹ thuật, hướng về giá trị tương lai.

Chị em chúng tôi mong có ngày các phe nhóm ngồi lại với nhau trong những bữa cơm gia đình để nói với nhau những lời thông cảm trìu mến ở cái xứ thừa thãi vật chất mà tình cảm khan hiếm. Chúng tôi hy vọng ngày nào gia đình còn sống chung dưới một mái nhà thì đó là những ngày tràn đầy hạnh phúc yêu thương.

Hồ Bích Chi, 6/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến