Hôm nay,  

Đất Nước Lạ Lùng

13/03/200100:00:00(Xem: 182097)
Bài tham dự số: 190-VB1202


Bước chân xuống phi cảng quốc tế Los Angeles, tôi đã thấy ngay nước Mỹ là một đất nước vĩ đại vô cùng. Sau đó lên phi cơ nội địa, chúng tôi về phi trường của thành phố San Diego. Cũng vẫn một quanh cảnh lộng lẫy, vĩ đại của một đất nước lạ lùng. Ở đâu cũng thấy hoa lá, cây cỏ xanh tuơi, kể cả lúc xe chạy trên xa lộ.

Trên núi, trên đồi, sức mạnh cơ giới và khả năng con người cũng xây dựng được nhà cửa, hãng xưởng. Ở những quốc gia khác thì đồi núi thế này, chắc là chỉ có bỏ hoang, cho...khỉ nó ở. Hay giỏi lắm thì cũng đến trồng ba củ sắn, củ khoai, ăn cầm hơi cho đỡ dói.

Người học trò cũ lái xe ban đêm, đưa chúng tôi qua những khu phố, những con đường mới rộng lớn, đẹp đẽ làm sao. Sức tiêu thụ điện năng của nước Mỹ cũng vĩ đại luôn, thật ghê gớm, kinh khủng. Ở quê nhà (từ đây xin cứ hiểu là quê nhà dưới triều đại của các quan nón cối), người ta cúp điện ban đêm liên tu bất tận, nhà ngói cũng như nhà tranh, không sáng choang, rực rỡ như các nước "tư bản sừng sỏ này". Sorry! Bị tẩy não, nhồi nhét vô đầu lâu quá, quen miệng, tôi hay nói theo ngôn từ của các cán bộ nón cối dép râu nhà ta. Xin...đại xá! đại xá!

Về gia đình người bạn để nghỉ ngơi, chuyện trò, ăn uống và ngủ đêm đầu tiên trên đất Mỹ, cái gì tôi cũng thấy lạ lùng hết trơn.

Thoạt trông bữa cơm tối đầu tiên trên đất Mỹ được bầy ra trên bàn với đầy đủ mọi thứ...hoa lá cành, tôi đã nhận ra ngay cái tính cách vĩ đại của bữa ăn.

Thật vậy, hơn 12 năm lên núi, theo học đủ thập bát ban võ nghệ "Lao Động là Vinh Quang", đói thấy ông cố nội, ăn từ rau rừng, cà dại, lá sắn, cỏ non, con cóc, con nhái, con rắn, con thằn lằn... chỉ trừ có...con dao và con bù loong là đành chịu chết, không ăn được.

Vợ con nhịn ăn, gồng mình bới xách, đi thăm nuôi, tiếp tế cũng chỉ có thể "cứu nguy dân tộc" đỡ đói được chút chút, Mỹ kêu bằng "a little bit" mà thôi, như ly nước đem đổ xuống biển vậy. Chẳng thấm thía vào đâu, nhưng cũng lâu chết hơn mấy thằng bạn mồ côi, vợ bỏ, hoặc là những thằng bạn tù lúc còn mũ mãng cân đai thì có tới hai ba vợ, nhưng lúc đi tù thì vợ này lễ phép nhường quyền thăm nuôi ông chồng chung cho vợ nọ, vợ kia.

Ở trên núi, lúc đói ấy mà vớ được bữa ăn như thế này thì dù có...ăn xong rồi đem bắn bỏ cũng Ô kê là cái chắc! Còn hơn là lao động mút mùa, đói trơ xương mà chẳng biết bao giờ về được.

Mấy hôm sau, Cô học trò cũ chở gia đình tôi đi lo ba cái thủ tục giấy tờ này nọ của dân tị nạn chân ướt, chân ráo mới tới định cư tại đất nước Hoa Kỳ. Đường xá, nhà cửa, xe cộ ban ngày, cái gì cũng vĩ đại hết. Chỗ nào cũng là núi với đồi. Vậy mà tư bản đế quốc nó biến thành đường xá, cầu ngang cầu dọc để có lối cho xe mẹ, xe con, xe ông, xe bà có đường mà chạy vì xe nhiều dễ sợ, ớn da gà. Có điều là xe chạy có hàng, có lối, trật tự nhịp nhàng

Những nhà lầu cao ngất, chung quanh toàn là kính, những căn phòng làm việc của bọn đế quốc tư bản nói mới vỉ đại làm sao, mát rượi, rộng mênh mông...Trời đất quỷ thần ơi! Cái cầu tiêu của Mỹ nó mới thật là lạ lùng! Thơm phức, nước nóng, nước lạnh, sà bông, giấy trắng như bông, đủ thứ trên đời. Tôi có quyền sài nó thả dàn, thoải mái, mà không phải trả tiền 200 đồng nếu là...đi tiểu, còn...đi đại thì phải trả 400 đô Hồ như cái hồi gia đình chúng tôi tới Sở Ngoại Vụ ở Sài Gòn làm giấy tờ xuất cảnh.

Ở Mỹ, chỗ nào có người lui tới, dù là công viên, bãi biển, nơi đèo heo hút gió, khỉ ho cò gáy, là y chang phải có những cái thùng đựng rác trong lót bao ni lông đàng hoàng, chớ không như ở xã hội ưu việt bên nhà, người ta quăng ra đường, nơi công cộng đủ thứ trên đời, kể cả rác rến, chuột chết và xin lỗi ... cả băng vệ sinh đã sài của phụ nữ. Nhà nước hạn chế: mỗi gia đình một thùng rác nhỏ như cái thùng gánh nước. Nhiều hơn, đổ đi đâu thì đổ. Thế là người ta tìm cách đổ...bậy bạ, lung tung, quăng ra đường, tống xuống lỗ cống vv...

Sống ở Mỹ 8 năm, chưa bao giờ tôi thấy một người đàn ông hay đàn bà, con trai hay con gái, đang đi đường mà lại...hiên ngang và anh dũng đứng đái vào gốc cây, chân tường nhà người ta, hoặc kín đáo núp vào bụi cây, gốc cối để làm cái việc...xả bầu tâm sự. Ở cái chổ này, nhất định là...thằng tư bản đế quốc thua xa cả thước cái xã hội ưu việt của loài người tiến bộ nơi quê hương chúng ta. Ở đó, đi đường, có bị kẹt bầu tâm sự, không có nhà vệ sinh công cộng, mà có thì vô phải trả tiền, cho nên đàn ông, thanh niên có quyền đứng...oai phong lẫm liệt tưới vào gốc cây, chân tường nhà người ta. Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do! Phe ta cứ việc thoải mái, muốn...tưới vào đâu thì tưới.

Tại Mỹ, tới các cơ quan chính quyền, công sở để làm thủ tục, xin giấy tờ này nọ, ta cứ việc xếp hàng, tới phiên ai, người đó phục vụ. Tôi không thấy cảnh chen lấn, nhào lui, nhào tới, la lối om xòm, hay dấm dúi đồng lớn, đồng nhỏ cho các nhân viên có trách nhiệm như ở bên nhà với đám công an, cán bộ.

Thi lấy bằng lái xe thì đậu hay rớt biết ngay tại chỗ. Đậu thì vào văn phòng làm thủ tục linh tinh, lấy bằng tạm, về nhà lái xế như điên. Ít ngày sau người ta gửi bằng chính thức về tận nhà. Chẳng phải thì thụt cửa trước, cửa sau, nói nhỏ, nói to với ông này, bà nọ, phong bì dầy, phong bì mỏng, đã cái đời rồi mới nắm được cái bằng lái xe trong tay như ở bên mình. Tư bản đế quốc nó phục vụ nhân dân còn hơn phục vụ... ông nội của nó nữa, chớ không như cán bộ nón cối nhà mình hàng ngày vỗ ngực tự xưng là "đầy tớ trung thành của nhân dân" nhưng nhân dân mà chậm chạp trong cái thủ tục "đầu tiên" tức là "tiền đâu" thì chỉ có nước ốm đòn với đám đầy tớ ác ôn côn đồ của nhân dân mà thôi!!

Nhân viên các cơ quan công quyền hay tư nhân ở Mỹ đối với khách hàng, thân chủ, tôi thấy hầu hết đều nhã nhặn, lịch sự. Nếu mình biết...đấu láo ngon lành bằng tiếng Mỹ nữa thì lại càng vui vẻ càng làng. Họa hoằn mới thấy một nhân viên...da vàng mũi tẹt, có dozen trong người từ hồi còn ở đồng, ở ruộng bên nhà, may mắn, sang Mỹ sớm, lúc họ còn thiếu người, thuê đại, có người làm, lại đỡ tốn tiền mướn thông dịch viên, là chưa quen cung cách làm việc văn minh của Mỹ cho nên đôi khi cũng có... hách xì xằng, làm tàng với bà con người mình một chút làm oai, cho nó tăng thêm phần...long trọng.

Ở Mỹ hút thuốc thì phiền phức, lôi thôi. Thuốc lá lên giá ào ào, đánh thuế tùm lum, đủ cách ngăn cản, gây khó dễ cho nhân dân khỏi hút thuốc. Khi hút thì ngó trước, ngó sau, ra đường, ra cửa, ngó ngang ngó dọc, mắt la mày lét mới dám hút. Ở Xã hội Ưu việt của ta, ai muốn hút thuốc loại gì thì hút, thuốc thẳng, thuốc cong, thuốc lá...2 tầng, hút ở đâu cũng được, phì khói vào mặt ai cũng...chẳng chết thằng Tây đen nào cả.

Ở Mỹ, cái gì cũng vĩ đại và lạ lùng. Mà lạ thiệt! Giầu có, văn minh vật chất, khoa học kỹ thuật...đúng là số 1 hoàn vũ. Cứu trợ nhân đạo, giúp nạn nhân thiên tai khắp nơi trên thế giới, kể có cả...núi tiền, núi của. Đồ ăn, thức dùng dư sài, quá đát, đổ đi biết bao nhiêu mà kể. Hàng chục triệu người Mỹ khổ sở về cái bịnh Obesity vì ăn nhiều quá, phát phì ra, đi đứng không nổi, mở bụng đằng trước, mỡ mông đằng sau, cứ lắc lư con tầu đi...Vậy mà ở mấy cái ngã tư đường, thỉnh thoảng cũng vẫn có mấy anh...râu ria xồm soàm tựa tựa như bà con với đại đồng chí Fidel Castro, lãnh tụ Đảng và nhà nước Cuba, đứng phơi nắng cầm mãnh các-tông xé ra từ cái hộp, viết xiên viêt xẹo câu tiếng Mỹ, dịch ra tiếng Việt nhà mình thì đại khái nó là: Xin Ông đi qua, xin Bà đi lại, làm ơn cho nhà cháu tí giốp vớ vẩn chi chi cũng được, miền sao nhà cháu có được tí bánh mì, patê, xúch xích, hamburger...nhét vô bụng là Ô Kê- Tăng Kù!

Ở Mỹ, từ lũ lụt cho đến cháy rừng, cháy núi, cháy nhà, cháy cửa, gió xoáy, bão bùng v.v... cái gì cũng vĩ đại hết trơn. Coi bộ Trời Đất muốn thử coi khoa học, kỹ thuật của nước Mỹ đem ra "chơi nhau" tay đôi với Trời với Đất, xem...Ai thắng ai" Cái lạ nữa là: Bên này đường, cả chục me sừ lính cứu hỏa, xe cảnh sát, chớp đèn tùm lum, kẻ nhào lên, người chui xuống lỗ cống, hết đục lại khoan. Cuối cùng lôi lên một....con chó sắp chết, run lập cập. Người ta reo hò loạn xạ, y như dân Mỹ coi TiVi thấy phi hành gia không gian Neil Armstrong và Edwin Aldin, từ trong phi thuyền Apollo 11 đổ bộ xuống mặt trăng, hồi năm 1969.

Con chó từ dưới lỗ cống, được lính cứu hỏa, cảnh sát, tđưa lên xe Ambulance hụ còi tùm lum, chạy vô bệnh viện để mấy Ông Bà Bác Sĩ...chó mèo, gà vịt, đem tài năng, kỷ thuật tân tiến ra cứu cho nó thoát khỏi bàn tay thô bạo của Tử Thần, cứ lăm lăm cầm con dao bầu to bự, đòi cho nó vào nồi niêu soong chảo, đi một đường rựa mận, hầm xương nấu xáo....

Trong lúc ấy, thì bên kia đường, cách đó kông xa, trong một cái bệnh viện sản khoa, mấy Ông Bà bác sĩ khác cũng đem tài năng, kỷ thuật tân tiến ra để cứu, à quên xin lỗi, sorry! để giết và lôi ra mấy đứa con nít còn trong bụng Mẹ, đã bị mấy ông, mấy bà quậy cho nát ra như Tương Tầu. Người ta giết những đứa con nít đó vì lý do: 1 phần nhỏ tí ti là để cứu sống người Mẹ, còn lại cái phần to bự là để tránh cho Bố Mẹ (Bố Mẹ thiệt hay ấm ớ hội tề) chúng nó đỡ khổ, cứ việc sung sướng, thoải mái, hiên ngang và anh dũng...mần Sex tới nơi tới chốn mà khỏi phải lo sinh đẻ.

Dân chúng thì cứ việc tự do thoải mái xuống đường biểu tình, hò hét, hoan hô, đả đảo, ủng hộ, chống đối việc giết hàng năm cả triệu con nít theo kiểu như thế. Kể cũng lạ thiệt! Ở Mỹ, lắm anh, lắm chị...một hơi nhẩy lên đỉnh cao nghề nghiệp mua vui, giải trí đỡ buồn cho thiên hạ, có khi lượm bạc mỗi năm hàng chục triệu, có khi cả trăm triệu đô la, mà đô Mỹ chớ đâu có phải đô Mao hay đô Hồ, tha hồ ăn chơi, du hí, Sex xiếc tùm lum, quăng tiền ào ào qua cửa sổ cũng không hết. Chẳng ai thèm đả động đến cái...lông chân làm gì. Vậy mà Ngài William Jefferson Clinton, tục kêu là Cụ Bill, Tổng Thống Huê Kỳ, tức Ông số 1, Lãnh Tụ Quốc Gia hàng đầu của Thế Giới, Tổng Tư Lệnh Hải Lục Không Quân siêu đại cường quốc Huê Kỳ, quyền cao chức trọng là vậy mà lương mỗi năm chỉ có 200 ngàn, không đủ cho một cặp...Movie Stars chơi một màn du lịch cò con ở vùng Địa Trung Hải, Ca-ri-bê, Nam Mỹ hay đánh bài ngay ở Las Vegas. Đã thế, Ông mới chỉ có....lẹo tẹo vớ vẩn với cô nàng Monica Lewinsky (Theo tập tài liệu The Starr Report thì Ngài Bill chưa có lần nào, mần một cú Sexual Intercourse, theo đúng định nghĩa của tự điển Hoa Kỳ) mà Ngài đã xính vính, tí nữa thì tiêu tan cuộc đời, sự nghiệp.

Những cái lạ lùng ở nước Mỹ này còn nhiều vô số kể, nhưng tôi chỉ dám thắc mắc thêm một điều là đàn bà, con gái ở Mỹ thường ngày...sài ít quần áo, vải vóc, đơn giản, khiêm tốn, nhẹ nhàng hơn đàn ông, con trai rất nhiều mà sao ở đâu, chỗ nào có bán quần áo là y như....tràn ngập, quần áo đủ kiểu, đủ loại, đủ cỡ dành cho đàn bà con gái. Những ngày big sale, buy one get one free... thì đàn bà con gái xứ Mỹ lại cứ xô nhau đi mua quần áo nhiều đến mức dễ sợ. Chẳng rõ họ mua để làm chi! Lạ thiệt!

San Diego, California
Phan Đức Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến