Hôm nay,  

Nhân Mùa Tạ Ơn

13/03/200100:00:00(Xem: 222918)
Bài tham dư ïsốï: 187-VB1127


Trong cuộc sống, lắm khi ta gặp phải những hoàn cảnh éo le, phũ phàng, tưởng như đã hoàn toàn bị dồn vào ngõ bí. Nhưng rồi một cơ may chợt đến, nhờ có "quý nhân" giúp đơ,õ ta đã thoát khỏi cảnh ngộ đen tối và cuộc sống đã trở nên hanh thông, tươi đẹp hơn. Đó chính là trường hợp của gia đình tôi.

Ngày 9-4-1983 tôi khấp khởi bước ra khỏi cổng trại cải tạo Hàm Tân lòng hân hoan phơi phới. Như chim xổ lồng, tôi thấy cả một con đường thênh thang đang trải ra trước mặt. Nhưng chẳng bao lâu thực tế đã chỉ cho tôi thấy rằng niềm hạnh phúc mà tôi cảm nhận được ngày hôm đó chỉ là hão huyền, vô nghĩa. Làm gì có chuyện được trả tự do. Đúng ra tôi chỉ được thả ra từ một nhà tù nhỏ để được cầm giữ tại một nhà tù lớn hơn!

Cầm tờ giấy ra trại (mà có người gọi mỉa mai là bằng tốt nghiệp trường cải tạo) với hàng chữ in đậm "Thời gian quản chế: 12 tháng" tới trình diện công an địa phương nơi cư trú, tôi trở thành mục tiêu theo dõi của họ từ đó. Họ giám sát tôi bằng nhiều hình thức: bắt trình diện định kỳ, thình lình đến kiểm soát tại nhà, cài đặt người làm tai mắt cho họ v.v. Đó là chưa kể đến những cặp mắt cú vọ của những ông bà "cách mạng" đang sống nhan nhản trong khu xóm lúc nào cũng dò xét, rình rập và chỉ muốn "ăn tươi nuốt sống" tôi nếu như họ tìm ra được cái cớ nào đó. Trong hoàn cảnh như vậy, có nhiều người mà tôi đã từng quen biết trước kia, thậm chí cả những người đã từng nhờ tôi giúp đỡ việc này việc no,ï bây giờ thấy tôi cũng ngó lơ hoặc tỏ thái độ thờ ơ như chưa hề quen biết. Thật ra thì chuyện đó cũng khó trách vì ở đời người ta "phù thịnh chứ có ai phù suy".

Cũng may vẫn còn có những tấm lòng nhân hậu mà nhờ đó tôi có thể tìm được niềm tin và lẽ sống cho =ình. Họ là những người đồng hành trong cuộc đời binh nghiệp, là bạn học, bạn bè của gia đình, là thân nhân họ hàng v.v. ở tại quê hương hay đang sống ở nước ngoài. Họ đã nâng đỡ tôi về tinh thần và giúp đỡ về vật chất khiến cho tôi có thể đứng vững giữa cơn sóng gió ba đào của cuộc đời.

Được trả về với gia đình sau tám năm miệt mài tại các trại cải tạo, tôi chỉ nghỉ ngơi một thời gian đủ để làm những thủ tục cần thiết tại địa phương rồi bắt đầu đi tìm việc làm. Nhờ có người quen giới thiệu, tôi xin được một chân phụ hồ trong một tổ hợp xây dựng tại Nha Trang. Công việc này tuy nặng nhọc nhưng đã cho tôi công ăn việc làm, giúp tôi kiếm được một chút tiền phụ giúp vào khoản thu nhập gia đình mà hiện chiû do một mình vợ tôi đảm đang. Tuy không phải là một nghề nghiệp vững chắc gì, tôi cũng không dám mơ ước một công việc nào tốt hơn vì tôi hiểu rõ thân phận của mình. Rõ ràng xã hội tôi đang sống đã dành sẵn cho những người đi cải tạo về như tôi một số công việc nhất định như : sửa xe đạp, làm phụ hồ, chặt củi đốt than hay là chạy hàng ngoài chợ trời v.v. nghĩa là những công việc cùng chót trong xã hội. Việc chạy hàng ngoài chợ trời vừa phải có vốn lại phải mồm mép hoạt bát. Tôi không có những khả năng ấy nên không thể làm nghề này. Sửa xe thì tôi không khéo tay. Chỉ còn nghề làm than củi hay phụ hồ. Giữa hai công việc này, tôi quyết định chọn làm phụ hồ để khỏi phải trở lại rừng núi mà tôi đã quá ngán ngẫm sau những năm tháng đi cải tạo ở miền Bắc.

Mặc dầu đã được "đảng và nhà nước khoan hồng cho về sum họp với gia đình" và chí thú làm ăn, nuôi dạy con cái, tôi vẫn không làm cho các ông bà "cách mạng" ở trong khu xóm vừa lòng. Họ bắt bẻ tôi từng li từng tí và còn đe dọa sẽ "đề nghị lãnh đạo" đưa tôi đi tiếp tục cải tạo. Nhiều người thấy hoàn cảnh của tôi tỏ ý thương hại và khuyên tôi nên nhẫn nhục chịu đựng. Tôi đã làm theo lời khuyên chân tình của họ, ngậm đắng nuốt cay để sống cho qua những ngày buồn tủi của một kẻ sa cơ lỡ vận.

Rồi một hôm vào gần lúc chạng vạng tối, anh chị Hoàng Lý bất chợt đến thăm vợ chồng tôi (Anh Hoàng Lý cũng là quân nhân trước kia phục vụ cùng đơn vị với tôi). Anh chị sống ở khu vực Ba làng (Đồng Đế) là nơi đã tổ chức thành công nhiều cuộc vượt biên. Sau vài ba câu chuyện thăm hỏi thường lệ, anh chị nhìn trước nhìn sau rồi tiết lộ với tôi rằng ngay đêm nay sẽ có chuyến ra khơi, xuất phát từ cầu Xóm Bóng. Anh chị còn cho biết anh và một đứa con trai sẽ đi trong chuyến này và hỏi nếu tôi muốn cùng đi thì anh sẽ cho biết giờ giấc và điểm hẹn. Anh chị không nói gì đến vấn đề tiền bạc. Đây là lối thoát tốt nhất cho tôi trong cảnh ngộ hiện tại. Tuy nhiên vì quá bất ngờ, vả lại khi anh chị bước vào nhà, tôi đã nhìn thấy nhiều cặp mắt tò mò theo dõi. Do vậy mà tôi đành cảm ơn tấm lòng tốt của anh chị chứ không dám nhận lời.

Sự thận trọng của tôi quả không phải là quá đáng vì ngay ngày hôm sau tôi đã bị công an khu vực gọi đến hạch hỏi về chuyện có người đến nhà tôi chiều hôm trước. Họ hỏi quan hệ giữa tôi và những người khách cùng lý do những người khách đến nhà tôi. Tôi đã phải viết tờ tường thuật ghi rõ người đến nhà tôi là vợ chồng một quân nhân trước làm cùng đơn vị đã được học tập. Anh chị nghe tôi đi cải tạo mới được về nên ghé thăm. Ít lâu sau tôi nghe nói chuyến ra khơi đêm hôm đó thành công tốt đẹp. Tôi tiếc ngẩn tiếc ngơ nhưng cũng đã nhận ra quyết định của mình không phải là không hợp lý. Tôi đang bị theo dõi sát. Nếu tôi tham gia trong chuyến đi và rủi bị phát hiện, những người khác vì tôi mà phải tù tội thì đáng ân hận biết chừng nào!

Bị lỡ cơ hội "ngàn năm một thuơ,û" tôi tiếp tục sống an phận cho đến năm 1989 thì có lệnh cho phép những người đã cải tạo trên ba năm được lập hồ sơ đi Mỹ. Tôi đã đến bộ phận công an chính trị của thành phố để lập hồ sơ. Nhưng hồ sơ đó chỉ nằm yên tại chỗ vì muốn được cứu xét cấp hộ chiếu phải nhờ đến phòng dịch vụ xuất cảnh. Lúc đó tôi được biết chỉ có hai cơ quan dịch vụ lo việc này: một ở Sài Gòn và một ở Đà Nẵng. Tôi ở Nha Trang thì thuộc về phòng dịch vụ Đà nẵng. Để hoàn tất việc lập hồ sơ, ngoài một khoản tiền lớn để trả cho dịch vụ lại còn tiền tàu xe, ở nhà trọ và ăn uống dọc đường. Những chi phí này đã vượt xa khả năng mà vợ chồng tôi có thể cáng đáng.

Không còn cách nào khác, vợ chồng tôi bàn tính đến chuyện cầu cứu "ngoại viện". Đây là một việc làm khó khăn đối với tôi vì nó trái với bản tính của tôi. Nhưng vì tương lai của con cái và vì nghĩ đến cảnh sống nhục nhã, bị áp chế bởi kẻ chiến thắng, tôi đành phải làm mặt dầy. Tôi đánh liều gửi thư xin giúp đỡ đến tất cả anh em họ hàng, bạn bè, những người quen biết đang ở nước ngoài mà chúng tôi có được địa chỉ.

Rất may là hầu hết những thư gửi đi đều được hồi âm và đáp ứng lời thỉnh cầu của chúng tôi. Tôâi không thể không nhắc đến sự giúp đỡ quí báu của ông bà Nguyễn Huỳnh Nam, anh chị Hoàng Lý, anh chị Hoàng Văn Uyển, anh chị Nguyễn Thọ, anh chị Trương Văn Thành, anh chị Lê Văn Thua, anh chị Anh &Toán, các em Ất, Thoa, Tầng, Lớp, Bắc . Nhờ được giúp đỡ, bỗng chốc chúng tôi đã làm chủ một số tiền to lớn mà tưởng như chỉ có thể có được trong giấc mơ.

Có tiền trong tay, vợ tôi chuẩn bị khăn gói cho tôi đi Đà Nẵng lo dịch vụ xuất cảnh. Vợ tôi đã cẩn thận khâu kỹ tiền bạc vào chiếc quần lót và dặn đi dặn lại phải rất cẩn thận khi đi tàu xe cũng như lúc ở nhà trọ,ï đừng để bị kẻ lưu manh lừa gạt. Tôi đã hoàn tất thủ tục giấy tờ tại phòng xuất cảnh và mấy tháng sau thì nhận được hộ chiếu từ Hà Nội. Nhưng con đường còn dài và còn lắm chông gai. Từ đó cho đến ngày đi Mỹ là những ngày chờ đợi mỏi mòn, đầy sự hồi hộp.

Ngày vào Sài Gòn phỏng vấn, gia đình tôi có mặt tại sở ngoại vụ rất sớm. Nộp giấy tờ và làm thêm một vài thủ tục xong, chúng tôi ngồi chờ như bao người khác. Khỏang gần 9 giờ thì thấy phái đoàn phỏng vấn Mỹ bắt đầu đến. Họ đều lần lượt đi qua khu vực chúng tôi đang ngồi chờ để đi lên các phòng phỏng vấn được thiết trí ở trên lầu. Trong số những người Mỹ này có một bà Mỹ đen to con, đi đứng nặng nề, vẻ mặt lạnh lùng. Ai nấy đếu "ngán" bà ấy và cầu mong đừng gặp bà ấy trong phòng phỏng vấn.

Sau một số gia đình đến sớm hơn được lần lượt gọi vào các phòng phỏng vấn thì đến lượt gia đình tôi. Khi tìm được đúng số phòng của gia đình mình, tôi giật mình vì người phỏng vấn đang ngồi trong phòng này chính là bà Mỹ đen hồi nãy. Sở dĩ ai cũng "ngán" bà này vì nghe nói bà ta rất khó chịu và đã bác rất nhiều hồ sơ khi nhận thấy có một chút gì nghi ngờ.

Tôi bắt đầu lo lắng không phải vì hồ sơ của tôi có điều gì gian dối mà điều làm tôi lo ngại là tờ giấy ra trại của tôi. Số là khi đem giấy đi bọc plastic, người thợ đã vô ý cắt xén một rẻo nhỏ dọc theo tờ giấy cho vừa với khổ plastic của ông ta. Khổ nỗi là ông ta đã cắt mất đi hai con số 83 của năm 1983 ghi ở phần ngày tháng phía dưới của giấy ra trại. Mất hai số này nếu bị phát hiện thì giấy ra trại sẽ trở thành vô giá trị vì không thể xác định được thời gian cải tạo là bao lâu. Đúng là "tình ngay lý gian".

Khi bước vào phòng phỏng vấn tôi chỉ còn biết phó thác mọi sự cho định mệnh an bài. Nhưng những điều lo lắng của tôi đã trở thành không cần thiết. Bà Mỹ này cầm giấy ra trại của tôi trên tay rồi bỏ qua một bên chứ không xem gì cả. Bà ta hỏi những người trong gia đình tôi mỗi người một vài câu rồi kết thúc buổi phỏng vấn bằng lời cầu chúc gia đình tôi gặp nhiều may mắn trên đất Mỹ với nụ cười rất tươi. Tôi rất thích thú với lời cầu chúc này và từ đó luôn nghĩ đến ngày được lên đường đi Mỹ.

Ngày tới My,õ việc đầu tiên tôi đã làm là gọi điện thoại cho tất cả những người đã giúp đỡ gia đình tôi hiện đang ở Mỹ, vừa để báo tin vui vừa để cám ơn họ. Nhờ sự giúp đỡ của họ mà ước mơ của chúng tôi đã thành hiện thực. Chúng tôi đã thoát khỏi cuộc sống tăm tối để bắt đầu xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp hơn tại phần đất tự do này. Công ơn của họ không bao giờ chúng tôi có thể quên được.

Năm nay mùa Tạ Ơn đến vào đúng dịp Việt Báo tổ chức "Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ". "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", tôi muốn mượn diễn đàn này để một lần nữa nói lên lòng tri ân đối với tất cả ân nhân của gia đình tôi. Quí vị ân nhân đã giúp đỡ bằng cách này hay cách khác, khi gia đình tôi còn ở Việt Nam cũng như sau khi đã đến Mỹ. Nhờ đó mà chúng tôi mới có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Tôi cũng cám ơn Việt Báo đã có sáng kiến thiết lập "Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ". Nhờ sáng kiến này tôi và những người Việt lưu vong có phương tiện giãi bày tâm tư, nói lên những thao thức và lời tạ ơn của mình trong cuộc sống lưu lạc.

Hải Triều

Ý kiến bạn đọc
03/12/202120:03:06
Khách
buy cialis usa <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis dosage</a>
06/11/202115:22:56
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis alternative</a> cialis online
02/07/202106:19:50
Khách
tadalafil mechanism https://www.pharmaceptica.com/
14/02/202118:01:18
Khách
cloriquine <a href=https://chloroquineorigin.com/#>dolquine</a> cloriquin
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến