Hôm nay,  

Thiên Đàng Trần Gian

13/03/200100:00:00(Xem: 162700)
Bài tham dư ïsốï: 186-VB1126


Đọc xong bài viết này, chắc chắn Quý vị sẽ phê bình là từ ngử được dùng quá đáng với tinh thần vọng ngoại v.v... Nhưng, dù bị chê trách cở nào, tôi cũng phải nói lên những cảm nghỉ chủ quan về một Đất nước mà Quý Vị và Tôi đang sống:

Là một cựu tù nhân cải tạo, với 10 năm ở Trại Vỉnh Quang, Tỉnh Vĩnh Phú, miền Trung Du Bắc Việt; Sau khi ra tù, tôi cùng vợ 2 con tìm cách vượt biên ngay. Lần vượt biên qua Kampuchia, đi ngả KompongSom, 1 hải cảng sát với đất Thái Lan. Muốn vượt hết đoạn đường từ Nam Vang xuống Cảng KompongSom, mỗi đầu người phải đút lót bộ đội Cộng Sản Việt Nam đóng nút chặn dọc lộ trình, một chỉ vàng. Nghe dân chúng đồn rằng: Bộ đội Cộng Sản nào tham lam hốt vàng bên xứ Chùa Tháp này, đều mất mạng khi tìm cách mang vàng ra khỏi nước này.

Quả thật đúng vậy, tôi chứng kiến nhiều trường hợp rất cụ thể rất linh ứng về điều nhận xét này. Lên ghe đánh cá lúc đêm khuya, đến Thái 1 ngày sau. Khi nhảy xuống vùng bờ biển cạn và được biết đây là đất Thái Lan, nước mắt tôi lần đầu tiên chảy dài trên đôi má. Mừng đến chảy nước mắt vì đã thoát được khỏi địa ngục trần gian.

Sau khi ở Thái Lan 2 năm và Phi Luật Tân 7 tháng, gia đình tôi được danh sách đi Mỹ. Phi cơ ghé Honolulu đổ xăng, lượn vài vòng trước khi đáp, tôi nhìn thấy cờ Mỹ phất phới giữa bầu trời quang đảng.

Giờ đây, sau thời gian đầu được chính phủ trợ giúp, gia đình tôi đã cứng cáp và nay đem công sức ra mà phục vụ lại Xã Hội và đất nước đã cưu mang mình. Tôi tốt nghiệp Y Tá và làm việc trong các bệnh viện dưỡng lão. Vợ tôi làm nghề móng tay.Sau đây là những mặt tốt và xấu của nước Mỹ, tôi xin góp ý:

1/ Không kỳ thị tuổi tác, giới tính trong học đường và nghề nghiệp: Khi bước chân đến Mỹ, tôi đã 43 tuổi. Bắt đầu ghi tên College trau dồi Anh Văn và nghề Y tá. Điều ngạc nhiên nhất là chẳng ai lưu tâm đến tuổi tứ tuần của tôi cả. Chả thấy ai thắc mắc: "Sao ông này già thế mà còn đi học""

Trong lớp y Tá, thầy cô đều trẻ hơn tôi, còn bạn học thì gọi tôi là daddy hoặc uncle. Ngồi bên trái tôi là 1 cô Mỹ vừa xong Trung Học. Phía trước là 1 cô Mỹ lai Mễ. Khoãng 22 tuổi. Bên phải là cô bạn Phi khoảng 21. Sau lưng tôi là cô Mỹ đen còn rất trẻ nhưng đã có con rồi. Lớp học khoảng 30 học trò mà chỉ có 4 đàn ông con trai, còn tất cả là đàn bà con gái. Khi đi thực tập ở bệnh viện thì đúng là gươm lạc giữa rừng hoa.

Rồi đến ngày ra trường, cứ tưởng là khó kiếm việc vì tóc đã hoa râm, muối tiêu, da đã điểm đồi mồi với nét mặt cằn cõi do gánh nặng của 10 năm tù đày. Nhưng may thay mới có kết quả đậu, chưa có bằng chính thức, bà Manager bệnh viện nhận ngay vào làm ca đêm, trông coi 80 bệnh nhân dưỡng lão. Bởi hỏi tại sao, dân người ta tiến, còn dân mình thụt lùi" Cở tuổi tứ tuần này mà ở VN thì chỉ ở nhà đuổi gà cho vợ, ai mà cho đi học và đi làm việc.

2/ Tinh thần thiện nguyện rất cao. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy 1 bà cụ tóc bạc phơ, mặc áo màu cam của Công chánh, tay cầm tấm bảng STOP, để đưa các trẻ nhỏ qua đường, suốt ngày, không kể nắng mưa. Và bạn sẽ kinh ngạc khi biết rằng họ chẳng lãnh đồng xu cắc bạc nào của chính phủ cả. Trưa về ăn cơm nhà, ra đường làm thiện nguyện giúp đời với nét mặt hân hoan.

Tôi đặc biệt phục người Mỹ ở điểm này. Ở bệnh viện hoặc các cơ sở chính phủ hạ tầng đâu cũng có những Volunteers làm việc không lương, góp một bàn tay cho công ích. Vì thế mà nước Mỹ ổn định trật tự và lôi cuốn cả thế giới đổ dồn về. Cho là Thiên Đàng trần gian không có ngoa lắm đâu.

Nếu ta ở một vùng mà bao quanh là người Mỹ thì ít có cơ nguy ăn cắp, chửi lộn, lấn chiếm đất đai, nói chung những việc làm mình bực bội. Họ rất tôn trọng đời sống riêng tư của mình. Có người phê bình là thiếu tình thân láng giềng, là 1 khuyết điểm nhưng tôi rất thích và cho là hay.

Ở đất này không có cảnh: Chồng chúa vợ tôi. Mọi người đều dành mọi ưu tiên cho đàn bà con nít vì họ quan niệm rằng: Đàn bà con nít là thành phần yếu đuối cần được che chở. Sau cùng, họ rất quý trọng sự sống, dù đó là con vật. Nhất là chó và mèo sống sướng hơn ở Việt Nam ta. Có bệnh viện riêng cho thú vật, có tiệm sửa sắc đẹp cho mèo chó "Pet Grooming Parlor", có thực phẩm chế biến kỷ càng riêng biệt,đôi khi được ở chung nhà hoặc ngủ chung với chủ.

Nói chung sự sống, của con người và thú vật đều được trân quý. Người Việt mình mà làm thịt chó, mèo hay chim chóc, chẳng may Cảnh Sát bắt được thì rất phiền hà với Chính Quyền và với hội Bảo vệ Súc Vật.

Sau cùng, dỉ nhiên không phải cái gì của Mỹ cũng tốt và hay cả. Vẩn có nhiều điều rất tệ. Nhưng nếu ta được chọn lựa giữa cái bánh đa và cái bánh sôcôla. Phần đông chọn sôcôla thơm ngon và hấp dẫn hơn. Vì thế mà cả thế giới đều đổ dồn vô đất Mỹ.

Sau đây là những cái dở của nước Mỹ:

1/ Phim ảnh đầy bạo lực: Đó là đề tài ăn khách đối với thanh thiếu niên Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Súng đạn, thanh toán và tàn phá. Hiếm có những phim xây dựng, lý tưởng, tình cảm, với những nội dung sâu sắc. Ngoài ra xã hội còn cho phép sử dụng súng đạn để gọi là tự vệ. Do đó có nhiều lạm dụng hoặc bắt chước, nhất là giới trẻ hoặc con nít.

2/ Cách phục sức quá đơn giản trong giới trẻ Vào mùa hè, người nào đến Mỹ lần đầu mà vào các Trường Đại Học, sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy Sinh Viên Nam mặc cái T-shirt hoặc áo thun 3 lổ, với quần sà lỏn nhưng giày vớ rất tươm tất. Điều ngộ nghỉnh nhất là: Không ai thấy bàn chân 5 ngón của mình, còn ống quyển đầy lông lá ghẻ chóc thì chả sao. Còn sinh viên Nử thì tươi mát đa dạng, đôi khi có mốt đi chân đất, quần Jean phải rách và bạc màu có vẻ bụi 1 chút, và đôi ba lổ lủng mới hay. Về phần nữ thì muốn khoe bàn chân 5 ngón đỏ chót chả sao.

3/ Tình cảm yêu đương thanh thiếu niên tự do quá trớn: Những khách du lịch từ các nước bảo thủ cổ kính như Việt Nam ta, sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy đôi trai gái mân mê, hun hít nhau bên lề đường giữa thanh thiên bạch nhật không một chút e ngại mắc cở. Tuy nhiên những người Mỹ lớn tuổi, trung niên thuộc thế hệ 60,50 trở về trước thì khác, họ cũng cổ kính như Việt Nam hay Á Châu ta. Đừng lầm tưởng, hễ Mỹ là có đời sống buông thả. Có những gia đình nề nếp giáo dục thì đời sống của họ có những giá trị tinh thần rất cao quý.

4/ Về Chính Trị, Ngoại Giao. Các nhà lãnh đạo nước Mỹ rất thực tiển, lý trí và tính toán. Họ thay đổi Chính Sách ngoại giao theo nhu cầu kinh tế hoặc do áp lực của quần chúng hoặc do một đường lối Chính Trị tính toán. Họ sẳn sàng bỏ một người bạn để đổi lấy một kẻ thù nếu điều ấy có lợi cho nước Mỹ. Chúng ta là người Việt Nam với 30-4-75 thì quá rõ điều này. Nước Mỹ viện trợ rất nhiều nhưng các nước hoặc dân chúng lại không thích Mỹ. Biễu tình bài Mỹ, đốt cờ Mỹ là chuyện thường tình.

Nói tóm lại, chính phủ Mỹ, chính Sách ngoại giao Mỹ thì không ai thích nhưng được du lịch Mỹ, định cư ở Mỹ thì cả thế giới đều thích. Có người cho đất Mỹ là vùng đất hứa, có người cho là quá đáng.

Dù gì đi nữa xin các bạn hãy nhìn vào thực tế thì rõ: Vào Mỹ thì khó, mà ra khỏi Mỹ thì dễ. Hễ mật ngọt thì ruồi bu. Cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam ta phải vất vả lắm mới vào được Thiên Đàng trần gian này. Biết bao người đã phải bỏ mạng ở biển cả để mong cho được đến Thiên Đàng này. Riêng cá nhân tôi, thoát được địa ngục trần gian thì những nơi khác là Thiên Đàng.

Nguyễn Sĩ Quý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,247,186
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến