Hôm nay,  

Mùa Lễ Tạ Ơn, Chiều Tan Sở Làm

13/03/200100:00:00(Xem: 199408)
Bài tham dự số 183-1123

Tháng 11, mùa Lễ Tạ Ơn dễ gơi nhiều hồi tưởng đặc biệt. Thiên Hương, tác giả bài "Ngày Lễ Tạ Ơn Trên Nước Mỹ" đăng hôm đầu tháng đã viết "đối với tôi, ngày nào cũng là ngày Tạ Ơn từ khi tôi được đặt chân đến nước Hoa Kỳ này."

Hôm nay, đúng ngày Lễ Tạ Ơn, xin trân trọng giới thiệu thêm bài viết thứù hai của cô, giờ tan sở tại Mỹ, hồi tưởng về việc làm tại "Nông Trường Phú Xuân" gần Đà Lạt, nơi cô một thời bị hành hạ, làm nhục.

Cô Hương là con lớn một gia đình HO, chỉ vừa tới Mỹ 3 năm, hiện đã đủ khả năng coi về Process Engineering cho một hãng điện tử. Bài viết được chính cô chuyển đến Việt Báo bằng email.



"Ai giới thiệu cô đến đây""
"Da,ï một người bạn nói rằng hãng này đang tuyển người nên tôi đến xin việc làm."
"Cô có kinh nghiệm làm việc gì""
"Dạ thưa... tôi mới đến Mỹ được một tuần thôi ạ, nên tôi..."
"Không có kinh nghiệm làm sao tôi mướn được" Ở đây tôi đang cần assembler về điện tử..."
Cứ như vậy, tôi tiếp tục đi bộ qua các hãng khác để vào "apply job". Hãng này cách hãng kia tuy chỉ có một block nhưng cặp giò của tôi ngắn quá nên tốc độ không thể vượt quá 4miles/hour và 3 hãng/ngày. Dò tìm trên báo, tôi biết có nhiều hãng đang tuyển người nhưng xa quá nên tôi không thể đi đến được, vì tôi mới qua làm gì biết lái xe và cũng chẳng có một chiếc xe nào để đi.
Ngẫm nghĩ mà oái oăm cho số phận! Sau 8 năm được phóng thích ra khỏi trại cải tạo, cha tôi đã phải trải qua thêm nhiều năm tháng bị "quản lý" tại địa phương, phải trình diện hàng tuần với "tổ trưởng" khu phố, và luôn lo lắng không biết việc gì sẽ xảy ra nếu "ông tổ trưởng buồn buồn" giữ luôn "chứng chỉ học tập". Aáy vậy mà cũng đâu có thoát.
Một đêm, đúng lúc giữa khuya, công an đến đập cửa, vào nhà tôi lục soát và đưa lệnh bắt cha tôi vì tội danh "hoạt động CIA". Trong cơn khủng hoảng tinh thần, ông vội leo lên mái nhà phía sau để trú nấp. Hỡi ôi, sức già tiều tụy đã làm ông té xuống đất, suýt nữa gảy chân. Mẹ tôi hoảng hốt, cố che lấp tiếng động bằng cách dúi cho mấy vị công an lục soát một ít tiền và xin khất đến sáng mai mang cha tôi lên trình diện. Từ đó, các "vị " công an thường xuyên đến nhà chúng tôi đòi nộp "thuế thân" cho cha tôi.
Cuộc sống cứ vậy mà bế tắc, vô vọng, cho tới khi cha mẹ tôi được phép xuất cảnh diện HO11.
Gia đình tôi gồm 6 anh chị em, nhưng được phép xuất cảnh, thì chỉ còn . . duy nhất một đứa em gái đủ tuổi hạn định theo bố mẹ tới Mỹ. Mấy chị em tôi bị kẹt giấy tờ bổ sung nên mới đến sau này.
Chỉ mới đến Mỹ được một tuần, tôi quyết định phải vượt mọi trở ngại, lập tức lao ra đường tìm jobs. Khốn thay, với bộ tịch nhà quê mới lên tỉnh của tôi, không một tí "kinh nghiệm làm việc trên đất Mỹ"õ, lại thêm cái nước da "tái ngắt nguyên màu lính tân binh" này, thì ai mà dám mướn"
Dù năm lần bẩy lượt bị từ chối, tôi vẫn quyết liệt cuốc bộ tìm job và tự nhủ mình phải cố gắng hơn nữa. Vạn sự khởi đầu nan mà, tôi nghĩ.
Một hôm, vẫn chân ướt chân ráo, tôi đến công ty Millennium, chuyên về Building Maintenance và mạnh dạn bước vào. Đây là nơi đang cần "Cleaners" có kinh nghiệm. Tôi chẳng hiểu Cleaner là làm những việc gì, nhưng cứ trả lời đại rằng tôi biết làm.
Người ta đưa tôi qua một văn phòng khác và chỉ cho tôi các nơi cần clean-up và nói tôi làm thử cho họ xem.
Chúa ơi, bên cái xứ tôi làm gì có những chai Chemical sang trọng như Windex, Lysol, 409, Clorox, Magic..., để mà lau chùi bàn ghế, kính soi, thậm chí cả restroom như ở đây" Lại còn có cái máy hút bụi Hoover mà từ bé đến lớn tôi chưa lần nào biết cầm nó. Biết làm gì bây giờ"
Cầm lấy cái chổi lông gà, cái khăn, và một cuộn giấy, tôi lớ ngớ không biết phải bắt đầu thế nào. Ông chủ nhìn tôi từ đầu đến chân, chắc thấy tôi giống kẻ thiếu ăn, nhỏ bé, ốm yếu, ông lắc đầu, tó vẻ thương hại và nói "Tôi không biết cô là ai, nhưng tôi biết là cô chưa đi làm lần nào. Chúng tôi đang cần người biết làm. Rất tiếc, tôi không thể mướn cô được."
Tôi cố năn nỉ ông giúp và xin làm không lấy tiền hầu để học "kinh nghiệm làm việc". Tôi nói với ông rằng tôi là người học hỏi rất nhanh và rất chịu khó, chỉ cần ông chỉ cho tôi cách làm ra sao thì tôi sẽ làm được ngay.
Ngẫm nghĩ thế nào không biết, ông ta nhận lời! Và kể từ ngày đó, tôi có việc làm! Công việc tính ra cũng khá nặng nề vì đòi hỏi phải dùng hoàn toàn đến sức lao động, nhưng tôi vẫn cảm thấy sung sướng vì đây là job đầu tiên giúp tôi sinh sống khi tôi đặt chân đến nước Mỹ.
Khi thành phố đã lên đèn, tôi mới rời chỗ làm để về nhà trên chiếc xe đạp cũ cọc cạch do một người bạn của cha tôi cho, vừa đi tôi vừa cảm thấy sung sướng trong lòng và cám ơn Thượng Đế cho tôi được một ngày bình an.
Tôi nhớ lại cũng trên một chiếc xe đạp như thế này, vào cái ngày xưa ấy, tôi đã thả dốc suýt đầu hàng cuộc đời cũng chỉ vì "Việc làm".
*
Cha đi cải tạo, xã hội mới không có chỗ cho con cái ngụy quân, ngụy quyền. Tôi bị hoàn cảnh đẩy dần vào "nông trường Phú Xuân". Gọi là nông trường" chứ thực tế cũng chỉ là là một trại khổ sai.
Hôm đó, tại nông trường Phú Sơn, tôi lên xin "thủ trưởng" nghỉ một vài hôm để đi thăm nuôi cha tôi. Xin cách nào cũng không được phép nghỉ, tôi đành liều mạng trốn 2 ngày để đi. Khi trở lại nông trường, tôi bị "biệt giam" trong một "căn phòng 4 mét vuông" để "ăn năn"trước khi "khai cung" chờ ngày xét xử.
Trong lúc tôi bị biệt giam như vậy thì tên trưởng phòng tên Nguyễn văn Mộc, có trách nhiệm hằng ngày đến phòng giam "chấp pháp".
Một lần, sau câu hỏi to tiếng "Mày thực thà hối cải chưa"" hắn dáo dác nhìn quanh, rồi mở khóa cửa đưa cho tôi một phần ăn tối gồm 1 chén cơm độn khoai mì và chút mắm. Liền đó, hắn nhảy đại vào, ôm chầm lấy tôi và xiết... mạnh. Tôi chưa kịp phản ứng gì, thì hắn đã nhẩy ra nói lớn: "Mày ráng ăn năn hối cảiù, tao sẽ giúp cho được xử sớm!".
Chuyện xẩy ra làm tôi hoảng kinh. Từ bé đến lớn chưa bao giờ bị cái cảnh ghê tởm này. Hắn đi rồi, tôi mở mắt nhìn vào khoảng không vô định, không còn thiết gì mấy hạt cơm độn kia nữa.
Rồi ngày hôm sau, tên trưởng phòng lại đến, lại tái diễn cái cảnh y như vậy. Tôi hét lên, thụt lùi, sợ hãi. Hắn nhào tới, bịt mồm tôi gầm gừ: "Mày ngu lắm. Làm gì mà nhặng lên thế. Ngày mai mày bị đem ra xử. Muốn sống thì im đi, tao giúp cho!" Tôi qùy xuống, van lạy hắn: "Chú ơi, xin chú tha cho cháu... (khóc)!".
Ngày hôm sau, khi "đài tiếng nói Việt nam phát thanh từ thủ đô Hà Nội" vang lên đúng giờ từ ống loa đầu dãy nhà một cách rờn rợn như báo cho tôi biết "giờ đã đến". Tôi vẫn nằm im trên tấm ván trần không chiếu, vẫn mặc nguyên bộ áo quần hôi hám từ ngày tôi bị giam, đầu óc hoàn toàn bị tê liệt.

Đến khi tiếng kẻng báo giờ làm việc trổi lên, tôi mới từ từ ngồi dậy. Oâi, cái tiếng kẻng định mệnh mà hằng ngày tôi "được" đi lao động nay không còn nữa, tiếng kẻng này sẽ đưa tôi đến pháp đình, để lãnh án tù tội.

Tôi "được" đưa ra xử sớm hơn dự định. Bàn xử gồm mấy tên máu mặt của nông trường, và môt ít "công nhân ưu tú". Một mình tôi ngồi đầu bàn. Tên thủ trưởng đứng lên kết án tôi: "Cô Hương đội 15, đã cố ý trốn trại có mưu đồ tổ chức, đã quen với nếp sống đồi trụy, ảnh hưởng chế độ Mỹ ngụy nên quá "Tự Do vô kỷõ luật". Nay vì không còn đường thoát nên tự ra đầu thú. Cô Hương sẽ lãnh án là 3 năm "Cải tạo lao động". Cô Hương có muốn phát biểu gì không"
Chung quanh tôi, mặt đất như rung động, tôi muốn té xỉu. Thật khó tưởng tượng có thư tuyên án kiểu này.
Hình như con người ta trước giờ phút tuyệt vọng, thường chỉ còn biết bám víu lấy Thượng Đế vô hình. "Thượng Đế, nếu Ngài có thật, xin ra tay cứu giúp con!" Tôi thầm khấn vậy.
Và . .tự nhiên, tôi đứng dậy, rất bình tĩnh, hỏi tên thủ trưởng:
"Ông có cha không"".
Hắn ú ớ:
"Mày hỏi gì vớ vẫn thế" ... có chứ!"
"Ông có thương cha ông không""
" ... mà mày muốn gì"" Hắn nạt.
"Ông có cha, ông thương cha ông một, tôi cũng có cha, nhưng tôi thương cha tôi đến một trăm lần, vì cha tôi là kẻ ngã ngựa. Chỉ tại không đành để cha tôi chết đói, tôi mang cho cha tôi miếng cơm. Chỉ có thế, mà tôi phải bị đi cải tạo" Thật là bất công, vô nhân đạo! Tôi chỉ muốn nói lên điều đó, rồi thì các ông muốn nhốt tôi cứ nhốt đi!"
"À, con này, mày chưa bỏ cái áo ngang tàng ăn cơm đế quốc của mày.... Hừ, y án ... Tôi tuyên bố: giải tán!".
Tên thủ trưởng bật dậy, la lối. Tôi bị tống lại vào nhà giam.
Đêm hôm đó, cũng cái tên Mộc trưởng phòng mang đến cho tôi một "công lệnh" gọi lên gặp giám đốc phòng lao động. Hắn nói: "Mày nhờ tao nói giúp nên mới chóng như thế, mai mày ghé về nhà báo cho Mẹ mày một tiếng rồi lên ngay phòng Lao động nghe không" Tao thương mày vì mày còn bé mà ngốc quá, ngang tàng chỉ có chết thôi!"
Hôm sau, tôi như người mất hồn, lên gặp tên Giám đốc Phòng Lao động. Phòng chỉ có vỏn vẹn 1 cái bàn, 1 cái ghế, và.... 1 cái giường trải chiếu. Hắn "mời" tôi ngồi. Tôi đành phải ngồi trên chiếc giường. Tên hắn là Trần Huy Thảo, hắn có một bộ mặt rất kỳ quặc. Cặp mắt xếch một mí với bộ râu xồm xoàm làm tôi khiếp vía. Tuy vậy, hắn ăn nói nhẹ nhàng, hỏi tôi lý do "vi phạm nội quy" dẫn đến "án lao động" ra sao. Rồi hắn khuyên bảo và hứa sẽ chuyển cho tôi qua nông trường khác làm và không phải đi "cải tạo lao động" nữa.
Hai tai tôi như lùng bùng, không tin vào sự thật vì sao giữa họ lại có người tốt bụng đến như vậy" Đang hoang mang chưa kịp nói lời cám ơn thì hắn đứng dậy, ra khép cửa, sà đến ngồi gần tôi... Tôi vội đứng dậy, ôm chặt cái giỏ trong đó có mấy tập "nhạc vàng" vì sợ nếu bị phát giác sẽ bị tội nặng hơn. Hắn cũng đứng lên theo.
Tôi tiến về phía cửa, nơi tôi để chiếc xe đạp, nhưng muộn quá rồi. Ào một cái, hắn nhào tới như một con mãnh thú vồ đến, như một con mãnh thú vồ mồi, hắn ôm chầm lấy tôi.
Khi khuôn mặt con mãnh thú nhắm ghiền đôi mắt và chỉ còn cách hai con mắt tôi 1cm, tôi thình lình lấy hết sức bình sinh, vùng vẫy, dật ngược tóc hắn ra sau, và tát cho hắn hai cái thật mạnh làm hắn té nhào.
Bung được cửa, tôi nhảy bổ ra đường, leo lên xe đạp, thả dốc mà hồn vía bay đi đâu mất. Chết rồi, thế nào tôi cũng sẽ chết vì sự trả thù của hắn.
Tôi về đến nhà, chân tay run lật bật, và tôi vào dặn Mẹ tôi:
"Ngày mai con phải rời khỏi Dalat. Mẹ phải đi đăng báo ngay mục"Từ con" vì chắc chắn họ sẽ bắt cả gia đình mình vì con. Con không muốn Mẹ liên lụy".
Mẹ tôi òa khóc, bà đâu hiểu gì, bà đâu muốn từ bỏ đứa con mà bà sinh ra, nhưng buộc bà phải làm vì sự sống còn.
Vào phòng, gục đầu trên gối, tôi gnhĩ đến mấy viên Valium trong tủ thuốc để kết liễu đời mình cho xong. Nhục nhã, ê chề, đau đớn, khốn khổ, còn sống để làm gì" Thượng đế vô hình không biết đang ở đâu, chỉ có Ngài mới đủ phép màu để mang tôi đi một nơi rất xa nào đó, để tôi khỏi bị nhục hình . .
Thế là, từ ngày đó, tôi đã phải sống như một kẻ "hors la loi" (ngoài vòng pháp luật) ngay trên quê hương mình.

Tôi phải cố xua tan đi cái ký ức đau buồn ấy, vì bây giờ đây, chiếc xe đạp này đang đi thênh thang trên vĩa hè thành phố Tustin, một thành phố cổ êm đềm của Cali, đang mang lại cho tôi sự bình an trong tâm hồn. Với nó, tôi đã đi làm được, cũng có một job, đã mang lại sự sống cho gia đình và tôiø. Có job nào xấu đâu" chỉ có lòng con người nghĩ đến những điều xấu và hành động xấu, mới thật sự là xấu...
Ngày tháng trôi qua, cũng từ cái job "cleaner" đó, tôi đã được chỉ dẫn đến các Agencies để apply job. Khi vào dự test, tôi đã pass hết các bài, cộng thêm test về computer mà tôi được điểm rất cao ... đã đưa tôi đến ngày hôm nay. Có ai ngờ đâu rằng con bé ngày xưa mặc chiếc áo bà ba đen, quần xắn quá đầu gối lội dưới ruộng, đội chiếc nón lá rách, luôn mang tâm trạng sợ sệt vì không biết bị tù tội ngày nào với lý do gì, mà giờ đây đang yên tâm hằng ngày 8 tiếng ngồi làm về Process Engineering cho một hãng điện tử, góp một phần nhỏ cho xã hội.
Hoa Kỳ quả thật là một nước có tôn ti trật tự, luật pháp rõ ràng, bảo đảm được nhiều cơ hội mở rộng cho tất cả mọi người. Từ hai bàn tay trắng, không nghề nghiệp chuyên môn, chỉ bằng sự cố gắng của khối óc nhỏ bé và hai bàn tay, tôi đã tồn tại được cho đến ngày hôm nay, vui vẻ với thành quả nhỏ nhoi đang có.

Tháng 11 sao trời nhanh tối quá, năm nay hình như lạnh sớm hơn mọi năm. Chiều tan sở, tôi lái xe ra về trên chiếc Toyota Corolla 82, tuy cũ kỹ, nhưng tôi thương nó lắm, cũng như tôi đã từng yêu mến chiếc xe đạp lọc cọc ngày nào .trong một tâm hồn nhẹ nhàng phơi phới.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ Thanksgiving rồi, ai nấy đều có dịp nói lên lời "cảm tạ". Với tôi, có được ngày hôm nay là một sự "Cảm tạ" vô biên. Một khi đường đời đã vất vưỡng qua quá nhiều chông gai, chắc chắn người ta sẽ rất qúy những gì đang có, dù tầm thường nhỏ nhoi. Tôi cảm tạ ơn trên đã cho tất cả chúng con, những người Việt Nam tỵ nạn, đến được miền đất Hoa Kỳ này để hiểu được giá trị thật sự của "Tự Do" và biết thương yêu nhau hơn. Xin Ngài hãy thương xót nhiều hơn những người còn kẹt lại trên đất nước đau kho kém may mắn hơn chúng con.

Mùa Lễ Tạ Ơn, Xin Tạ Ơn Ngài về tất cả!

Thiên Hương
Tustin, ngày 10 tháng 11, 2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,050,252
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến