Hôm nay,  

Niềm Vui Và Nỗi Bất Hạnh

13/03/200100:00:00(Xem: 180828)
Bài tham dự số 181-VB1121


Loay hoay mãi tôi mới tìm ra nhà Vân ở cuối một con hẻm đầu xa lộ Biên Hòa.

Vân là vợ Hải, bạn tôi. Tôi biết Hải trong trại cải tạo lúc còn ở Long Giao, chúng tôi cùng được chuyển ra Bắc một đợt. Trước khi chuyển trại vài hôm, Hải nhận thư mẹ báo bố đã mất, còn Vân lấy bộ đội rồi. Ra Bắc được một tuần, Hải uống hai mươi viên ký ninh quyết định quyên sinh. Nửa đêm, tôi và một trại viên khác cáng Hải lên Ban Chỉ Huy Trung Đoàn cấp cứu, đi năm cây số đường rừng. Hai người bộ đội áp tải giục chúng tôi đi nhanh nhưng không còn kịp. Sau những cơn co giật liên tục, Hải đã tắt thở trên cáng trước khi đến trạm xá. Tôi và người bạn phải chờ đến sáng để đào huyệt chôn nó.

Còn Vân sau khi được tin Hải mất tỏ ra hối hận đã bỏ người bộ đội, tham gia tổ chức Phục quốc, sau bị gài bắt, cải tạo 10 năm.

Tôi biết Vân lúc cùng buôn bán ở chợ An Đông. Tôi đã đưa Vân ra Bắc tìm chỗ chôn Hải, nhưng ngôi mồ đã bị san bằng không còn dấu vết.

Biết tôi đến từ giã để mai đi Mỹ, Vân buồn bã hỏi có cách nào giúp đi cùng không" Tôi đáp nếu không có gia đình thì tôi có thể giúp Vân đi cùng được. Tôi hỏi Vân cần giúp gì không" Vân nói lúc này làm ăn được nên không cần. Tôi chúc Vân ở lại gặp nhiều may mắn và hứa sẽ viết thư. Tôi trao cho Vân một phong bì đựng ít tiền nhờ trao lại cho Hùng.

Hùng là thương phế binh Biệt Động Quân, bị cụt cả hai chân đến, tận háng, không gia đình, sống lê lết ăn xin ở các chợ, lúc nào cũng đội chiếc mũ "bê rê" nâu và mặc chiếc áo Biệt Động Quân màu hoa rừng. Hùng cũng là bạn cùng khóa Thủ Đức với tôi. Ước mơ duy nhất của Hùng là có được chiếc xe lăn để đi bán vé số. Có lần tôi gán ghép Hùng với Vân, nhưng Vân không chịu, một cuộc gán ghép không cân xứng.

Hôm ra sân bay tiễn có đủ hai gia đình nội ngoại. Có vợ chồng Xinh và Chính, hai người bạn cải tạo cũng cùng đơn vị. Hồi còn ở ngoài Bắc vợ Xinh không dám thăm nuôi vì sợ bị phân biệt gia đình tư sản sẽ bị ngược đãi, để nó suýt chết vì suy dinh dưỡng trong đợt ăn "bo bo" năm 78. Được gia đình thăm trước, tôi mời nó ăn chung nhờ vậy sức khỏe phục hồi dần.

Tôi nhìn quanh cố tìm hai người tôi cần gặp: Vũ và Thanh. Vũ là bạn thân từ nhỏ, ra Trường Thiếu Sinh Quân tình nguyện về Thủy Quân Lục Chiến, vết chân đi khắp bốn quân khu, trên người đầy sẹo đạn.

Sau năm 75, vợ chết vì tai nạn, vài tháng sau đứa con nhỏ 6 tháng cũng chết nốt vì nuôi bằng nước cơm với đường bị tiêu chảy. Nó buồn bò lên rừng Phước Long sống nghề cưa xẻ. Tôi giúp nó ít vốn về Sài Gòn buôn vé số, nhưng cứ ở Sài gòn gần gũi bè bạn là lại đàn đúm, hút sách, nhậu nhẹt, hết vốn lại lên rừng.

Còn Thanh không phải bạn chỉ là lính gác cổng đơn vị. Cả nhà sang Mỹ, do bị bệnh chậm phát triển bẩm sinh, ngớ ngẩn chậm chân bị bỏ lại. Vì gia đình cắt đứt liên lạc, nó sống lang thang đầu đường xó chợ xin ăn. Mỗi lần đến thăm tôi đều được mời ăn cơm và cho tiền tiêu, nhiều lần như thế, vợ tôi không bằng lòng nên hay nói. Vợ tôi biết tính tôi hay cho bạn tiền nên sau này không cho giữ tiền nữa chỉ để trong túi vừa đủ, đổ xăng. Tôi phải để dành trong các dịp mua, sắm, chợ búa hay sửa xe. Chỗ dấu tốt nhất là lai quần chứ để đâu cũng bị biết, nên lai quần nào của tôi cũng bị lưỡi lam rạch chỉ may.

Đến Mỹ tháng 6 năm 90, định cư tại thành phố Garden Grove quận Cam. Đầu tiên tìm Dũng, bạn xưa.

Trở lại những năm đầu cải tạo, sống chung trong trại chúng tôi có ba người sống chết có nhau là Dũng, Tài và tôi, Tài còn là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi trước kia. Cả hai người bạn đều can đảm thao lược; Dũng rất liều lĩnh còn Tài đắn đo hơn.

Một hôm hai bạn đề nghị tôi để dành cơm nguội phơi khô, dùng làm lương thực vượt trại. Tôi từ chối viện lẽ chưa ai thoát khỏi mạng lưới nhân dân ở miền Bắc Xã hội Chủ Nghĩa này. Vài tháng sau, tôi ở lại, hai bạn đi thành công. Tuy nhiên mỗi người một hướng để sau này trở nên hai định mệnh khác nhau.

Dũng theo hướng Bắc sang Trung Quốc rồi Hồng Kông và định cư ở Mỹ. Vài năm sau từ Mỹ về Thái Lan, qua Campuchia xậm nhập Việt Nam bằng đường bộ. Dũng đưa cả gia đình gồm vợ hai con vượt biên đường bộ ngược con đường xâm nhập về. Thật ngoạn mục, chẳng khác gì điệp viên trong các phim trinh thám.

Còn Tài quyết định xuôi Nam về tận Cà Mau sắm một chiếc ghe thả lênh đênh giữa các giòng sông, thỉnh thoảng về Sài Gòn thăm vợ con và tôi. Ý định của Tài là sẽ đưa cả gia đình vượt biên bằng ghe men theo Vịnh Thái Lan.

Phần vợ Tài thấy kế hoạch liều lĩnh sợ nguy hiểm cho hai con nên nhân có các chuyến vượt biên của người quen đã gom góp vốn chỉ đủ cho lo hai đứa đi lọt hai chuyến. Thằng Việt sang Đức thằng Nam sang Nhật. Tài được tin cũng mừng vì chỉ còn hai vợ chồng càng dễ tính.

Nhưng lịch sử thay đổi, các nước không còn nhận thuyền nhân, kế hoạch của Tài phá sản. Vợ Tài có thể chờ con bảo lãnh sau này nhưng cũng muốn chờ chồng. Riêng Tài, không giấy ra trại, không hộ khẩu, không căn cước. Nếu ra trình diện sẽ phải đi tù về tội trốn trại; ngoài ra có thể bị ghép vào tội gián điệp, cả hai tội chắc tù suốt đời.

Tôi hỏi Dũng có cách nào giúp Tài" Dũng đáp, đã hai lần rủ đi cùng, một lần vượt trại, một lần xâm nhập về Việt Nam, Tài đều từ chối. Nay Dũng có gia đình không muốn liều lĩnh nữa.... Cánh cửa tự do, đã khép chặt với Tài.

Dũng giới thiệu tôi vào học nghề tiện ở Trường Trung Học Anaheim, cả máy tay lẫn CNC. Tốt nghiệp, đọc báo tìm việc thấy nơi nào cũng đòi năm năm kinh nghiệm, tôi thử xin vài hãng đều bị từ chối, nhờ người quen đưa vào cũng không thành công vì chưa có nhu cầu. Sau cùng đi bỏ báo Register tại quận Cam.

Làng nhàng vậy mà cũng hay, lương mang về trên ngàn, lại chỉ làm vài tiếng ban đêm, ngày là của mình, làm mọi việc gia đình từ cơm nước chợ búa đưa đón con đi học; có thì giờ sửa xe và làm giấy tờ cần thiết; tối đến tà tà đi học thêm để cho vợ hoàn toàn rảnh rang học nghề tóc nail.

Bởi phải lo việc cơm nước nên tôi rất quen thuộc các khu thương mại Việt Nam. Các lần đi chợ thấy có người Mỹ trung niên vô gia cư hay đứng xin tiền, để bảng trước ngực là cựu binh Việt Nam, lần nào gặp tôi cũng cho một hai đồng. Có lần, tò mò tôi hỏi tên và đơn vị. Hắn nói tên Ron, đơn vị thiết giáp đóng ở Kontum năm 69, nhiệm vụ bảo vệ trục đường Kontum - Pleiku. Tôi biết đơn vị hắn vì tôi ở Chi Khu Dakto thời gian này, cũng thường đi trục lộ này. Ron bị thương giải ngũ về bị vợ bỏ, buồn chán đâm nghiện ma túy nặng, bây giờ lấy cô vợ khác cũng nghiện như hắn.

Sang Mỹ được hai năm thì hai người bạn Sinh và Chính cũng lần lượt sang đợt HO 12, và HO 15; rồi đến vợ chồng Tánh và Thủy đợt HO 16, cả hai là bạn học từ nhỏ. Hôm ra sân bay Los Angeles đón vợ chồng Tánh tình cờ gặp vợ chồng Ron ở đây, tôi dốc hết túi chẳng có đồng lẻ nào đành nặn lai quần rút tờ hai chục cho, không quên chúc Thượng Đế ban phúc cho gia đình hắn.

Tánh trước khi đi Mỹ bị tai nạn gãy xương không thể làm việc nặng; đứa con duy nhất đã đủ 18 tuổi, tiền trợ cấp chỉ được một năm. Hết trợ cấp cũng không biết làm gì, tôi khuyên cả nhà nên đi học nghề Nail và sẵn sàng giúp ba trăm tiền đóng học phí.

Sau vài năm làm Nail ở tiểu bang Connecticut gia đình Tánh thành công lớn, đã làm chủ hai tiệm; mua một căn nhà trên bốn trăm ngàn ở khu sang trọng.

Thủy về quận Cam chơi, biếu tôi một ngàn trả ơn đã giúp ba trăm khi trước. Tôi từ chối.

Bỗng một suy nghĩ lóe lên trong đầu, tôi nói đang cần một ngàn giải quyết việc riêng. Thủy đưa ngay. Hôm sau tôi tìm mua một xe lăn gởi về cho Vân nhờ trao lại cho Hùng; số còn lại chia đều cho hai người làm vốn.

Sang Mỹ thấm thoát mười năm vẫn bỏ báo. Vợ tôi sau nhiều năm làm nghề tóc, cố gắng quá sức đã bị ung thư ngực thời kỳ thứ ba, mổ lần đầu phải khoét sâu vào nách; sáu tháng sau nhập vào phổi, vào gan rồi chạy lên cổ. Bỏ việc. Xin tiền bệnh bị Sở Xã Hội từ chối.

Cô con gái đã lớn trở nên khó dạy, tôi phải gởi sang tiểu bang khác. Bao nhiêu khó khăn bỗng dồn dập đến. Tôi ngồi vào bàn định viết thư thăm Vũ thì được thư Anh nó, báo tin Vũ đã mất vì bị cây đè, kết thúc một đời người đầy bất hạnh. Anh nó than không tiền ma chay tôi phải mượn một trăm gởi cho.

Tôi bâng khuâng nghĩ đến những người khác. Không biết Vân làm ăn ra sao" Hùng chắc thỏa mãn với chiếc xe lăn; Ron vẫn lang thang đâu đó; Cháu Việt đã lớn, vào đại học, vẫn ơ Đức một mình; cháu Nam vẫn ở Nhật một mình; mẹ chúng nó vẫn ở Sàigòn một mình, niềm thương nhớ con ray rứt, bà đã quyết định nộp đơn đi đoàn tụ, để chồng ở lại.

Phần Tài, ở một đoạn sông nào đó tận cuối miền đất nước vẫn lênh đênh giữa dòng một mình, chờ... cánh cửa tự do... đã khép lại.

Mỗi họ có một nỗi bất hạnh; nhưng tất cả họ làm nên một thiên sử ca bi hùng của thời đại chúng tôi.

Tôi lững thững nhìn quanh; ve tròn tờ hai chục nhét vội vào lai quần.

B.V.K

21 tháng 7, năm 2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,954,071
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.