Hôm nay,  

Tạ Ơn Trời

13/03/200100:00:00(Xem: 181045)
Bài tham dự số 178-VB1118

Tháng mười một lại về, tháng của mùa Thu, của những màu lá úa vàng, của những chiếc bắp khô nâu nhạt, của những trái bí ngô da cam bóng bẩy, của những chú gà tây đã quay vàng lườm trên những tấm hình quảng cáo báo hiệu ngày Lễ Tạ Ơn đang đến.

Nếu chỉ tạ ơn Trời đã cho mưa thuận gió hòa để ruộng vườn xanh tốt đem lại của ăn dư thừa thì tôi nghĩ chưa đủ. Phải tạ ơn Thượng Đế đã sinh ra con người, đã cho ta sức khỏe để sống còn với thiên nhiên vạn vật trong vũ trụ. Phải bị đói mới biết được ăn no là sung sướng. Phải đau đớn vì bịnh tật mới biết sức khoẻ cần như thế nào. Phải bị bó buộc mới thấy cái quý giá của sự tự do. Bởi thế tôi luôn tạ ơn cho những gì tôi đang có.

Cho đến giờ phút này, mọi chuyện xảy ra trong đời tôi vẫn chỉ là theo một sự sắp đặt sẵn nào đó cuả Thượng Đế. Nói như thế vì hình như chưa bao giờ tôi dám mơ ước một điều gì. Không muốn bị thất vọng khi ước mơ không thành nên tôi không mơ ước. Đơn giản chỉ có vậy.

Cha Mẹ sanh ra, nuôi cho khôn lớn, đi học, quen bạn bè, đến tuổi lập gia đình, có người hỏi thì đi lấy chồng. Đầu năm 75, ở cái tuổi không quá sớm nhưng cũng chẳng muộn, tôi lập gia đình. Những trùng hợp lạ lùng liên tiếp xảy ra.

Sau mấy tuần lễ về quê chồng ăn tết, tôi trở lại Sài Gòn một ngày trước khi Cộng Sản chiếm Ban Mê Thuột. Đáp máy bay ra Nha Trang khi điện tín báo chồng thoát về được từ Pleiku. Vài tuần sau đó, lại theo chiếc tầu chở dầu tôi rời Cầu Đá buổi chiều hôm trước ngày Nha Trang bỏ ngỏ. Rồi ngày cuối tháng Tư, theo đoàn người lên tàu, tưởng là đi lánh bom đạn nào ngờ đi lánh nạn Cộng Sản tận Hoa Kỳ. Một xứ sở xa lạ chưa khi nào nằm trong trí tưởng của tôi.

Chúng tôi, sáu người, gồm anh, em trai, hai em gái và vợ chồng tôi đặt chân lên trại tỵ nạn Indian Town Gap, một căn cứ quân sự cũ ở Tiểu Bang Pensylvania vào tháng Năm.

Suốt ngày nằm vạ vật, chóng mặt, ói mửa vì đang ốm nghén, tôi không thiết tha gì đến mọi sự. Chồng và anh tôi tình nguyện ra làm việc trong Trung Tâm Thăm Viếng (Visistor center) trong khi chờ đợi giấy tờ bảo trợ hoàn tất.

Năm 1970, trước khi bàn giao các tàu Hải Quân cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, một số hơn 700 sĩ quan Việt được tuyển lựa để từ từ đưa sang huấn luyện về Hải Nghiệp tại trường Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ tên Officer Candidate School ở New Port, Rhode Island, tiểu bang nhỏ nhất, nhì của Mỹ ở vùng Đông Bắc.

Theo học khóa đầu tiên, chồng tôi thường cùng một người bạn thân (sau này họ trở thành anh em cột chèo), xuống phố ăn cơm Tàu hay tiêu khiển thì giờ vào những ngày cuối tuần ở các Tiểu Bang lân cận.

Một lần, trong tiệm ăn ở New York, hai cái đầu đen đang ăn cơm Tầu để nhớ đến hương vị quê hương thì cô hầu bàn và một người Mỹ trung niên tiến lại nhờ kiểm chứng. Ông Bragg bảo Siêm La là nước Thái Lan, cô hầu bàn cãi là Cam Bốt. Thế là họ quen nhau, tình hữu nghị Mỹ Việt bừng nở.

Ông Bragg mời hai chàng về chơi nhà, giới thiệu với vợ và ba cô con gái rất xinh đẹp đang đến tuổi cập kê.

Trong ngày lễ mãn khóa để về nước, gia đình ông bà Bragg đã vinh dự làm thượng khách của hai chàng sĩ quan Việt. Sợi giây thư liên lạc chỉ chặt chẽ trong mấy tháng đầu, sau thưa dần vì thiếu thì giờ, thiếu chữ nghĩa, lại thiếu cả tiền tem thư. Chẳng ai nhớ nó đã ngưng tự lúc nào.

Chỉ đến những ngày rảnh rỗi ở trại tỵ nạn Indian Town Gap, ông Bragg mới được nhắc đến như một vị cứu tinh. Có mấy ai biết được là hệ thống kiểm soát dân chúng của Mỹ chặt chẽ và tinh vi như thế nào. Chỉ nhờ vào mỗi cái tên, họ và thành phố mà hội Hồng Thập Tự đã giúp chúng tôi liên lạc lại được với ông Bragg trong vòng 24 giờ. Ông đã nhờ nhà thờ để tìm ngưới bảo trợ chúng tôi.

Là một gia đình trung lưu, ông chỉ có thể bảo trợ cô em gái còn độc thân, hai anh em trai về với một gia đình khá giả hơn, và chúng tôi, 4 người được một cặp chồng Do Thái, vợ Đức, không con bảo trợ.

Ngày Lễ Độc Lập cũng là ngày cưới của em tôi. Đám cưới đầu tiên trong trại Indian Town Gap. Phóng viên, nhà báo chụp hình, phỏng vấn đủ thứ. Thật trang trọng, Linh Mục Việt đã làm phép cưới cho em tôi với sự chứng giám của một cộng đồng tỵ nạn người Việt đày kín nhà thờ. Ai cũng nghĩ là chúng tôi đem theo nhiều tiền bạc.

Thật sự thì từ chiếc áo đầm cưới trắng tinh vừa khít, dài thướt tha đến chiếc bánh cưới 3 tầng cao nghễu nghện; rồi cặp nhẫn cưới bằng vàng trắng, cộng thêm beer và thức ăn nhẹ sau buổi Lễ đều là quà tặng của những người bạn Mỹ.

Những người bảo trợ cũng có mặt để rồi ngay sau bữa tiệc đã đưa chúng tôi về nhà của họ ở Connecticut.

Ông Gardner, người bảo trợ chúng tôi, một nhà triệu phú đã về hưu, chỉ hơn chồng tôi 17 tuổi, đã sắp sẵn tất cả mọi việc. Và chúng tôi, như những đứa trẻ được người lớn dẫn dắt, chỉ việc mở mắt nhìn và bước theo.

Tôi còn nhớ thật rõ, sáng ngày mùng bảy, tháng bảy năm 75, ông bà Gardner đưa hai cặp chúng tôi đi Sear. Đang sắm quần aó thì tôi lên cơn đau bụng phải đưa ngay đi cấp cứu.

Nước mắt dàn dụa, bà bảo trợ nắm tay, khóc với những cơn đau của tôi khi nghe Bác Sĩ báo tôi bị sẩy thai. Ông bà mong tôi sanh để có đứa trẻ cho vui nhà vì bà không sanh được.

Kế hoạch được thay đổi. Hai người chồng sẽ đi học vào cuối tháng 8, hai người vợ sẽ đi làm. Ngay giữa tháng 7, ông bảo trợ đã xin được cho hai người việc làm của thành phố với chức vụ nghe thật kêu: chuyên viên bảo trì thành phố. Lương lãnh $4.75 một giờ (trong khi thủa đó mức lương tối thiểu là $ 2.10). Tiền nhiều nhưng chỉ làm tạm chờ ngày khóa học khai gỉảng vì mục đích của ông bảo trợ là dạy chúng tôi biết ý nghĩa của sự lao động.

Thực sự, công việc chỉ là đi sơn lại nhà cầu công cộng ở các công viên, làm sân khấu cho những buổi trình diễn lộ thiên, theo tàu chở nước ngọt ra đảo cho dân chúng tắm... Tóm lại là chỉ để phục vụ dân chúng của thành phố Greenwich, giàu nhất nhì nước Mỹ.

Trong khi đó, hai chị em tôi làm thâu ngân cho Woolworth, một hệ thống hàng xén (bán đủ loại mặt hàng như Sear) bằng một chiếc xe cũ xin được của nhà thờ. Cuối tháng Bảy, nhờ tiền ông bảo trợ cho vay, hàng tháng trả góp theo phân lãi ngân hàng, chúng tôi mua chiếc xe Datsun mới tinh giá hai ngàn hai trăm đô la, cho hai ông chồng đi học xa, (trường cách nhà khoảng 40 dặm). Đồng thời ông Gardner cũng kiếm thêm cho chị em tôi việc làm bồi bàn cho tiệm ăn Nhật.

Chỉ trong vòng 1 năm, chúng tôi đã trả xong nợ xe và cùng mướn chung một căn appartment để dọn ra. Hai ông chồng đi học từ sáng đến tối, hai bà vợ đi làm 6 ngày một tuần từ sáng tinh mơ đến nửa đêm mới về. Chủ Nhật là ngày nghỉ để đi nhà Thờ, đi chợ, dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng cho cả tuần lễ sau. Cuộc sống bận rộn tiếp tục cho đến cuối năm 77.

Ngày hai ông chồng cùng tốt nghiệp Kỹ Sư Computer ở Đại Học Bridgeport, Connecticut. Khi mà ngành Computer còn thật là mới mẻ, ông bảo trợ đã nhìn rất xa, trông rất rộng mà hướng dẫn chúng tôi theo. Do đó mà chỉ trong vòng một tuần lễ, chồng tôi đã có việc làm, và người em rể cũng bắt đầu công việc sau đó hai tuần lễ với một công ty lớn.

Chính ông Gardner là người chọn trường, làm đơn xin học, xin học bổng, xin dịch bằng cấp để miễn học những lớp phụ cho chúng tôi đỡ tốn tiền. Và cũng chính ông nộp đơn xin việc, đưa đi phỏng vấn với các công ty. Bất cứ với công việc gì, ông ta cũng soạn thảo chương trình trước, dạy cho cách trả lời các câu hỏi theo kiểu Mỹ, cách ăn mặc cho đúng chỗ nên việc thành công là chuyện đương nhiên.

Khi đi xa, cần kiểm soát lại xe cộ, vẽ bản đồ trước cho những nơi sắp đến, mang theo những số điện thoại cần để liên lạc. Lúc ở nhà, luôn tắt đèn khi không dùng tới để tiết kiệm điện.

Phần bà bảo trợ, một người kiểu mẫu thời trang của New york, đã chỉ dẫn chị em tôi cách ăn mặc theo mùa. Cách xử dụng những vật dụng, trang trí nhà cửa, lối giao thiệp với người Mỹ.

Chúng tôi, do một cơ duyên, một may mắn nào đó, đã sống chung với ông bà bảo trợ hơn một năm, đã học được từ ông bà nói riêng, ngưới Mỹ nói chung những cái hay cuả họ, những văn minh của nước Mỹ.

Có những người chúng tôi chưa hề quen biết đã tìm đến tiệm chị em tôi làm việc để kết thân và gíúp đỡ. Người cho T.V, tủ lạnh, người cho giường chiếu, chén bát. Cả đến cái đàn dương cầm khi nhìn thấy ánh mắt ao ước của tôi. Có người đến tận nhà dạy Anh ngữ, đôi khi đưa chúng tôi đi giải trí trong những cuối tuần. Họ đã cho mà không hề đòi hỏi bất kỳ một đáp trả nào. Ôi tình người mà chúng tôi sẽ mãi suốt một đời ghi nhớ. Những Tình Người mà chúng tôi đã nhận khi đặt chân lên xứ sở này.

Ghi nhớ để luôn mong ước rằng một ngày nào đó, sẽ được đem sự hiểu biết của mình xây dựng lại một quê hương tự do, no ấm và đày tình thương yêu đồng loại, để đền đáp lại phần nào những may mắn mình đã nhận trong cuộc đời.

Với tấm lòng, tôi xin tạ ơn Trời trong những giòng trên đây.

Trân Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,403,207
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến