Hôm nay,  

Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu

13/03/200100:00:00(Xem: 167665)
Bài tham dự số 177-VB1117

Phi trường đã hiện trước mắt tôi, vào buổi chiều chập choạng tối. Muôn ngàn ngọn đèn đủ màu, trải thảm trên thành phố Hoa Kỳ xa lạ, mà nơi đây, lần đầu tiên tôi, và gia đình tôi đặt chân đến.

PHi cơ giảm độ cao, và từ từ hạ cánh. Sau bao nhiêu năm bị giam cầm trong các trại cải tạo, ngày trở về hình hài xa lạ, dưới mắt của người thân, và bon chen lắm mới sớm được rời quê cha đất tổ, như chạy trốn khỏi hang hùm, đang rút đục hao mòn trí tuệ.

NewYork là đất lạ đầu tiên gia đình tôi đặt chân đến. Cứ theo bước chân của hành khách, chúng tôi rời ghế phi cơ, đổ theo hành lang ra nhà ga phi trường. Nhờ cái túi xách có mang chử IOM, mà một chàng trai đã đến trước mặt chúng tôi, tự giới thiệu là nhân viên của cơ quan này đến tiếp đón chúng tôi. Mừng quá, bỡ ngỡ ban đầu đã có người giúp sức.

Theo gót chàng trai, chúng tôi đến một văn phòng để lập thủ tục nhập cảnh. Đây là chặng dừng chân đầu tiên, chúng tôi còn phải trải qua một đoạn đường bay nữa, mới đến thành phố Florida, nơi đinh cư tỵ nạn. Theo lịch trình thì ngày mai mới có chuyến bay, và đêm nay chúng tôi phải nghĩ qua đêm tại đây.

Cơ quan IOM đã chuẩn bị cho chúng tôi hai phòng, tại một khách sạn nhỏ, cạnh phi trường.

Sáng tinh sương, chúng tôi vừa xếp xong hành trang, thì có tiếng gõ cửa của người thanh niên hướng dẫn. Lại rời khách sạn ra xe lên phi trường.

Tới cổng số 9, chúng tôi đang tìm đến, đã hiện ra trước mắt. chàng trai hướng dẫn cẩn thận tìm chổ ngồi cho chúng tôi, và dặn dò ngồi đây chờ, khi hành khách bắt đầu ra phi cơ thì nối gót ra theo. Chàng chào chúng tôi và không quên chúc gặp nhiều may mắn. Sự sốt sắng, giúp người của một thanh niên Việt xa xứ báo hiệu cho chúng tôi là trong những ngày sắp tới, chúng tôi sẽ gặp được nhiều may mắn.

Người bảo trợ chúng tôi là cô em ruột, giàu có, vợ của một bác sĩ, đã vượt biên qua đây, khổ sở đi làm công, nuôi chồng học lấy lại bằng bác sĩ. Lâu lắm rồi anh em không gặp nhau, không hiểu cảnh giàu gặp cảnh trắng tay rồi sẽ ra sao.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ bay, phi cơ đáp xuống phi trường Florida. Đúng 4 giờ 30 phút, chúng tôi gặp lại vợ chồng cô em, ngay tại cổng ra, trong sân ga. Tay bắt mặt mừng, cậu em rể chụp vài tấm hình lưu niệm xong, bấy giờ đưa chúng tôi xuống lầu phi trường để lãnh hành lý. Vì gia đình tôi đông, nên cô em tôi phải mang 2 xe ra phi trường đón.

Ngồi trên xe, câu chuyện nở như bắp rang, hết chuyện trong tù, đến chuyện chạy tiền cho đủ chung khi nộp hồ sơ xuất cảnh.

Về đến nhà của cô em tôi, đúng 6 giờ 45 phút, ngày 24 tháng 12. Đây là căn nhà khá rộng, 4 buồng ngủ, có hồ bơi, tọa lạc trong khu sang trọng. Chúng tôi thu dọn hành trang vào một phòng dành riêng, sau đó cả nhà ngồi vào bàn ăn. Cô em tôi lên tiếng hôm nay là ngày lễ Giáng Sinh, nên mời anh chị và các cháu ăn bửa Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ.

Cảnh gia đình đoàn tụ trong khung cảnh trang hoàng ngày lễ, rất vui, mặc dù chúng tôi ngoại đạo.

Qua ngày hôm sau, cô em tôi đã giúp đưa chúng tôi đi lãnh trợ cấp tại cơ quan nhà thờ USCC, làm thẻ xã hội và đi khám bệnh. Những ngày kế tiếp đi xin trợ cấp xã hội, phiếu thực phẩm và thẻ y tế. Mặc dù không bận đi làm, nhưng cô em tôi cũng đã bỏ công giúp tôi, mọi việc đều thành công và kết quả tốt. Trong lòng tôi ghi nhận công lao này. Bước đầu, là bước khó khăn, tôi hiểu vậy, ở đất Mỹ này, cái công là to lớn lắm.

Sau 3 ngày tạm ngụ nơi cô em tôi, chúng tôi dọn đến apartment mới thuê, có 2 buồng ngủ, 1 buồng tắm, với 8 người cư ngụ, tuy vậy, chúng tôi vẫn cảm thấy thoải mái, và hạnh phúc. Khu này rất thuận lợi, gần chợ, chỉ cách nơi ở 100 thước, cách trường học và dạy nghề 200 thước, và cách bưu điện 300 thước.

Cả nhà được cô em tôi đưa đến trường ghi danh học Anh ngữ. Hướng dẫn đến đâu, chúng tôi đều đi theo đó. Hằng ngày chúng tôi lại đi học, và bắt đầu làm quen với những người Việt cũng cư ngụ trong khu apartment này.

Độ 1 tuần sau, gia đình tôi lại tiếp nhận 1 đứa cháu gái, gọi tôi bằng cậu. Lâu nay ở với cô em tôi. Nó cũng đi vượt biển và được cô em tôi đở đầu đứng ra bảo lảnh từ trại tỵ nạn. Thôi thì cũng là dân tỵ nạn cả, và cũng là con cháu cả. Nhân khẩu trong nhà lên 9 người.

Vài tháng sau, cô em tôi lại nhắc nhở chúng tôi phải đi tìm việc làm, vì tiền trợ cấp là tiền thuế của mọi người.

Trong khi đo học Anh ngữ, có người bạn mới tới làm quen chúng tôi. Anh này cũng là cựu tù nhân, nhưng ra tù sớm hơn tôi và tìm đường vượt biển sang Mỹ được 3, 4 năm nay. Là bạn tù nên dễ thông cảm cảnh khổ của nhau, anh ta mang lại cho một gia đình tôi mượn một ngày công nghiệp, và hướng dẫn chúng tôi đi lảnh áo về may. Thế là chúng tôi có job.

Cả nhà xông vào làm, người thì may, người thì cắt chỉ, người thì đếm cột lại thành bó. Nhưng phải cố gắng thanh toán giao hàng vào buổi chiều, để đêm còn có chỗ nghỉ lưng. Công việc làm cũng vui, nhứt là tuần đầu tiên lãnh tiền, vì may cho người Việt nên lãnh tiền mặt. Cũng anh bạn mới này hỏi tôi có cần lấy bằng lái xe không, thế là anh ta mang xe đến và đưa tôi đi lái thử. Thật là tuyệt vời, lái xe tự động lần đầu tiên trên đời tôi, sao mà nó khỏe quá, chân trái được nghĩ ngơi, và tay không bận rộn sang số. Suốt đời tôi chi lái toàn xe có cần sang số. Cầm được bằng lái xe trong tay, tôi nghĩ thầm lại thêm được một quới nhân phù trợ.

Hè đến, học sinh bắt đầu nghỉ học. Hoa phượng nở đỏ rực cả cây. Nào ngờ hoa học trò từ Á Sang Âu đều khoe sắc đúng vào mùa tan trường nghĩ học. Trường college tiếp tục mở lớp hè. Tất cả các con tôi đều đi ghi danh dự thi. Người đi trước chỉ cho người đi sau, ngơ ngác giữa kiến trúc đồ sộ của nhà trường, lần mò cũng đến được ông counselor để nhờ hướng dẫn ghi danh và mượn tiền loan để mua sách và trả học phí. Ở Việt Nam, con tôi đều bị đẩy ra khỏi trường đại học, đành ôm sách đi tìm thầy học sinh ngữ được chữ nào hay chữ nấy. Nay thì việc học lại đến, không một đứa nào lại muốn bỏ lở cơ hội này. Được xếp lớp xong, ngày ngày đến trường, rãnh giờ nào, thay nhau may giờ nấy, hoặc đi làm bồi bàn để kiếm thêm tiền. Hướng bận rộn trong gia đình chuyển qua việc học hành là chính.

Thấm thoát 8 tháng qua, trước cảnh đàn con dùng giường nằm làm bàn viết, sàn nhà làm ghế không lưng tựa để học bài, kéo dài đã mấy tháng rồi, làm cho vợ chồng tôi chạnh lòng, và nẩy ra việc tìm nhà khác rộng hơn, để đàn con cháu có chổ ngồi học hành thoải mái.

Chiều chiều, tôi bắt đầu đạp xe đạp đi tìm nhà quanh khu vực, và hỏi thăm người quen chỉ giùm những nhà bán. Nhà thì chưa tìm ra nhưng tiền nong cần phải chuẩn bị trước. Tôi gặp cô em tôi, cho biết ý định của tôi là muốn nhận lại hết số tiền tôi gởi vì tháng sau, là hết nhận tiền trợ cấp rồi, hạn kỳ chỉ có 6 tháng. Trong lòng tôi không dám nói là tôi lấy lại tiền là để chuẩn bị mua nhà, mới qua Mỹ chưa đầy 1 năm mà nói chuyện mua nhà, đây là một ý nghĩ quá táo bạo, và chỉ làm cho người nghe chói tai, nhưng đối với người có thiện cảm, thì họ khuyên nên mua nhà, vì nhà đông người, sức lao động mạnh vây tiền trả góp hàng tháng cũng bằng tiền thuê nhà.

Cô em tôi trao tiền cho tôi nhưng giữ lại 3 tháng tiền nhà đền thanh toán cho chủ nhà tiền cuối năm. Tôi hoan hỉ nhận số tiền còn lại. Nhờ có người thật lòng hướng dẫn, việc mua nhà cũng dễ dàng, tôi tiếp tục trả tiền nhà như chủ trước, và chồng một số tiền cho chủ ở dọn đi. Thật là may mắn, vì income của chúng tôi chẳng có bao nhiêu mà credit thì lại hoàn toàn không có.

Việc mua nhà hoàn thành vào cuối năm, tạo thuận tiện cho việc trả apartment không làm phật lòng cô em tôi. Tiền mua nhà chúng tôi gom góp tất cả tiền trợ cấp còn lại, tiền dành dụm may vá lâu nay, tiền vợ tôi đi may hãng và thêm một số tiền tôi mượn của chú em miền Bắc. Đủ trang trải cho một căn nhà xinh xắn, vừa số người cư ngụ, vừa sức tiền, con cháu có bàn, có ghề ngồi học, trở lại cuộc sống tươm tất.

Mười năm trôi qua, căn nhà này đã bốn lần giăng đèn kết hoa mừng ngày cưới cho con. Và cứ hàng năm đúng vào đêm 24 tháng 12 là tiệc vui, sum họp con cái trong gia đình suốt đêm, kỷ niệm ngày đến Mỹ và cũng là ngày mừng các con đỗ đạt. Ra trường kỷ sư điện toán với danh hiệu "Honor Student" Xin việc làm cũng dễ.

Ngày nay mọi việc đều êm ả, các con có công ăn việc làm, có gia đình êm ấm, ngồi ngẫm lại những ngày ở Việt Nam dường như mình được chấp cánh.

Đất Mỹ đã mở một trang sử mới cho gia đình chúng tôi , một cuộc đổi đời không ghê rợn, như cuộc đổi đời ở Việt Nam. Đất Mỹ không phải là thiên đường để tiếp nhận người trần thế lên hưởng thụ. Nhưng nước Mỹ chỉ mở ra như trang giấy trắng, bên cạnh có những phương tiện mà chính mình tự chọn lựa để vẽ lên trên trang giấy này. Đó là bức tranh của chính mình vậy.

Nước Mỹ đất lành chim đậu, nhưng quê hương vẫn là tổ ấm của tôi.

LÊ PHAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến