Hôm nay,  

Nhỏ Ngủ Gật Trên Đất Mỹ

13/03/200100:00:00(Xem: 183864)
Bài tham dự số: 174-VB1113

Cộc cộc cộc! "Lâu dữ dằn vậy, sếp xuống kìa, ra lẹ lên!" Cụp cụp cụp! Lần này không điệu đàng gì cả, Mai cho luôn nắm đấm dộng vào cửa nhà cầu đang đóng kín mít.
"Bụp", suýt nữa hai cái đầu nện vào nhau. Mai chạy trước còn con nhỏ trong nhà cầu đang gà gật bươn bở theo sau.
- Đã chưa" Ai biểu làm hai ba job.
- Chưa gì ráo.
Nhỏ ngủ gật vừa cười vừa ngáp. Con Chris vừa lấm lét nhìn mấy xếp đang tụ tập đầu trên kiểm tra hàng vừa ra hiệu cho nhỏ ngủ gật tới gần. Cả hai nhìn nhau nhịn không nổi bật cười. Con Chris sổ tràng tiếng Mỹ. Nhỏ ngủ gật ngắt đầu, ngắt đuôi để hiểu ý cho ngắn gọn. Làm "culy" cho hãng Mỹ dĩ nhiên biết dăm ba câu "yes", "no" cũng đỡ tủi thân.
Con bạn Mỹ này thiệt tốt. Khi nhỏ ngủ gật mới chân ướt chân ráo tới, nó đón nhận thật ân cần. Nó chỉ nghề hết trơn. Thoạt đầu, nhỏ bắt chước cách nó làm, sau đó "phăng" ra cách mới. Cuối cùng, nhỏ ngủ gật bỏ xa con bạn Chris cùng nhóm bạn khiến đứa nào đứa nấy tròn mắt thán phục.
Có gì đâu chớ. Nhỏ ngủ gật có gì ăn cũng dùng động từ "share" mà chia cho bạn. Trong khi những người khác tụm năm, tụm ba trách móc truyện đời, phê phán tật xấu bọn Mễ, Ấn Độ thì nhỏ kể chuyện tiếu lâm. Ôi dào ơi! Chuyện tiếu lâm thì nhỏ chứa một bụng. Sưu tầm có, bịa cũng vô số. Nói không ai hiểu, nhỏ dùng luôn động từ "quơ", Chơi chắc tiếng Mỹ bồi cộng luôn dùng cây viết. Viết sai chỗ nào, lũ nó sửa chỗ ấy thành ra vừa học hỏi tiếng Mỹ, vừa khởi sự đói vì cười no bụng!
Mỗi ngày, nhỏ ngủ gật chui vào nhà cầu hoặc trong xó ít ai để ý đến làm một giấc mười phút hơn. Ngủ ít vậy mà ngon đáo để. Cần gì chút gió đồng quê, cần gì cái võng cót két, cần chi chăn ấm, nệm êm, chỗ nào đủ cong lại một nửa kích thước cha sanh mẹ đẻ là nhỏ ngủ tuốt luốt.
- Hồi hôm làm mấy giờ về" Mai hỏi
- Cũng vậy một giờ đêm.
Mai lắc đầu chịu mày đó. Chồng Mai đỗ đạt thạc sĩ, tiến sĩ máy điện toán, lương cả trăm ngàn một năm mà Mai vẫn phải đi làm. "Làm để gởi tiền về Việt Nam" Mai nói: "Không gởi thì tội".
Nhỏ không ý kiến vì đó là lý do chính đáng mà. Nhỏ cũng vậy thôi. Làm ở hãng xong, nhỏ lái xe bay vội về nhà thay râu đội mão đi đến chỗ khác làm. Hôm nào trễ xí đỉnh, nhỏ ôm quần áo vào nhà cầu Burger King thay, có sao đâu.
- Họ đì mày lắm hả"
- Tại tiếng Mỹ chưa rành thôi và cũng tại tôi làm biếng không được nên "Ma bắt coi mắt người ta" hoài.
Nhỏ ngủ gật vừa kể, vừa vênh vênh. Cha chả, nhỏ vừa bỏ bánh vô lò, vừa bán bánh, vừa rửa chén, dọn bàn, thay giấy nhà cầu, ngần ấy là "Thiên Hạ Vô Địch" rồi còn gì.
Hồi nhỏ, bà ngoại thường dặn: "Chớ thấy ai khen giỏi là cứ làm hoài, coi thường sức khỏe." Mà thiệt, cái câu very good job thiệt "Tội lỗi, tội lỗi!" Mấy cha xếp, mấy mẹ xếp cứ lấy câu đó như một câu thần chú "Úm ba la" thổi phù vào đám công nhân khiến họ hăng máu mà làm y như được tăng thêm mấy phần công lực. Hèn chi, mỗi khi nhỏ khen thằng con trai 5 tuổi: "Giỏi" là nó sung sướng cười toe tóe. Có lần, thằng nhỏ bụng phình lên ôm đau nhăn nhó mà vẫn ráng múc cơm ăn thêm vì từ "Giỏi" khiến nhỏ một phen hết thồn. Nhỏ dặn lòng từ nay về sau phải cẩn thận để nhận tiếng giỏi hoặc buông ra từ hơi nguy hiểm ấy!
Con Chris về sớm. Nó giao công việc lại cho nhỏ: Đi đánh nhãn "Label" dán hộp và làm cho hết đống hàng tồn động hôm nay.
Nhỏ đi ngang qua văn phòng gã xếp lớn. Hắn nhìn nhỏ, cười. Nhỏ mĩm cười lại, bụng chửi thầm: "Tao có không mắc lừa bởi cái mỏ của mày, ha ha!" Nhỏ ngồi vào máy bấm cốc cốc: hên, bữa ni cái bà già Anna và con nhỏ Mary không "trụ" tại chỗ này, nếu không, nhỏ phải chờ thậm chí kình lộn nữa. Ganh sức đó mà.


Bà già Anna không thể nào chấp nhận một con nhỏ mới ngày nào còn nhờ bà ta làm giùm nay lại tự mình làm còn giúp người khác làm trên cái máy computer mà mấy xếp lắm lúc "Đầu hàng vô điều kiện". Cho nên, ai mà làm sao chỗ máy, bã cứ đổ thừa cho nhỏ hoài. Nhỏ nhịn không được nên nhỏ sủa lại.
Bây giờ, sao trận chiến computer, nhỏ trở thành người hùng của nhóm Việt Nam "Ở đâu cũng bị đè đầu, cởi cổ" dám xung trận giữa "da trắng thông minh" "da màu ngu ngốc". Công việc trôi chảy nhỏ cũng quên luôn sự cãi cọ, cũng say "Hi, Hello" khi gặp nhau. "Tiếng chào cao hơn cổ" có mất mát gì chớ.
Xếp Mark bảnh bao trong bộ đồ vest xanh, hắn là thần tượng của bao ả Mễ. Họ say mê hắn như điếu đổ và thậm chí còn nói trắng trợn với nhau "Muốn ngủ với thằng Mark một đêm rồi chết." Xếp Mark thì có "tuyệt chiêu" của hắn. Dưới tay hắn là một lực lượng nữ công nhân không cần tuổi 17 cũng đủ bễ gẫy sừng khủng long, cho nên, hắn không dại mà không "nice" với họ. Chỉ cần hắn gọi lại gần, cười và vỗ vai là đám phụ nữ Mễ sẵn sàng chết vì hắn. Hắn cũng đâu có ngu ngốc tuyệt tình. Hắn cứ treo lơ lửng con cá vàng mà chỉ có vợ hắn mới xơi được. Ai không biết thủ đoạn của bọn đàn bà đất Mỹ. Chỉ cần có bầu là hưởng được phước của nhà nước rồi. Thẻ phí bệnh viện, tem phiếu thực phẩm, nhà housing v.v... không thiếu gì kẻ hưởng như vậy lại có thể mua xe, mua nhà, và hàng đêm có mặt tại chỗ "cờ bạc là bác thằng bần".
Kệ! Ăn không được thì đừng đạp đổ nhen.
Bob từ từ đi vào phòng. Hắn cưng nhỏ ngủ gật dữ dằn nhưng làm việc phải theo ý của xếp Mark.
- Không thể tăng lương cho cô ta.
- Tại sao"
- Tăng cho cô ta sẽ phải tăng hết cho những người làm cùng năm. Cái chỗ con Chris để cho cô ta thế vào nhưng không lên lương.
- Nếu cô ta biết, cô ta sẽ nghỉ. Cô ta làm giỏi, tương đối thông minh dù ương ngạnh.
- Chính điều này, Mark nhún vai. Thông minh rất có lợi cho hãng, nhưng ương ngạnh thì không thể được. Cô ta sẽ cầm đầu đám công nhân nổi loạn.
- Tùy ý xếp vậy.
Bob ngoan ngoãn. Mark quên mất rằng hắn không có bằng cấp còn Bob thì có đầy đủ. Mark quyết định số phận của nhỏ ngủ gật thì cũng chính là hắn quyết định vai vế của hắn.
- Xếp Mark! Nhỏ gọi hắn. Xin hỏi...
- Tôi sẽ trở lại ngay...
- Hắn vội vã phát bì thư cho công nhân và biến mất sau dãy thùng hàng cao tận nóc nhà.
"Mark về căn phòng gấp". Giọng cô phát thanh ai mà chẳng nghe. "Mày giở thủ đoạn với tao hả"" Nhỏ điên tiết." Đồ tồi".
Reng... Xếp hàng bấm thẻ. Tan ca 1.


Burger King đông nghịt khách. Tan ca 2. Trong thùng rác đầy ứ bánh. Đám thợ tranh nhau ăn uống thậm chí lấy đồ nhét vào giỏ mang về. Có thằng lịch sự hỏi nhỏ ngủ gật có muốn mang về cho con" Nhỏ cười thông cảm và lắc đầu.
Lái xe về khuya nhỏ liên tưởng đến lũ "Dê taxi" trong phim Hồng Kông mà phì cười. Xứ Mỹ không có ma hay sao nên đâu có ai nghe nói về ma. Cướp giật chỗ này cũng chưa thấy nên nhỏ ngủ gật cứ yên tâm về nhà.
Thằng nhỏ đã ngủ say nhưng cứ vẫn nằm chờ má. Quên hết cái mệt và cái ngủ gật, nhỏ nhảy vô phòng tắm, không ăn, ẫm con vào phòng thật nhẹ nhàng không dám hôn sợ làm nó thức giấc. Thằng Ba nó ngủ ngoài salon "của Lượm rinh từ dưới lầu lên trên tầng ba, lát tay hết trọi." Sáng mai nhỏ lại đi làm sớm hơn thằng Ba nó.
Cuộc sống như vậy kéo dài đến khi nào thì nhỏ chưa biết được nhưng nhỏ biết chắc chắn rằng nếu tối nay nhỏ không ngủ được thì sáng mai lại ngủ gật trong cầu tiêu nữa.

Thâm Trầm Ngọc Thiên Hoa

Ý kiến bạn đọc
30/08/201717:02:05
Khách
Chuyện nào ra chuyện nấy. Tất nhiên đi làm phải làm đàng hoàng, nếu không nó đuổi thì sao. Tại sao lại khoái được khen?. Để được gì?. Trời ơi, thông tin sai lệch quá. Làm gì mà có bầu rồi hưởng phước. Trời ơi, châu chấu mà đòi đá xe, culi mà đòi chống chủ hãng, sếp...Người nào có tiền là người đó mạnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến