Hôm nay,  

Chuyện Cái Vườn Cỏ Trước Nhà

26/11/200200:00:00(Xem: 217056)
Người viết: Thanh Phong

Bài tham dự số 70\VBST

(Cư ngụ tại Westminster)


Hầu hết các căn nhà ở Mỹ đều có một vườn cỏ trước nhà, lớn hay nhỏ, đẹp hay xấu tùy ở sự chăm sóc của chủ nhà. Dưới con mắt của người qua đường, vườn cỏ chẳng có gì đáng quan tâm lắm, nhưng ở nước Mỹ này đôi khi chuyện rất tầm thường cũng có thể biến thành chuyện quan trọng, chuyện đơn giản cũng có thể trở thành chuyện rắc rối lớn như chuyện "Cái vườn cỏ trước nhà" mà tôi kể hầu qúi độc gỉa sau đây:

Sau khi đến Mỹ được ít lâu, thuê mấy căn nhà đều xa khu phố Bolsa, may nhờ người quen giới thiệu, chúng tôi đến thuê căn nhà ở gần khu chợ Phát Tài, để từ đây có thể đi bộ ra khu phố Bolsa. Chủ nhà là người Việt, hai ông bà đều đã lớn tuổi và nhìn tướng mạo rất phúc hậu, hiền lành. Chúng tôi được dẫn đi coi từng phòng trong nhà, sân trước sân sau. Mọi cái đều vừa ý, duy có cái vườn cỏ trước nhà thì trơ ra toàn đất là đất, không có một cọng cỏ nào, và vô số các mẩu thuốc lá vất rải rác khắp sân.

Người chủ nhà chỉ cho chúng tôi xem hệ thống tưới tự động đã bị phá hỏng, và tỏù vẻ buồn trách người mướn trước, chẳng những sợ tốn nước không tưới để chết cỏ, mà còn phá hỏng cả hệ thống tưới tự động, tốn hao cả ngàn bạc. Sau gần nửa giờ thảo luận giữa tôi và vợ chồng ông chủ, tôi biết hai ông bà cũng muốn trồng lại cỏ, sửa lại hệ thống phun tươí, nhưng lại sợ chúng tôi theo vết xe cũ mà gia đình người Việt mướn trước đã để lại, mặc dầu chúng tôi hứa sẽ chăm sóc vườn cỏ nếu được ông bà chủ trồng lại hẳn hoi. Nhưng thời gian trôi qua, do công việc làm ăn hay do sự mất niềm tin, chủ nhà của tôi đã không trồng lại vườn cỏ. Phần tôi, người mướn nhà, lại là người mới qua Mỹ, luật pháp chưa rành, tiền bạc cũng chưa có nên chúng tôi cứ giữ nguyên tình trạng cái sân không cỏ như lúc mới thuê.

Cho đến một hôm, nghe tiếng gõ cửa, tôi ra mở và gặp ngay một phụ nữ Mỹ to lớn, ăn mặc giống như nữ Cảnh sát, Cô ta chào tôi và giới thiệu là nhân viên của thành phố Westminster. Sau câu chào và mấy lời giới thiệu ngắn gọn, cô ta "cảnh cáo" tôi rằng không thể để cái sân trơ trọi như vậy, phải trồng cỏ và nhất là không được biến sân cỏ thành bãi đậu xe. Tôi cố vận dụng hết khả năng tiếng Anh của mình để nói cho người nhân viên này biết rằng tôi chỉ là người thuê nhà, không phải là chủ, nhưng cô ta bảo tôi :"Ai đang ở, người đó chịu trách nhiệm". Nói xong, cô ta lẳng lặng quay gót. ra xe lái đi mất. Tôi đem chuyện này nói lại cho chủ nhà nghe. Hai ông bà hứa sẽ kêu thợ đến trồng cỏ.

Đúng một tuần sau, người nữ nhân viên này trở lại, trên tay cầm sẵn một sấp giấy, cô ta chẳng cần gõ cửa, chẳng cần gặp ai, lẳng lặng rút ra một miếng giấy nhỏ màu hồng nhạt, gắn lên cái gạt nước phía trước xe tôi đang đậu, rồi lại lặng lẽ ra xe lái đi. Chờ cho cô ta đi khỏi, tôi ra lấy mảnh giấy thì ra đó là một tờ biên phạt.

Cầm tờ giấy phạt trên tay, tôi ấm ức trong lòng, chẳng phải vì số tiền phạt nhưng vì nhìn thấy cũng trên con đường này, nhiều nhà cũng đậu xe như tôi, tại sao họ không phạt, chỉ phạt mình! Trong lòng tôi nghĩ ngay đến hai chữ "kỳ thị" ngay, bởi mấy nhà kia họ không bị phạt, chắc họ là người Mỹ, còn mình đích thị là một anh Việt Nam chính hiệu, đúng là mình bị kỳ thị rồi! Nhưng không phải thế! Chuyện chính là ở cái vườn cỏ.

Hôm sau tôi gặp người nữ nhân viên này, có lẽ cũng đang cảnh cáo một người Mỹ già sao đó. Chờ cho hai người nói chuyện xong, tôi xin phép hỏi cô ta rằng tại sao có những người đậu xe giống như tôi, sao cô không phạt, lại chỉ phạt tôi"

Người nữ nhân viên này ôn tồn giải thích: "Ông coi lại đi, những chiếc xe khác họ có đậu lấn vô vườn cỏ một chút, nhưng họ không thể đậu lâu vì sẽ chết cỏ, còn ông, ông đã không chịu trồng cỏ, còn biến sân cỏ thành bãi đậu xe, lối xóm họ "cầm len" ông đó."

Tôi coi lại một vòng, qủa thật cô ta nói đúng và chẳng còn cách gì hơn là đóng phạt cho khỏi trễ hạn. Tuy thế, câu nói của cô nữ nhân viên thành phố "…lối xóm họ "cầm len" ông đó.." làm tôi phải suy nghĩ vì cạnh nhà tôi là gia đình một người Philippines khá tốt, bà già này thỉnh thoảng qua chơi, có trái bầu, vài qủa ổi cũng mang cho, như vậy không thể có chuyện họ cầm len mình. Đàng sau nhà là gia đình một người Việt, rất đạo đức, lại là bạn thân nữa nên không thể "chơi" mình được. Duy chỉ còn hai gia đình người Mỹ đối diện, một nhà chỉ có hai ông bà già, không thấy con cái, cháu chắt lui tới bao giờ, lâu lâu mở cửa ra ngoài tưới nước, cắt cỏ rồi lại vào đóng kín cửa, nhà kia chỉ độc nhất một phụ nữ trạc ngoài ba mươi, sáng đi làm sớm, chiều tối mới lái xe về, cả hai nhà Mỹ này hầu như chẳng quan tâm gì đến ai. Vậy thì đối tượng của tôi là người nào, Suốt mấy tuần lễ, tôi nghĩ mãi không ra.

Thế rồi một hôm tôi bàn với người chủ nhà, cha con tôi bỏ công xới đất, gieo trồng, chủ nhà bỏ tiền mua hột cỏ và phân bón. Mấy cha con tôi làm liên tục ba bữa thì xong và chỉ hơn một tuần sau, cỏ mọc lên xanh ngắt.

Những lá cỏ non mịn màng, óng ả đua nhau vươn lên, nhất là vào buổi sáng sớm, nhìn những giọt sương mai đọng trên ngọn cỏ lấp lánh, thật đẹp, thật dễ thương. Bên cạnh vườn cỏ, chúng tôi còn chừa lại khoảng đất nhỏ, trồng thêm vài loại hoa khác nhau. Những bông hoa tươi thắm khoe sắc bên cạnh vườn cỏ xanh mướt, tạo cho căn nhà tôi đang ở một sắc thái mới, khác hẳn căn nhà cũ vài tuần trước đây.

Từ ngày nhà tôi có vườn hoa, vườn cỏ, xe cộ đậu đúng nơi đúng chỗ tự nhiên có nhiều cái thay đổi. Hai gia đình người Mỹ không còn làm mặt lạ với chúng tôi nữa. Thỉnh thoảng trước khi đi làm, bà Mỹ trẻ nhìn thấy tôi là niềm nở chào ngay, tối về thấy tôi đang tưới cỏ, cũng nở nụ cười thân thiện, chả bù cho lúc trước. Chẳng những thế, bà ta còn qua nhà tôi chơi, khen vườn cỏ đẹp và nhờ chúng tôi ngó chừng nhà khi bà ta đi vắng. Hai vợ chồng người Mỹ già cũng đổi hẳn thái độ lạnh nhạt lúc trước. Hai vợ chồng ra ngoài nhiều hơn và ở ngoài lâu hơn. Thỉnh thoảng lại ngó sang phía nhà tôi.

Rồi một hôm, người nữ nhân viên thành phố đã biên phạt tôi hôm trước lái xe đi ngang, thấy tôi đang cắt cỏ, cô ta cho xe chạy chậm lại, một tay giơ lên và miệng nở nụ cười thật tươi, thật duyên dáng. Tôi nhớ mãi nụ cười của cô ta, nụ cười "chiến thắng", kết qủa của tờ giấy phạt mấy chục bạc.

Sau khi tổ chức đám cưới cho con gái tôi được hai ba hôm, bà Mỹ già phía trước băng ngang đường sang nhà tôi.

Bà gõ cửa, tôi ra tiếp, chưa biết chuyện gì thì bà lên tiếng trước: "Tôi biết nhà ông bà tổ chức đám cưới cho con gái, tuy không được mời, nhưng hôm nay với lòng yêu mến gia đình ông, tôi sang tặng cho con gái ông món quà". Bà trao cho tôi một bao thư, trong đó có tấm thiệp rất đẹp, cùng vài câu chúc chân tình và tờ giấy mười đô la.

Sau khi mời bà vào nhà và ngỏ lời cám ơn, Bà ta nói:

"Khu xóm này rất biết ơn ông bà, vì từ ngày ông bà về ở khu này, ông bà đã trồng cỏ, chăm sóc vườn cỏ tốt đẹp, không đậu xe bừa bãi như người ở trước, khiến khu vực của chúng ta tăng gía trị. Gia đình ở trước đây, họ làm chúng tôi buồn qúa, vì chẳng những họ làm căn nhà họ đang ở tồi tệ hơn, mà còn làm gỉam giá trị của cả khu xóm này nữa".

Thì ra, ở cái đất nước Hoa kỳ này, người ta để ý và quan trọng cả đến từng cọng cỏ trước nhà, vì chính cái vườn cỏ không thôi, cũng đủ là nguyên cớ để làm cho hàng xóm xa cách, mất thiện cảm với mình, và cũng chính nhờ cái vườn cỏ mà tạo cho chúng ta cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc và thân thiện vói những người xung quanh cho dù họ thuộc bất cứ sắc dân nào.

Tôi cũng mỉm cười sung sướng vì đã tìm ra được người lối xóm mà cô cảnh sát nói "họ đã cầm len ông đó".

Thanh Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến