Hôm nay,  

Mùa Xuân Trở Lại

13/03/200100:00:00(Xem: 159025)
Bài tham dự số : 169-VB1108

Mấy hôm nay trời trở lạnh, lại có vài cơn mưa nhỏ rơi rớt trên khu Little Sàigòn. Nhưng phố xá ngày cuối năm lại có vẻ nhộn nhịp hơn trước. Mọi người hối hả mua sắm để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán côû truyền của dân tộc. Tuấn cũng hòa trong dòng người trên phố dù chàng cũng chẳng định mua bán gì mà chỉ tìm một chút hương vị ngày xuân nơi đất khách.
Khu Bolsa ngày nay phồn thịnh rất nhiều so với những năm trước đây khi chàng mới qua Mỹ. Tạt vào một quán nước bên đuờng, kêu một ly cà phê nóng, Tuấn bồi hồi nhớ lại chuyện mười năm về trước cũng vào một ngày cuối năm ...

Vừa đi học về Tuấn nghe con gái cho biết chàng có thư. Thường ngoài những giấy quảng cáo, Tuấn thường có thư của gia đình từ bên Việt Nam gởi qua. Nhưng hôm nay lại là một lá thư thật đặc biệt: thư báo cho biết chàng đã đậu thi tuyển và được nhận vào làm việc cho chính phủ đúng như chàng mong ước bấy lâu. Một niềm vui bất tận đến với Tuấn. Chàng vội gọi điện thoại báo cho vợ chàng biết để chia sẻ niềm vui không ngờ nầy.
Ngọc, vợ Tuấn, đang làm việc cho một hãng may của người Việt tại khu Little Sài Gòn cũng hân hoan không kém. Nàng vui mừng:
- Vậy là hy vọng mình bớt khổ rồi anh ơi. Cuối cùng Trời Phật cũng thương tụi mình!
Khi đặt chân lên đất Mỹ, Tuấn cũng biết mơ hồ rằng có rất nhiều khó khăn đang đợi chàng trong tương lai. Nhưng chàng không ngờ những trở ngại lại to lớn như vậy.
Trở ngại đầu tiên chính là tiếng Mỹ. Chàng đã chuẩn bị học tiếng Mỹ từ lúc còn ở bên nhà nhưng chạm thực tế mới thấy sự học của mình còn yếu lắm. Nhứt là về mặt nghe và nói, toàn là ông nói gà, bà nghe vịt. Rồi phong tục tập quán Mỹ chàng cũng không biết tí nào. Ngay cả việc đơn giản nhứt là thi lái xe mà chàng cũng rớt. Đây là lần đầu tiên chàng thi rớt.
Hồi xưa, chàng học rất giỏi, bao nhiêu bài toán khó khăn chàng vẫn làm được để có bằng kỹ sư, nhưng thật cay đắng là chàng lại thi rớt lái xe. Thấy mấy người Mễ lái xe ào ào, chàng tức lắm vì chàng phải đi xe đạp cọc cạch, lạnh lẽo. Hơn nữa một lần thi lái cũng cực lắm vì phải mượn xe, hẹn ngày thi và tập lái sơ lại trước khi thi cho nên đã lâu mà chàng vẫn chưa có bằng lái.
Nhưng cái khó khăn nhứt vẫn là việc kiếm việc làm để nuôi sống gia đình. Lúc chàng qua Mỹ, kinh tế đang gặp hồi khó khăn vì chiến tranh lạnh đã hết, các xí nghiệp về quốc phòng không có việc làm nên sa thải nhân công hàng loạt. Người ở Mỹ có kinh nghiệm mà còn thất nghiệp thì thử hỏi ông kỹ sư Mít, chân ước chân ráo, làm sao kiếm được việc làm.
Tuấn cũng làm lý lịch việc làm (résume) và gởi đi các nơi nhưng giống như gởi vào khoảng trống, không chút hồi âm. Hoặc nếu có công ty nào lịch sự hơn một chút thì gởi cho chàng một lá thư đại ý nói rằng "Chúng tôi cần những người có kinh nghiệm tại địa phương, tuy nhiên sẽ lưu hồ sơ của ông trong sáu tháng và sẽ xét tới khi có nhu cầu". Cái bằng kỹ sư bên Việt Nam chắc đem bỏ sọt rác rồi chăng"
Nhiều lúc chàng cũng muốn đi học lại để có bằng cấp Mỹ, trước là "lấy le" với bạn bè, sau là hy vọng dễ kiếm việc hơn chăng. Nghĩ đi nghĩ lại, với số tuổi gần 40, lại thấy các kỹ sư trẻ, mới ra trường cũùng thất nghiệp dài dài, chuyện đi học lại coi bộ khó thành. Thêm vào đó, kinh tế gia đình không cho phép.
Cả nhà chỉ trông vào lợi tức ít ỏi của vợ chàng. Mà công việc ở hãng may thì lương bổng rẻ mạt, có khi lại không có hàng may thì không có lương. Gia đình chàng ở bên nhà cũng trông cậy vào chàng. Ba má chàng đâu có biết rằng chàng cũng đang khó khăn vô cùng. Tuấn cũng thông cảm cho ông bà thân sinh đang trông cậy vào sự giúp đỡ của chàng trong những ngày cuối đời. Ông bà lúc nào cũng hãnh diện về Tuấn, người con học giỏi nhứt nhà và cũng giúp đỡ cha mẹ nhiều nhứt. Tình gia đình thật thiêng liêng và sâu đậm đã ảnh hưởng rất nhiều tới những suy nghĩ và dự tính của chàng.
Tuấn cũng đã thử đi xin làm ở các hãng may công nghiệp hoặc lắp ráp điện tử, nhưng chàng không khéo tay, và sức khỏe lại yếu nên công việc cũng không bền.
Chàng cũng nộp đơn xin làm một chân lao động nhẹ như thu gom các xe đi chợ tại các chợ Mỹ. Nhưng đơn chàng cũng bị từ chối. Các chủ chợ Mỹ thích tuyển các anh Mễ "ù ù cạc cạc" tay u thịt bắp, hơn là mấy người Á đông ốm yếu bịnh hoạn.
Không có lối thoát, Tuấn đành tạm đi học anh văn ở các lớp dành cho người lớn, đồng thời đi học vẽ trên máy tính điện tử với hy vọng sẽ kiếm được việc làm thích hợp.


Không có cái buồn nào hơn là đón Tết xa nhà lần đầu tiên. Không có giao thừa, không có bánh tét, bánh ít, không có cành mai vàng trên bàn thờ tổ tiên. Vợ chồng chàng mướn một căn phòng của một gia đình Việt Nam. Họ cũng nghèo nên lo làm ăn, không đón Tết. Còn ở khu Việt Nam thì sinh hoạt cũng đơn sơ. Đâu có cảnh tài tử giai nhân, xe cộ tấp nập như ở quê nhà trong những ngày cận Tết.
Những người mới qua chính là những người cảm thấy cô đơn nhiều nhứt. Gia đình Tuấn chính ở trong hoàn cảnh đó. Hai vợ chồng nằm ỳ trong phòng đêm giao thừa, buồn muốn khóc khi nghe Duy Khánh hát bài "Xuân nầy con không về". Nỗi nhớ nhung bất tận về giây phút thiêng liêng, trời đất giao hòa, pháo nổ vang trời đón mừng năm mới đưa tâm tư chàng về vùng quê hương cũ.
Tuấn nhớ biết bao về những chiều cuối năm trên xứ sở trong những ngày niên thiếu. Chợ Bình Dương, quê Tuấn, đầy ắp hàng hóa. Dưa hấu, trái cây đủ loại, bánh mứt, rượu trà la liệt chào mời khách mua. Đèn điện sáng trưng buôn bán chợ đêm thật nhộn nhịp. Người mua kẻ bán, ồn ào náo nhiệt. Tuấn cùng các bạn chen lấn trong dòng người ngược xuôi hy vọng tìm được một bóng giai nhân để tăng thêm hương vị ngày Tết. Ôi những ngày xuân trên quê hương sao đẹp vô cùng, nhứt là ở tuổi thiếu niên đầy mộng đẹp.
Giờ đây, ở lứa tuổi trung niên, đón xuân trong hoàn cảnh còn mù mịt tương lai, lòng Tuấn như se lại, quănï đau một nỗi buồn mênh mông, sâu thẳm.
Nhớ lại một chiều cuối năm mười năm trước, chàng bâng khuâng xuống phố Việt, mong tìm lại chút hương vị Tết quê nhà. Nhưng cảnh vật ở đây hoàn toàn không đem lại chút nào về những kỷ niệm xưa trong ngày giáp Tết. Một nhà thơ nào đó đã nói lên tâm sự của ông hay của những người như Tuấn lần đầu tiên đón Tết trên xứ người:

Chiều cuối năm trên phố
Có người khách viễn phương
Bâng khuâng sầu lữ thứ
Thương nhớ về quê hương...

Nhớ lại thời gian trước ngày xuất cảnh, bà con chòm xóm đến thăm và tiễn đưa. Ai cũng chúc mừng chàng sẽ đi về một phương trời mới đầy hy vọng thành công. Có người còn ngây thơ nói rằng:
- Mai mốt anh qua bển sẽ thành giàu có thì nhớ giúp đỡ cho tụi nầy. Mỗi tháng cho tụi nầy chừng 100 đô thì đủ rồi.
Lang thang trên xứ người vào một chiều cuối năm lạnh lẽo, Tuấn chợt buồn cho bạn và cho mình về một ước mơ còn qua sớm để thành sự thật. Họ đâu có biết rằng từ ngày qua đây tới nay, chàng sống như chiếc bóng, không địa chỉ, không số điện thoại, không bạn bè. Mỗi ngày chàng chăm chỉ đi học anh văn và học nghề với hy vọng mong manh là sẽ kiếm được việc làm đúng sở thích.
Chàng nộp đơn thi vào chánh phủ rất nhiều nơi, khi đậu, khi rớt, và đi phỏng vấn nhiều lần. Lúc đầu, mỗi lần đi phỏng vấn về là hy vọng nhiều lắm, nhưng việc làm thì vẫn mù tăm. Về sau, chàng có đi phỏng vấn hay đi thi thì cũng như việc thường ngày, không hy vọng và hào hứng như mấy lần đầu. Nhưng Tuấn không bỏ cuộc, chàng rút kinh nghiệm những thất bại trước để chuẩn bị cho kỳ thi sau. Chàng tìm đọc sách dạy tìm việc, chàng hỏi những người đi trước có kinh nghiệm, và nhứt là chàng tự tin hơn sau mỗi lần phỏng vấn vì câu hỏi thường lập đi lập lại giống nhau nên chàng trả lời trôi chảy hơn và có hạng cao dần.
Cầm thư gọi đi làm, lòng Tuấn hân hoan sung sướng biết bao. Chàng như một cây khô hưởng được một trận mưa rào. Những khô héo, sầu muộn sẽ qua đi để cho mầm non hy vọng đâm chồi nẩy lộc. Ngọc cũng vừa về tới và rất mừng cho thành quả không ngờ của chàng. Nàng hỏi thêm:
- Vậy chừng nào đi làm và họ trả bao nhiêu "
Tuấn đọc lại trên thư:
- Trong tuần nầy sẽ khám sức khỏe và tuần sau sẽ bắt đầu làm đúng ngày mùng một Tết.
- Vậy là hết ăn Tết rồi. Nhưng mà mình ở đây có Tết nhứt gì mà ăn.
Ngọc cười và hỏi tiếp:
- Còn họ trả lương bao nhiêu"
Hình như phụ nữ biết lo và nhạy bén về vấn đề tiền bạc hơn quý ông.
- Mười lăm đô một giờ. Sau một năm thử việc thì được làm chính thức, và lương cũng tăng hàng năm tới tối đa là hai mươi đô. Ngoài ra còn có đủ quyền lợi như bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ, nghĩ lễ, nghĩ bịnh...
Tuấn giải thích cho vợ.
Ngọc ngạc nhiên:
- Trời đất, anh giỏi vậy sao. Hồi xưa kiếm việc sáu đô một giờ không ra. Bữa nay ngon lành quá há.
Ngọc đùa. Nàng mơ mộng thêm:
- Rồi mình sẽ có xe để đưa con đi học mà không sợ bị trời mưa, và có nhà riêng để đón bạn bè tới chơi.
Ngọc vẽ ra tương lai tươi sáng với những ước mơ thật bình thường của con người. Tuấn ôm vợ vào lòng thủ thỉ:
- Và nhứt là mình sẽ có phòng riêng cho hai vợ chồng mình...
Ngoài kia vài vì sao đêm đang lấp lánh như chung vui với hạnh phúc của đôi vợ chồng nghèo. Có tiếng ríu rít của mấy con chim gọi đàn nhưng Tuấn cứ ngỡ đó là những lời chúc đầy tốt đẹp cho năm mới.
Một mùa xuân vừa trở lại trong tâm hồn của hai người yêu nhau: Tuấn và Ngọc.

TỪ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,095,722
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến