Hôm nay,  

Mùa Lễ Tạ Ơn Trên Đất Mỹ

13/03/200100:00:00(Xem: 155219)
Bài tham dự số: 168-VB1107


Chiếc ghe nhỏ chồng chành, lắc lư đang mắc cạn, không tài nào di chuyển nổi nữa. Tuy vậy, những con sóng cứ dồn dập kéo đẩy làm những mãnh ván ghép từ từ bung ra... Trong màn đêm đen tối không trăng sao, mưa rơi nặng hạt cùng với nước sóng biển tràn vào ngập cả nơi chúng tôi ngồi. Ai nấy đều rả rượi sau hai mươi ngày lênh đênh trên biển cả không người lái. Không còn gì để ăn, không còn gì ấm để mặc, để chống lại cái ướt lạnh thấu xương lúc đó. Chỉ còn nghe những tiếng kinh cầu nguyện trong giờ phút cuối...

Một người bỗng hét to lên, trong nỗi vui mừng:

"Hình như là một hòn đảo!... Một đảo hoang, chúng ta được tự do rồi!!"

Mọi người nhốn nháo đứng dậy, đè cả lên nhau. Trước mũi ghe là một khối đen ngòm toàn những cây là cây. Ai nấy lo nhảy xuống bờ. Tôi vội vàng lay đứa em trai nằm bất động trong góc ghe: "Dậy đi em, mình thoát rồi!"

Thằng bé còi cọc, đã bị sốt mấy hôm rồi vì say sóng, đói và không chịu nổi cái ướt lạnh của những cơn bão đại dương. Nó không buồn nhúc nhích. Đến khi trên ghe chỉ còn có hai chị em tôi, tôi vội kéo nó ra, cõng nó lên vai, chụp lấy cây sào do người đi trước để lại nơi mũi ghe. Tôi nhắm mắt nhảy đại xuống nước để vào bờ. Vì quá nhỏ con không đủ sức để vác nổi em tôi mà trườn được ra xa, nên cả hai cùng lọt xuống nước. Vừa kéo em tôi, tôi vừa cố lội vào bờ. Hai chị em tôi ráng bước đi, mắt giương lên trong màn đêm để tìm vết những người đi trước. Em tôi đã kiệt sức, nó té qụy, không còn đi được nữa vì chân bị những gai nhọn đâm xuyên qua thịt. Tôi phải ngồi xuống với nó, đành chịu thua," chờ đến sáng vậy, đàng nào cũng thoát rồi!", tôi nghĩ thầm.

Tự nhiên, lúc đó, tôi nghe vài tiếng "tách tách" như tiếng pháo nổ, và cả một bầu trời bổng sáng rực lên. Có tiếng ai đó thét lên: "Thôi, chết rồi, trái sáng, công an biên phòng...!". Tôi thấy những người đồng cảnh lấy tay che mắt chạy trốn vào các bụi cây gần đó. Tôi cũng hoảng hốt kéo lê em tôi vào một góc. Một tên cầm súng, bắn chỉ thiên lên trời, vừa chửi thề, vừa hét lớn: "Đứa nào nhúc nhích, tao bắn chết bỏ..."

Một vài tên khác lục soát trong các bụi cây,và lôi ra từng người, từng người một, nhếch nhác trong những bộ áo quần ướt nhem đầy bùn xình. Đoạn chúng lấy dây thừng ra cột hai cánh tay của từng người một. Chị em tôi cũng cùng chung số phận. Trời mưa cũng đã dứt. Chúng tôi bị lôi đi một đoạn, đến một căn lều tranh mà họ gọi là trạm kiểm soát và tất cả bị đẩy vào một xó, ngồi la liệt để chờ "khai cung". Tên cầm đầu dỏng dạc, chỉ vào chúng tôi mà noí:

"Nữa đêm hôm chúng bay làm mất công tụi tao quá đi. Tổ chức là đứa nào"" à... Im lặng...

"Tụi bay không khai, tao cũng có cách...(ngừng một chút)... Thôi khai sự thật đi, thì được hưởng chế độ khoan hồng của nhà nước và được thả ra sớm, được về ngay! ...(chỉ một bác lớn tuổi nhất trong đám chúng tôi) thằng này tên tuổi là gì" làm gì" ở đâu" ... (ghi vào) kế tiếp... rồi. .. (xong chỉ vào tôi) con này, tên tuổi" cha mẹ làm gì" ở đâu""

Tôi rất muốn "khai sự thật" để được thả về sớm, vì vậy tôi trả lời không ngập ngừng: "Tôi tên Trần thị Hương, 20 tuổi. Cha tôi là thiếu úy cảnh sát dặc biệt, hiện đang học tập cải tạo tại trại Z30C Hàm Tân. Mẹ tôi đi kinh tế mới Hà Giang. Tôi không có địa chỉ, vì hai chị em tôi ban ngày đi đan giỏ tre, ban đêm ngủ ở vỉa hè nhà thờ Tân Định..."

Hắn cắt ngang: "Bố láo, mặt mày mà dám nói 20 tuổi" Nhãi ranh! con của ngụy quyền! Hèn nào phản động từ trong máu. Cái thứ này là phải diệt tận gốc, kéo nó sang một bên!"

Tôi ngở ngàng. Thì ra nói thật là chết. Tôi sực nhớ hôm vào thăm cha tôi lần cuối sau khi nhận được thư với mấy dòng chữ rằng ông "đang học tập tốt, đầy đủ, vui vẽ, không có gì lo lắng cả ", tôi đã phải khóc hết nước mắt khi gặp ông lê từng bước khó khăn trong tấm thân gầy guộc xanh xao, mất cả giọng nói, lả người vì bệnh và đói. Tôi hỏi cha tôi tại sao lại ghi thư nói không có gì lo lắng cả, thì cha tôi có thều thào: ". ..Muốn được sống phải nói láo!".

Như vậy thì tôi sắp phải chết! KHÔNG, tôi không muốn chết... những hình ảnh của cha, mẹ, và các em nhỏ cứ hiện ra. . . KHÔNG, tôi phải sống!. Trong thoáng giây, tôi nghĩ thầm: Cũng cái luận điệu gọi là "chính sách khoan hồng" này đây mà đã có biết bao nhiêu "trại cải tạo" đã được mọc lên như nấm sau năm 75, để cho biết bao nhiêu cảnh gia đình tan nát lầm than. Xã hội thì đảo lộn, luân lý đạo thường không còn có nghĩa chi và ngay cả Thượng Đế cũng còn bị ra hàng thứ yếu vì lòng ngạo mạn trong triết lý duy vật "Thủy tổ con người là loài vượn cổ" và "Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm'!! .

... Dưới ánh đèn dầu lờ mờ lúc đó, tôi nhìn lên vách lá dừa của "trạm biên phòng" có các hàng chữờ bằng giấy "Độc lập- Tự Do- Hạnh Phúc". Tôi rùng mình, một phần vì gió lạnh mùa đông thổi vào xuyên qua da thịt tôi lúc ấy chỉ có một bộ áo quần ướt dính thân, một phần vì tôi nhớ lại những cái "Đơn xin việc làm" kèm theo "Sơ yếu lý lịch" cũng có những hàng chữ này đã đưa tôi đến ngỏ cụt cuộc sống, và chỉ có những trại lao động tập trung tôi mới được may mắn chen chân vào!! Thế rồi từ ấy, tôi lần mò đi tìm "tự do" để rồi nguyên thời tuổi trẻ của tôi đã mang nhiều dấu ấn của trại giam.

Kinh hoàng quá, không lẻ tôi lại sắp bị bắt nữa hay sao" KHÔNG, tôi muốn được sống! Tức thì, tôi vụt chạy ra ngoài cửa kéo theo em tôi mặc cho mưa đang rơi trong đêm tối không trăng, không sao. Hai chị em tôi nhắm mắt chạy trong làn đạn cảnh cáo của các tên lính biên phòng. Bổng tôi vấp phải một rễ cây và té ngã sấp xuống đất. Họng súng lạnh toát kê ngay thái dương của tôi, và chỉ còn kịp nghe một tiếng "Tách", tôi hét lên trong nổi đau đớn khẩn khoản: "KHÔNG, xin cho tôi được sống! Không! tôi muốn sống! Không!"

Tôi cứ hét lên như vậy cho đến khi Mẹ tôi đến lay lay người tôi:

"Tỉnh dậy đi con! Làm gì mà la hét dữ vậy"

Không! Không. .. Tim tôi đập thật mạnh trong lồng ngực, nước mắt tôi trào ra, tôi cố mở mắt để xem mình đang ở đâu" Thì ra đây là một cơn ác mộng mà thỉnh thoảng tôi vẫn thường gặp.

Quá khứ đầy vết thương đã qua rồi, nhưng hình ảnh vẫn không thể nào lu mờ nổi trong tiềm thức con người!

Hôm nay là thứ bảy cuối tuần. Tôi được nghỉ ở nhà và sắp lên khu Little Saigon để mua ít đồ dùng. Cali đang bước vào mùa thu. Năm nay mưa đến sớm quá. Tiếng mưa rơi rả rích tên mái nhà làm tôi chạnh nhớ về Da Lat vào mùa tựu trường khi tôi còn bé. Quê hương, nơi mà tôi đã được sinh ra và lớn lên. Quê hương lúc nào cũng gợi nhớ, dù có nghèo nàn đau thương đến đâu, quê hương cũng thật đẹp trong tôi. Thời gian mới đó đã cướp đi nửa quảng đời người. .. Tôi chậm rãi đứng dậy, ra mở cửa để hít thở cái bầu không khí trong sạch, tự do và bình an, và cũng để biết chắc chắn rằng tôi đang sống tại nước Hoa Kỳ, một xứ sở của cơ hội: cơ hội được sống, được làm, được học, được giúp đở người dân mình đang còn nghèo khổ từ tinh thần đến vật chất, được tự do tín ngưởng. Thế thôi, tôi còn sung sướng hơn nhiều người lắm, tôi đâu còn mong ước gì hơn nữa, tâm hồn tôi nhẹ nhàng thật đơn giản...

Nhanh quá, mùa lễ Tạ Ơn lại sắp đến rồi. Ở nước Mỹ có nhiều lễ rất có ý nghĩa, nhưng tôi thích nhất là lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), vì đối với tôi, ngày nào cũng là ngày Tạ Ơn từ khi tôi được đặt chân đến nước Hoa Kỳ này:

- Tạ Ơn Thượng Đế đã ban cho loài người một vùng đất lành để cho các dân tộc bị áp bức có nơi dung thân: Lịch sử cho biết những người Mỹ đầu tiên đặt chân lên phần đất tốt đẹp này cũng là những người tỵ nạn như chúng ta. Họ phải lìa quê hương vì những cuộc bách hại tôn giáo. Chuyến đi của họ cũng rất nhiều gian khổ và cũng đã có biết bao nhiêu người đã bỏ mạng trên đường đi tìm sự tự do.

- Tạ ơn người Mỹ, người anh em đầu tiên đến vùng đất lành này, đầy lòng nhân đạo, sẵn sàng dang tay đón nhận những đàn em bị áp bức trên khắp năm châu, không phân biệt chủng tộc, màu da.

- Tạ ơn Cha mẹ đã sinh thành ra tôi, dạy dỗ, cho tôi ăn học để tôi có được chút vốn liếng tìm kế sinh nhai.

- Tạ ơn những người đã giúp đở tôi trong những ngày đầu tiên chập chửng bước vào thế giới tự do, nơi mà tôi không còn thấy những cảnh uy hiếp, những cuộc rình rập bắt bớ dã man và vô tội vạ không còn một chút nhân tính...

Đang lái xe miên man với bao ý nghĩ, tôi đã đến khu Little Saigon hồi nào không hay. Xa xa, đằng kia hiện ra lá cờ vàng với ba sọc đỏ đang bay phất phới cạnh quốc kỳ Mỹ: Lá cờ của người Việt Nam da vàng lưu vong! Tôi cảm thấy ngậm ngùi. Ôi, cho đến bao giờ, đến bao giờ lá cờ này mới được tung tăng trên nền trời nhỏ bé hình chữ S kia" Để người dân ta không còn "nồi da sáo thịt", để nước ta có nhân quyền, có tự do thực sự, tinh thần không còn bị áp bức nữa, để nhà tù nhường chỗ cho trường học nuôi nấng các mầm non tương lai để gây dựng lại "Con Rồng Đông Nam Á""

Thiên Hương
Tustin, ngày 1-11-2000

Ý kiến bạn đọc
20/08/201513:31:33
Khách
Muốn khóc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến