Hôm nay,  

Nước Mỹ Và Da Đen

11/01/200100:00:00(Xem: 162683)
Không một nhà hàng nào, không rạp chiếu bóng nào, không một chiếc xe buýt nào ở thành phố Nữu Ước, hay bất cứ thành phố nào trên nước Mỹ lại không có bảng đề: "bên phải là lối đi của người Da trắng, bên trái là của Da đen". Đã có một thời như thế, kéo dài cả thế kỷ.

Cả trăm năm về trước người da trắng ở Mỹ sang Phi Châu mua người da đen về làm nô lệ. Họ được cho làm những việc nặng nhọc như phu thợ mỏ, đổ rác, dọn dẹp nhà cửa, làm con sen, thằng nhỏ....

Lâu dần xã hội Mỹ tự động phân chia ra hai giai cấp rõ rệt, như ta vào nhà thì biết ai là chủ, ai là đầy tớ, người Da đen chỉ biết nhìn xuống an phận. Họ cho như đó là sự xếp đặt đã rồi, không xê dịch... Đến nổi cuộc sống cơ cực, tủi nhục, lầm than đó được thể hiện trong một số bài dân ca (Country Music) hoặc nhạc phổ thông (Popular Music) cho đến bây giờ vẫn còn truyền tụng. Mà Ông Tạo cũng trớ trêu. Cho họ là những con người xấu xí, dị hợm, cục mịch Nhất là da họ màu đen. Có người đen như cục than hầm.

Cho đến khi Tổng Thống Abraham Lincoln hạ bút ký sắc luật "Bình đẳng Da trắng và Da đen" thì cuộc đời họ, những người da đen mới thực sự được giải phóng. Tổng Thống Lincoln nhận thấy một nước có truyền thống Dân chủ như nước Mỹ mà có sự phân chia giai cấp như thế là nghịch lý, và vì ông nhận thấy da đen cũng là con người.

Những cái gì xảy ra sau đó" Có thực sự người Da trắng coi da đen là những người đồng hạng" Khách quan mà nhận xét thì như bát cháo có sợi tóc. Không có bóng người da đen lấp ló ở những khu nhà giàu có. Hoặc khu da trắng đang ở nhộn nhịp hạnh phúc, mà có một gia đình da đen dọn đến, lập tức những người da trắng bỏ đi. Trường học da trắng ít khi thấy bóng dáng một học sinh hay sinh viên da đen. Nơi giải trí công cộng, hễ có da đen tụ họp, thì ít khi có người da trắng hội nhập.

Thế cho nên mới sinh ra những khu ở của toàn người da đen như Queens, Harlem ở New York... hay khu đường 11, 12, 13, ở Los Angeles, và Colingham ở Chicago. Ở những khu này thì có mướn, người da trắng cũng không thèm léo hánh. Đến Cảnh sát tuần tiểu cũng toàn người da đen.

Sự miệt thị, đố kỵ không thành lời, những mĩa mai chua xót cùng độ. Người ta miệt thị đến độ đau gần chết, cũng chọn nhà thương của người da trắng, và bác sĩ cũng là người da trắng. Điều khinh khi âm thầm đó không phải người da đen không biết. Họ biết rất rõ nhưng không dám nói. Lâu dần nó biến thành tự ti mặc cảm. Và từ tự ti mặc cảm đó, người da đen, tự tìm đường vươn lên bằng cách khác, không biết đến bao giờ mới thực sự bằng người da trắng. Nhưng cứ vươn lên.

Về thể thao, chưa có người Mỹ da trắng nào phá được kỷ lục của người da đen. Như anh chàng Micheal Johnson. Với đôi giày vàng óng ả, anh chạy vun vút như một mũi tên được phóng đi. Một trăm thước, bốn trăm thước, và cả hai nghìn thước, anh đều oanh liệt đoạt giải quán quân. Người ta bảo rằng anh chạy với tự tị mặc cảm. Có người lại cho rằng vì anh da đen, có ông bà ngày xưa từng rượt đuổi thú rừng như hưu, nai, chồn thỏ để phóng lao nên ngày nay anh chạy nhanh như thế. Sau những cuộc đua anh dũng, anh được phóng viên các đài truyền hình nước Mỹ lại phỏng vấn, thì anh cười và nói giọng bình tĩnh như không lấy gì làm mệt: "Có gì đâu. Không thế này, cuộc đời của tôi sẽ muôn đời trong bóng tối."

Về môn bóng rổ, ít khi thấy có một cầu thủ da trắng trộn lẫn trong đám Da đen. Có phải là kỳ thị không" Xin thưa, người da trắng không có sức bền bỉ và dẻo dai như da đen. Người ta nhắc nhở đến các tên tuổi của những siêu sao bóng rổ như Adul Raman, Magic Johnson, Micheal Jordan, O'Neil, Jabar, như những thần tượng trên đầu môi giới trẻ. Người mua hàng áo quần thể thao đều đòi hỏi cho được tên tuổi, hình ảnh của họ hiện rõ, đâu biết như thế là mắc hơn giá thường.

Nhạc sĩ kèn đồng (Trumpet) Louis Amstrong không những làm rạng danh ở nước Mỹ, mà cả hoàn vũ. Một danh ca, kịch sĩ, vũ công Sami David là một danh tài khét tiếng của da đen. Một Micheal Jackson với giọng ca và đôi chân vô địch, với số tiền làm được hàng năm lên đến bốn năm trăm triệu, đã làm người da đen hãnh diện không ít. Một số Widney Houston, và còn nhiều nữa trên sân khấu ca kịch Broadway đã làm chính người da trắng cũng mang lây niềm hãnh diện.

Đại tướng da đen tốc chiến tốc thắng Powell đã điều động binh sĩ tấn công Iraq trong chiến tranh Trung Đông thời ông Bush đã làm nước Mỹ lẫy lừng tên tuổi.

Đến nay, đã mười tám năm nghỉ thượng đài, mà tên tuổi Mohamed Ali như ngôi sao óng ánh ở không trung. Rồi chị em da đen Williams mới đây, làm thất đởm hồn kinh cả thế giới về môn quần vợt khi bê luôn hai giải vô địch đơn nữ, đôi nữ. Rồi anh chàng John nhỏ con chuyên đi tiền vệ cho bóng đá Hoa Kỳ... Còn nhiều, nhiều nữa. Kể không hết những thiên tài da đen.

Có phải người da trắng đầu hàng da đen hay không" Càng ngày người ta càng thấy đàn bà da trắng kết hôn với da đen. Vì sao" Nếu được nói toạc ra, một cách trắng trợn, thì da đen rất khỏe về tình dục. Nhưng còn có những thứ người da trắng không thể bì kịp với da đen. Như thể lực giao đấu. Cách diễn tả khi hát, khi chơi một bài nhạc, hay biểu diễn một vũ khúc... Người da đen, trước máy vi âm thì lên đồng. Cái nhăn mặt của họ, cái cười kiêu ngạo của họ, thì người da trắng phải đầu hàng là cái chắc.

Người da đen hát hết tâm huyết, vì họ có sẳn niềm ưu tư, tủi cực. Miệng họ rộng hơn, hơi họ dày hơn, giọng họ khàn như khóc, mắt ít khi mở lớn. Lúc nào họ cũng như sẳn sàng muốn nói: " Vâng, tôi đen. Thứ người được xã hội quên lãng. Đây là cơ hội để tôi thố lộ tâm tình và tài năng."

Đã có ai thế được một Micheal Jackson kể cả người da đen" Đã có ai điền khuyết được tiếng kèn và giọng ca bất hủ của Louis Amstrong mặc dầu ông đã qua đời khá lâu" Mặc dầu những tấm bảng "Không được kỳ thị Trắng Đen" Nhưng như đã trình bày ở trên. Là như bát cháo có sợi tóc. Trong phim nếu có cảnh ăn cướp ngân hàng, cảnh hiếp dâm, cảnh buôn bán ma túy, hay vượt ngục, người ta sẽ không ngần ngại đưa diễn viên da đen ra thủ diễn, mặc dầu thực tế, hung thủ của những vụ như thế là người da trắng.

Trong phim La Chaine, một Sydney Poiter đã làm lu mờ một Tony Curtis. Talk show ăn khách nhất hiện nay vẫn là của Opra da đen. Mục sư tiến sỹ Luther King, thủ lãnh da đen, bị ám sát, chỉ vì ông nói và ấp ủ có một câu nghe đến lạnh người: I HAD A DREAM. Ông đã mang giấc mộng gì trước hàng triệu người da đen" Không nói thì ai cũng đoán biết. Đó là giấc mộng giải phóng lần nữa toàn thể da đen. Sao cho chỗ đứng của họ ngang hàng với da trắng. Vì những khu dân cư, những trường học, những công sở, những nơi giải trí công cộng, dường như không có sự hài hòa, chung sống với người da trắng.

Có cái gì đó khó giải thích bằng lời. Nó mơ hồ như ảo ảnh. Nhưng đó là sự khác biệt rõ ràng, nếu không muốn nói là sự kỳ thị Trắng, Đen trăm phần trăm.

Người Da Đen khi học lịch sử chẳng hạn: Ai là vị Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ" Ai đã khai phá ra miền tây Hoa Kỳ" Thưa đó là người da trắng. Và câu trả lời như thế chẳng có tí gì thích hợp với lịch sử người da đen. Nói như thế không khác gì bắt một học sinh Mỹ học: Phải nhớ ơn Đức Trần Hưng Đạo, vì ngài là vị Anh Hùng đánh đuổi quân Tàu"

Vì lạc điệu như thế, mà học sinh da đen có học lịch sử, mà nhớ thì không.

Luật sư, chánh án, giáo sư, phi hành gia, cái gì da đen cũng có. Duy chỉ một điều ít ai để ý, là Tổng Thống cho đến phó Tổng Thống, thì người da đen tuyệt nhiên không có.

Nghe nói có lần Mục sư Jefferson da đen của Hoa Thịnh Đốn, rồi ông tướng năm sao hồi hưu của trận Irac cũng có ý định ra ứng cử Tổng Thống. Nhưng giờ chót các ông tắt ngúm Giấc Mộng đó. Chỉ vì tự biết mình, biết ta. Biết mình là da đen. Biết ta là chẳng ma da trắng nào dại dột bỏ phiếu cho ông.

Ông Tướng hồi hưu đã viết sách để tự quảng cáo cái chiến công hiển hách lẫy lừng của ông. Cuốn sách bán tạm được. Cái mức đo lường vô Tòa Bạch Ốc của ông là đó.

Chuyện Nước Mỹ có một Tổng Thống da đen là chuyện mặt trời mọc phương Tây vậy.

DƯƠNG KỴ

Ý kiến bạn đọc
26/08/201802:35:20
Khách
cái gì cũng có thễ xãy ra hết , mặc trời mọc ở phương tây rồi đó , lão tổng thống da đen Obama làm đến 2 nhiệm kỳ đó nghen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến