Hôm nay,  

Dòng Tư Tưởng Nhỏ Bé Của Em

11/01/200100:00:00(Xem: 163756)
Chương trình "Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ" đã tạo ra một cơ hội rất quý báu cho tất cả mọi thành phần người Việt chia sẻ với nhau những tâm tưởng, hồi ức cùng những kinh nghiệm quý báu trên con đường hội nhập vào cuộc sống tại nước Mỹ.

Em là đứa con một trong gia đình. Bao nhiêu tình thương, bao nhiêu lo lắng bố mẹ đều dành hết cho em.

Sáu năm trước đây, khi em vừa tròn 10 tuổi, bố mẹ mang em đến mảnh đất xa lạ tại nước Mỹ này theo diện HO vào năm 1994.

Khi gia đình em mới tới, gặp ai cũng nói với bố mẹ em là đừng có lo. Con nít ở bên đây sẽ rất dể hội nhập vào cuộc sống ở Mỹ. Chỉ vài ba tháng là mấy đứa nhỏ sẽ nói tiếng Mỹ như gió. Nghe qua cũng thấy an ủi và vui sướng. Nhưng sự học hành đâu phải một sớm một chiều. Nó cần thì giờ và sự cố gắng.

Những ngày tháng đầu ở trường bên Mỹ này em nghĩ là những thời gian rất cực nhọc của em trong tiến trình học vấn. Bài viết này em không phải muốn nói riêng về những kinh nghiệm nhỏ bé mà em đã trãi qua trong suốt mấy năm ngắn ngủi ở nước Mỹ. Em chỉ muốn nêu ra một vài ý tưởng mà em nghĩ rằng mọi người Việt cũng như tất cả những bậc cha mẹ đều có ở thời gian ban đầu khi mang con cái và gia đình cùng đến nước Mỹ.

Theo em nghĩ, ai ai đặt chân đến nước Mỹ xa xôi này, rất xa và rất xa so với quê hương nước mẹ dẻ của mình thì đều mang theo những hy vọng nhưng đâu đâu cũng đều trộn lẫn với những nổi lo âu. Những năm đầu ở nước Mỹ đây, mọi cá nhân đều đã trải qua những kinh nghiệm, những giai đoạn rất tương tự với nhau. Cuộc sống mọi người đều rất giống nhau. Ai cũng lo cho chỗ ở, lo cho miếng ăn lại lo đi tìm việc làm để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình.

Giờ đây nghĩ lại em thấy những sự khó khăn mà em phải gặp chỉ rất là nhỏ nhoi. Những điều ấy đâu thể so sánh với nổi niềm và sự lo âu ban đầu mà bố em đã chạm phải với thực tế. Em cảm thấy rất may mắn không chỉ riêng vì được sống trên nước Mỹ đầy văn minh này, mà còn vì em may mắn có một người cha hết lòng thương yêu, và một người mẹ hiền luôn biết lo chu đáo mọi việc trong gia đình và luôn chăm sóc khuyến khích em.

Bố mẹ em phải đánh đổi rất nhiều khi quyết định sang nước Mỹ. Lúc ấy em thường hay nghe các bạn của bố em và các ông bà lớn tuổi nói với nhau rằng, "Bên đây, ở miền đất lạ này, mình như là một người câm, người điếc và lại lại một người què nửa."

Hồi đó em thật không hiểu những ý nghĩa bao hàm trong câu nói đó. Song thời gian trôi qua em đã dần dần hiểu được những ý nghĩ của câu nói đó.

Bố mẹ em cũng như những bậc cha mẹ khác, một phần đông là đâu có biết tiếng Anh tiếng Tây gì đâu. Vừa không nghe hiểu lại không nói được thì đâu khác gì là người vừa câm lại vừa điếc. Một người mới qua, không có xe, không có bằng lái thì có thể đi đâu được đây" Cảm giác này thật rất giống như một người què.

Nghĩ đến đây, em thấy bâng khuâng và thông cảm với nổi niềm đó. Dù sao, em nghĩ thêm khi một người què mà có người dìu dắt, có người cõng thì cũng đi được chứ bộ. Người không nghe được thì có thể nhìn mà hiểu. Người không nói được thì cũng có thể ghi viết để thay thế. Nếu có hy vọng, có nỗ lực thì chuyện gì cũng xong.

Người xưa nói, "Có công mài sắt có ngày nên kim." Em cảm thấy câu nói đó là một liều thuốc bổ rất quý báu.

Ngày tháng trôi qua, bố mẹ và em đã cố gắng tiếp nhận cuộc sống mới tại nước Mỹ. Em cảm thấy hội nhập vào cuộc sống mới là một giai đoạn rất khó khăn cũng như khi em học tiếng Mỹ lúc mới qua. Chuyện đó cần thời gian và sự nâng đỡ lẫn sự cố gắng. Nếu mình có thể trải qua được những giai đoạn khó khăn thuở đầu thì mọi việc sẻ đâu vào đó.

Sau bao nhiêu khó khăn ở thuở đầu khi mới bước chân đến nước Mỹ, gia đình em nay đã có một cuộc sống mới tạm yên ổn. Riêng cá nhân em dù tương lại còn dài, nhưng em lúc nào cũng tự nhủ với lòng là những cố gắng mà em trao ra sẽ không bao giờ uổng phí.

Thành tích học hành của em coi như cũng tốt. Lòng em đây đang chan chứa rất nhiều niềm tin lẫn hy vọng cho ngày mai.

Có người cho rằng nước Mỹ là một thiên đàng. Một nơi mà bao nhiêu người ao ước được bước chân đến. Cũng có người cho nước Mỹ là mảnh đất không thích hợp cho họ.

Tuy nhiên, em cho rằng ở bất cứ góc cạnh nào trên trái đất này, miễn là em có gia đình, có người thân là có tình thương. Nơi nào có tình thương là có sự hy vọng. Nơi nào có hy vọng là có thành công và hạnh phúc.

Đây là những dòng viết ngắn ngủi mà em mong được chia sẻ với mọi người Việt tha hương trên nước Mỹ đầy tự do và đầy hy vọng.

Thảo Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến