Hôm nay,  

Hệ Thống Chắn Nhiệt

11/01/200100:00:00(Xem: 150266)
Một đôi khi nghĩ lại, tôi không khỏi buồn cưới và xấu hổ cho sự ngây ngô của mình.

Là một người bình thường trên mọi phương diện, chẳng bao giờ tôi dám nghĩ là mình sẽ đi Mỹ. Thế mà tôi đã được làm việc chung với các khoa học gia, lại còn được chụp hình chung với các phi hành gia nữa.

Rất hãnh diện, tôi đem khoe những tấm hình có chữ ký và hình tôi được chụp với các phi hành gia (chỉ với một số rất ít bạn bè quan tâm đến khoa học thôi). Có bạn bảo tôi chịu khó thu thập hình có chữ ký này làm lưu niệm mai sau. Nghe có lý, nhưng làm không dễ.

Năm 81, khi chồng tôi chuyển về làm việc ở KSC, tôi đã năn nỉ anh phải nhiều lần xin thẻ để có thể vào xem phi thuyền lên ở chỗ thật gần. Đặc biệt là những lần phóng ban đêm.

Không uổng công thức khuya chờ đợi, với khoảng cách 1 dặm, ngăn bằng giòng sông Banana, nhừng người đi xem hồi hộp chờ. Tiếng người điều khiển đếm ngược vang vang trong đêm tối: ... 3, 2, 1, lift off. Cả một cột lửa bay thẳng lên trời, chen trong những vì sao đêm lấp lánh. Ánh sáng chiếu loà đêm đen, tiếng nổ ầm vang rung chuyển mặt đất.

Sau này tôi biết thêm là còn có nước. Thật kỳ diệu. Thủy kị Hoả. Vậy mà ở đây, ngay dàn phóng, khi chiếc phi thuyền bay lên cũng là lúc hàng triệu gallons nước ào ạt tuôn ra để làm giảm chấn động cũng như làm giảm sức nóng khủng khiếp của nhiên liệu khai hỏa.

Trên mặt đất thì dùng nước chế ngự nhiệt nhưng ngoài mặt đất lại phải dùng phương pháp khác.

Hầu hết mọi người đều biết là phi thuyền phải có một hệ thống chắn nhiệt rất cao. Nhưng không mấy ai nghĩ đến chuyện nếu không có sức chắn nhiệt đặc biệt, chiếc phi thuyền sẽ trở thành một khối cầu lửa khi trở về bầu khí quyển của trái đất.

Ngoài sự thay đổi nhiệt độ quá lớn, một công dụng khác của hệ thống chắn nhiệt là ngăn chặn phóng xạ mặt trời có thể hủy hoại những máy móc cũng như tất cả những vật dụng, và sinh mạng các phi hành gia trong phi thuyền khi đang nghiên cứu ở ngoài trái đất. Như thế đủ hiểu là hệ thống chắn nhiệt quan trọng như thế nào.

Nằm trong trung tâm không gian Kennedy, TPSF (Thermal Protection System Facility) chế tạo những phần mới để thay thế những chỗ bị hư hại ngoài vỏ phi thuyền trong hành trình đi, về trái đất. Mỗi chiếc phi thuyền cần khoảng 24 ngàn miếng chắn nhiệt, 2 ngàn 3 trăm tấm chăn có sức ngăn nhiệt uyển chuyển, 5 ngàn 5 trăm tấm chăn có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, 8 trăm miếng có khả năng ngăn chặn những làn sóng cao thế và hàng ngàn miếng dùng trong những chỗ tiếp nối nhau. Từng miếng một, phải thật vừa vặn, thích hợp với nhiệm vụ chắn nhiệt dùng cho phiá trong, hoặc phía ngoài phi thuyền.

Ở bên ngoài, vỏ phi thuyền làm bằng những miếng gạch sứ, những miếng ngăn chặn làn sóng cao thế, những miếng nối tiếp, và những tấm chăn cũng bằng gạch sứ. Những bộ phận chắn nhiệt này bao bọc toàn bộ chiếc phi thuyền để bảo vệ lớp da bằng nhôm và graphite epoxy (một hợp chất carbon fiber dưới sức ép thật cao được kết hợp bởi một loại keo có khả năng kết hợp các nguyên tử lại với nhau) để phi thuyền có thể chịu đựng được nhiệt độ cực lạnh -200 độ F (-129 độ C) khi ra ngoài không gian hay cực nóng +2900 độ F (+1593 độ C) khi trở về trái đất.

Kế đến là những tấm chăn có hệ thống kiểm soát nhiệt độ để bảo vệ những hệ thống chất lỏng, dụng cụ, máy móc của phi thuyền thoát khỏi sự hủy hoại cuả những tia phóng xạ từ mặt trời khi đang ở trong không gian.

Tùy theo từng chỗ và tùy theo nhiệm vụ, kích thước cũng như thể loại của từng miếng chăn chắn nhiệt rất khác biệt. Mỗi miếng có thể nhỏ từ 3x6 inches nhưng cũng có thể lớn đến 3x6 feet. Khi thì làm bằng loại vải thật dầy, lúc là những miếng kim loại mỏng hay bằng một loại hợp chất hóa học đặc biệt. Tất cả đều được ghi rõ trong những bản vẽ mà các kỹ sư đã sáng tạo ra.

Y hệt một bức tranh nhiều mảnh được ghép lại với nhau, các miếng chắn nhiệt cũng được ghép lại để che chở chiếc phi thuyền toàn vẹn trở về trái đất. Thay thế những cơ phận hư hỏng xong, bảo trì lại máy móc, ráp thêm những dụng cụ mới, chiếc phi thuyền lai sẵn sàng để đưa ra dàn phóng.

Những loại hỏa tiễn như Titan, Delta, Trident thường chỉ có một dàn phóng. Riêng chiếc phi thuyền có tới hai dàn phóng. Năm 1976, Enterprise, chiếc phi thuyền đầu tiên được tạo ra như một thử nghiệm kiểu mẫu. Chiếc thứ hai, phi thuyền Columbia mới là chiếc đầu tiên thực sự ra ngoài không gian năm 1979. Sau đó 11 tháng, chiếc Challenger được chế tạo để rồi bị nổ sau này. Năm 1983, phi thuyền Discovery được đưa đến KSC. Và năm 1985 chiếc Atlantis ra đời.

Phi thuyền bay trong không gian với vận tốc khoảng hơn 17 ngàn dặm một giờ. Để trở lại trái đất, vận tốc giảm chỉ còn khoảng 200 dặm một giờ. Khi trở về trái đất, phi thuyền trở đầu đuôi để cơ phận Reaction Control System hoạt động. Tiếp đó, bộ phận Orbital Maneuvering System được dùng để giảm vận tốc phi thuyền. Các hoạt động trên phi thuyền tạm ngưng khi vào quỹ đạo của điạ cầu.

Áp dụng phương pháp hàng không, phi thuyền đáp xuống phi đạo như những chiếc máy bay thông thường. Vận tốc lúc này vào khoảng hơn 200 dặm một giờ. Các phi hành gia được đưa ngay đi để dò tia phóng xạ cũng như xem lại sức khỏe trước khi ra họp báo. Chiếc phi thuyền cũng được đưa về trạm kiểm soát, tu bổ chuẩn bị cho công tác lần tới.

Trân Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến