Hôm nay,  

Hòn Vọng Phu

11/01/200100:00:00(Xem: 151155)
Ý tưởng trở về thăm lại chốn xưa bổng đến với tôi như một điều tự nhiên, tôi thu xếp thời giờ và một mình vượt một quãng đường dài ngược lên phía bắc.

Khi xe qua khỏi cầu Golden Gate, chạy êm ả trên xa lộ trong cảnh sắc phong quang của núi đồi, cũng là lúc những hình ảnh cũ, nhữngkỷ niệm xa xưa lảng vảng hiện về trong trí nhớ.

Bao năm rồi tôi rời xa Talmage như một người đi săn nhớ túp lều trong rừng vắng, nhớ chộiếc cầu bắc qua lòng suối, nhớ lối mòn len lõi giữa những cánh rừng nho bạt ngàn xanh thẩm.

Tôi về thăm lại Trung tâm tiếp cư người tỵ nạn Đông Dương. Hơn ba tháng tôi sống trong trung tâm này, tuy ngắn ngủi nhưng có nhiều kỷ niệm khó quên.

Một buổi chiều, anh em chúng tôi trong khội đứng long ngóng phía ngoài cổng Trung tâm, nhìn nhữngchộiếc xe chạy vụt qua, bên kia đường là một cửa hàng tạp hóa nhỏ, một chiếc Peugot màu trắng chậm chậm đâu lại bên lề, bước xuống là một người đàn ông tóc để dài, gương mặt vương nét phong trần, có nụ cười thân thộiện đến chào và bắt tay anh em chúng tôi rồi mời lên xe. Người lái xe là một phụ nữ Mỹ, tóc hoe vàng, dáng nho nhỏ, đôi mắt xanh trong, gật đầøu chào với nụ cười xã giao duyên dáng, được anh T. giới thiệu nàng tên là Marsha.

Nàng yên lặng lái xe trong khi anh em chúng tôi nói chuyện huyên thuyên vì cùng là người Việt Nam gặp nhau trong hoàn cảnh này thì nhiều chuyện để nói lắm. Tiện đường về nhà anh T. đề nghị ghé lại chợ Safeway mua ít đồ về nhậu lai rai.

Khi các ngọn đèn đường bắt đầu sáng thì cũng là lúc Marsha cho xe chậm lại, rẽ vào một con đường nhỏ hơi dốc và ngừng lại bên một căn nhà nhỏ khá xinh được bao bọc bởi những hàng thông cao vút, không gian yên lặng đến tĩnh mịch.

Đêm đó chúng tôi ở lại chơi rất khuya, vừa ăn uống vừa nói chuyện quê nhà, xong màn ăn uống chúng tôi chơi domino, không khí vui vẻ, thoải mái, Marsha phần nhiều ngồi nghe chúng tôi nói chuyện, lâu lâu tiếp thêm thức ăn và cũng tham dự chơi một vài ván domino. Nàng vừa ít nói, vừa hộiền hòa đã tạo một cảm tình với hầu hết anh em chúng tôi, sự tò mò muốn biết thêm về sự liên hệ giữa anh T. và người đẹp mắt xanh này như thế nào đã được anh T. thuật lại đại khái như sau: Gia đình cô không sinh sống ở đây mà ở tiểu bang khác, cô ở đây có một mình, đầu tiên khi tôi gặp cô thì cô đang là một người dạy Anh văn cho Trung tâm tiếp cư người tỵ nạn Đông Dương, tôi là một học viên trong lớp của cô, tôi thấy cô hiền lành, tử tế nên có cảm tình, dần dà đi đến chuyện mến nhau. Thấy tôi ở trong trung tâm kiểu gà trống nuôi con vì tôi có thằng con trai tám tuổi nên cô đề nghị tôi rời trung tâm về nhà cô ở, nhưng luật của trung tâm không cho người ra định cư tại thành phố Talmage mà phải đến một tiểu bang khác, cô Marsha cũng biết như vậy nhưng lòng đã quyết nên cô không ngần ngại xin nghỉ việc để đem gia đình chúng tôi về ở chung nhà với cô. Sau khi nghỉ dạy Anh văn tại Trung tâm, cô tìm một việc làm khác để sinh sống là lái xe taxi, tôi thấy cô có tấm lòng của một người mẹ, việc săn sóc, dạy dỗ đứa con của tôi hoàn toàn do cô lo liệu hết cả, đã thế cô còn khuyên tôi đừng vội vã ra kiếm việc làm hãy lo học để có được cuộc sống bảo đảm cho tương lai. Với thời giờ còn lại tôi ghi tên vào học trường College ngành canh nông. Tuy vậy nỗi thiếu vắng được gặp gỡ người Việt Nam nhiều khi làm cho tôi buồn lắm, ở chung quanh đây không có người Việt cư ngụ. Như hiểu được nổi buồn đó lúc nào cô cũng nghĩ đến việc giúp cho tôi được khuây khỏa nỗi nhớ mong bằng cách có được điều kiện là cô sẵn sàng lái xe đưa tôi đến đây để có dịp gặp gở người đồng hương.

Từ đó chúng tôi thường hẹn gặp nhau vào mỗi cuối tuần, buổi chiều đến trung tâm đón anh em chúng tôi về nhà chơi cho đến tối thì đưa trở về trung tâm. Thật ra thì ngoài việc học Anh văn tại trung tâm ra, qua sự hướng dẫn của cô Marsha chúng tôi dần dần làm quen với xã hội tạm dung, như những chuyện vào thư viện mượn sách, vào bưu điện gởi điện tín về Viêt Nam, đi coi chớp bóng, gọi taxi…

Còn nhớ có lần chúng tôi lang thang ra phố vào tiệm đồ cũ, khi về không có xe đành bạo dạn gọi taxi, đợi một lúc, chúng tôi bật ngửa ra khội thấy chiếc xe taxi đến đón chúng tôi về là xe cô Marsha. Từ đó, có điều gì không hiểu cứ gọi cho cô Marsha. Cô thật là một người bạn Mỹ tốt bụng.

Rồi thời gian trôi qua, nỗi háo hức về một vùng đất hứa làm cho chúng tôi khắc khoãi chờ mong, nhưng riêng tôi, tôi lại thấy mình như có nỗi lưu luyến cảnh sắc nơi đây quá! Mùa thu mang đến một bầu không khí se se lạnh, những cây phong lá đổi sắc vàng rực, từng vạt lá khô theo gió cuốn tản mát trên những lối mòn quanh quanh nhữngtrang trại trồng nho xanh ngắt một màu, xa xa in trên nền trời là những dãy núi thấp liên tiếp nhau vây quanh một vùng thung lung bình yên, lẫn trong sắc lá là ngọn tháp của một ngôi giáo đường nhô lên bên sườn đồi thoai thoải. Và bên kia là một dải trắng của dòng sông Nga, rầm rì chảy quanh co trên những vùng đất sỏi, lòng sông cạn có đoạn đi bộ qua được, nơi đây tôi thường bắt gặp những cô gái Lào thơ thẩn đi dạo, nếu có những cô gái Lào xuất hiện bên giòng Mekong với những chóe nước đi trên đầu, thì ở đây những đôi chân xinh xắn đùa giởn trong làn nưóc trong là nhữnghình ảnh đậm nét nhất.

Thành phố Talmage là một thị trấn miền núi với những nét trẻ trung của cô gái da đỏ trong phim Pocahontas. Đời sống nơi đây thật bình dị, hiền hòa khác hẳn những gì mà một người bạn nối khố của tôi đã mô tả qua điện thoại từ S.D. Âu cũng là điều may mắn cho tôi đã có một ấn tượng tốt về vùng đất đầu tiên khi đặt chân đến nước Mỹ.


Đến thời hạn phải rời trung tâm để lên đường đến nơi định cư, vì trên văn phòng cho biết quá muộn, cho nên tôi chỉ đủ thời giờ thu xếp đồ đạc, hoàn tất thủ tục giấy tờ, nhưng không quên gọi từ giã anh T. và cô Marsha. Tôi được chúc lên đường bình an và nhớ liên lạc nếu có điều kiện.

Trong nhữngdịp đặc biệt như tết nhất, tôi có gởi thiệp cho anh T. và Marsha với lời cầu chúc mọi điều may mắn. Trong một thư trả lời tôi, anh T viết:

"Thăm P. Đã nhận được thiệp xuân của P. Cám ơn rất nhiều. Muốn gởi thiệp xuân cho P, nhưng rất tiếc ở Ukiah kgông có bán loại thiệp xuân Việt Nam. Thôi đành chịu vậy.Texas đang ở trong cuối đông và sắp bước vào xuân chắc khí hậu rất ấm áp và đẹp. Nếu nơi P đang tạm cư có một vài giai nhân nào thì tôi nghĩ rằng chỉ trông những bông hồng đó, cuộc đời sẽ vơi phần nào sâù muộn cô đơn. Từ lúc hạ sơn đến nay đã gởi về gia đình được năm trăm đô, và có lẽ cuối tháng này cũng sẽ gởi về gia đình đau thương và thân yêu nhất ở Việt Nam bốn trăm đô nữa cho trọn niềm chung thủy. Tôi dạo này vẫn bình thường, đã qua các bài tests ở giữa semester. Semester này tôi chỉ lấy có mười hai tín chỉ của năm lớp ( ba lớp Anh văn bảy tín chỉ, một lớp Pháp văn hai tín chỉ, và một lớp ceramics ba tín chỉ), tôi hy vọng sẽ không fail một tín chỉ nào.

Tết này có lẽ tôi cũng mời vài người Việt tỵ nạn hiện đang ở Trung tâm ra nhà làm một bửa cơm thân mật để nhớ nhữngmùa xuân qua (chứ không phải mừng xuân như thiên hạ), tôi nghĩ rằng ngày nào còn ở trên nước Mỹ này thì không có những mùa xuân như nhữngngày sống ở Việt Nam. Dù sao đi nữatrong dịp đầu năm tôi chúc P vui vẽ và an bình. Vui vẻ để quên những nhọc nhằn đã qua, an bình để dễ dàng phấn đãu với nghịch cảnh của hiện tại. Marsha cũng cám ơn thiệp chúc xuân của P và cũng như tôi cầu chúc P gặp nhiều may mắn trên bước đường định cư của P.""

Tôi cho xe dừng lại bên một trạm điện thoại ngay sau khội vào tới thành phố Talmage, tôi gọi cho anh T và cô Marsha, bên kia đầu giây một giọng nói quen thuộc trả lời, đúng là giọng của cô Marsha, cô bảo tôi chờ một chút, cô sẽ ra đón và dẫn tôi về nhà.

Mấy năm rồi mới trở về chốn cũ, tôi thấy lòng mình thật xao xuyến với cảnh sắc năm nào. Thành phố vẫn như xưa, nhịp sống vẫn tĩnh lặng như mặt nước hồ thu.

Đang miên man sống lại nhữngkỷ niệm cũ thì nghe có tiếng xe ngừng cạnh bên, một khuôn mặt lạ nhìn và khẽ gật đầu chào. Tôi hơi ngạc nhiên và hỏi: "Cô là Marsha"" Cô trả lời: "Phải". Tôi ngỡ ngàng quá sức, Marsha bây giờ lại tàn tạ đến thế sao"

Tôi như không tin ở mắt mình, người con gái có nét đẹp dịu dàng, thùy mị năm xưa mà bây giờ thay đổi nhanh đến thế, tôi tự thấy mình vụng về như vừa đánh rơi một đồng xu lên mặt kính, ở băng ghế sau có một đứa bé nằm trong chiếc ghế an toàn xinh xắn.

Như đọc được ý nghĩ trong đầu tôi, nàng liếc nhìn ra phía sau và nói:""Đấy là cháu Cindy, con của T, Anh T không còn ở đây nữa."

A, thì ra thế, anh T đã có con với cô Marsha rồi, đứa bé nhìn hao hao giống anh T, tóc đen mượt, trông khỏe mạnh, bé cười thật tươi, thật hồn nhiên nhìn tôi chằm chặp. Marsha ra dấu bảo tôi chạy theo cô để cô hướng dẫn về nhà.

Trời Talmage hôm nay ngập nắng vàng, hàng cây thông hai bên đường rù rì nói chuyện lao xao, một chú thỏ chạy vụt qua đường từ bên kia đồi cỏ, cảnh vật cô liêu quá. Căn nhà hiện ra như cô gái lọ lem đi lạc trong rừng vắng, nó không còn xinh xắn như xưa mà trông tiều tụy, buồn bã vương vãi bên nhữngkhóm khuất kim hương rụi lá trơ cành.

Bước vào bên trong tôi thấy sự ngăn nắp, trang trí mỹ thuật ngày xưa thiếu vắng, chứng tỏ chủ nhân từ lâu không còn săn sóc đến nó nữa. Marsha mời tôi ngồi, một tay bồng con đi lấy nước cho khách. Đầu tôi nghĩ loanh quanh, tôi chờ đợi để chia sẻ với cô những điều mà có lẽ dã bị dồn nén, chịu đựng từ lâu.

"T đã bỏ đi, tôi không hiểu vì lý do gì" Tôi không làm điều gì sai trái. Thật tình tôi không biết vì sao T bỏ ra đi, việc này làm tôi đau khổ lắm." Tôi yên lặng lắng nghe không biết mình phải nói gì trước tình huống như thế. Tôi không khỏi e ngại cho cuộc sống của nàng, vớI từng ấy đau khổ làm sao nàng có thề làm lại cuộc đời. Tôi nghĩ đến nhiều giả thuyết về sự dứt áo ra đi của anh T, một trong những giả thuyết là anh T ra đi vì nghe tin người vợ ở Việt Nam đã vượt biên và đã đến được vùng đất tự do, giữa hai ngả đường anh đã chọn một, vứt bỏ lại đây một cuộc tình dị chủng nhưng cũng mang nhiều kỷ niệm, còn giọt máu của anh, còn nỗi buồn của người thiếu phụ bồng con chờ chồng.

Buổi chiều chầm chậm trôi qua như những đám mây đang lơ lửng trên vùng thung lũng sâu thẩm phía trời xa, có tiếng chim rừng nào vừa văng vẳng ngoài hiên. Marsha nói như lời trối trăn:

"Tôi phải rời bỏ chỗ này, không thể nào sống ở đây được nữa, căn nhà này chất chứa biết bao kỷ niệm của chúng tôi, chính vì thế mà nó làm cho tôi đau khổ thêm, tôi muốn di chuyển đi một nơi khác, nơi có người Việt Nam để tôi đỡ buồn khổ và có cơ may gặp lại T, tôi muốn T trả lời vì sao anh rời bỏ tôi."

Như một sự vô tình, tôi trông thấy trên tường một bức ảnh của anh T, ảnh chụp lúc anh đang đứng trước cổng trường college, tay phải giơ cao như vẫy chào, cô Marsha cũng nhìn theo tôi, rồi như sực nhớ ra điều gì, nàng chậm rãi đi đến chổ treo hình, lặng lẽ tháo xuống đặt vào một chiếc thùng giấy, bên trong thêm một vài đồ vật linh tinh khác nữa. Nàng yêu cầu tôi giữ hộ và nếu có cơ may gặp lại anh T thì trao lại cho anh ấy, nàng tặng riêng tôi hai tấm ảnh cháu Cindy làm kỷ niệm với hàm ý chắc gì còn có ngày gặp lại nhau.

Tôi phóng xe ra khỏi thành phố trong ánh đèn mờ nhạt, nhìn lại phía sau tôi thấy ánh sáng của tòa building cao nhất thành phố bây giờ chỉ còn là một đóm sáng nhỏ nhoi, thoi thóp, lung linh. Tôi hạ kính xe thấp xuống cho gió bên ngoài tự nhiên lùa vào.

Gió đêm đồng nội thoang thoảng mùi bông lúa mạch. Tiếng gió ù ù làm những ý tưởng phiền muộn bay đi, nhưng chỉ được một lát trong đầu tôi lại hiện ra hình ảnh của nàng với đôi mắt trĩu buồn, mớ tóc rối buông xõa bờ vai, tay ôm con mỏi mắt nhìn vào cõi mênh mông.

Chính lúc ấy hình ảnh bỗng thay đổi qua một khung cảnh khác, tôi thấy nàng mập mờ ẩn hiện trong một khu chung cư toàn là người Việt cư ngụ, nàng đi hỏi thăm về một ngườI tình xưa để tìm một câu trả lời cho chính mình. Số phận của nàng sẽ trôi giạt về đâu"

Sao tôi thấy hình ảnh Marsha giống người thiếu phụ ôm con chờ chồng trong chuyện cổ tích nhân gian Hòn Vọng Phu quá.

TRAM VU PHUONG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,208,361
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến