Hôm nay,  

Chuyện Texas: Con Anh, Con Em

05/01/200100:00:00(Xem: 190167)
(Bài tham dự số 104\VBST)

Houston thành phố lớn thứ mấy của Mỹ tôi không biết nhưng khi đến đây tôi như một "thằng khờ" đi ra tỉnh, ngơ ngác, khù khờ. Phố xá sao mà đông xe khiếp, tất bật rộn ràng như nuốt chửng thời gian, từng chiếc, từng chiếc nối tiếp nhau chưa bao giờ dứt. Các tòa nhà chọc trời ôi thôi dòm mút con mắt, à, mà lại nhiều nữa chứ, không sao đếm xiết. Nhà lầu ở Los chỉ chiếm vị trí "khiêm nhường" khi so với Houston mà thôi.

Về hướng SW khoảng 3 miles thêm một cụm nhà lầu khác, số lượng bằng cả vùng downtown của thành phố lớn nhứt tiểu bang Florida, Jacsorwill. Đi thêm 3 miles nữa lại thêm một xóm nhà lầu lớn hơn. Ôi kể sao cho hết ba cái nhà cao tầng ở thành phố này!

Đi tiếp 3 miles đến con đường mang tên Bellaire dài hun hút, đi trên đường này thấy ngút ngàn cơ sở làm ăn của dân ta. Người Việt mình thành công tại thành phố này nói riêng. Cộng đồng người Hoa "chủ trì" địa bàn này từ lâu, nay có thêm người Việt "lấn đất giành dân" do đó đã sầm uất giờ thêm phần tấp nập, dân bản xứ cũng phải vị nể sinh hoạt thương trường của dân ta.

Chỉ riêng con đường Bellaire này đã có hơn 10 cái shopping center do người Việt làm chủ, mỗi cái Shopping cũng góp phần thu hẹp diện tích của con đường vốn đã thưa thớt từ thập niên 70. Ở đây lại vừa mới khai trương "HongKong Mall." Nghe nói chủ nhân Mall này là người Việt "Cholon." Trước đây, đã làm chủ ba cái chợ Hong Kong khác. Bây giờ thêm cái HongKong mall thứ tư. Đây là một khu rất ư là "khổng lồ". Trong bãi đậu xe có đường dành riêng cho xe cộ giao thông, mỗi ngã tư đều có bảng stop . Bãi đậu ngay hàng thẳng lối theo kiểu sấp cá mòi phải hơn 300 xe. Nếu đem so sánh với khu Shopping mới này, Phước Lộc Thọ ở thủ phủ tị nạn có lẽ chỉ là trái banh tenis so với trái bóng đá của đội nữ Hoa Kỳ đã hạ đội nữ Trung Quốc tại Los để đoạt chức vô địch thế giới quá oai phong.

Nói đến mall không nói đến xe quả thật thiếu xót. Dân mình không biết làm ăn thế nào nhưng sắm xe chẳng ai bì kịp, mặc dầu xe đời mới nhiều tiền cở nào mà phải là xe Nhựt mới được dân ta sờ tay mó đến bất kể ra sao thì ra. Có lần chở anh bạn Mỹ đến khu đậu xe này, anh ta trố mắt đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, miệng há hốc và luôn mồm: Oh, my god, your poeple have a nice car.

Về hướng phi trường ở S.45 có mấy làng Việt Nam. Nói là làng nhưng thực ra ở đây có mấy khu phố thuộc loại không mấy khang trang. Người Việt kéo đến tràn ngập khu này nên những sắc dân khác phải "cuốn gói" di dời, dần dà Việt Nam chiếm đất 100%. Nhiều khu nhà có tấm bảng treo ngoài cổng đề chữ Việt đàng hoàng. Trong làng, thường thấy đủ loại bảng viết chữ Việt như "xin nhớ đóng cửa, giữ vệ sinh..." Bước chân vào đây ta cứ ngợ ngờ như ta đang sống ngay trên mảnh đất quê hương thân yêu xa nửa vòng trái đất.

Chính tại khu làng Việt Nam này, tôi có quen một người trong làng tên M.M. Người ấy kể cho nghe chuyện gia đình "con anh con em" tại làng.

Nắng chiều đã nhạt, trong căn phố tầng trệt trong làng, cô bé Thanh đang cặm cụi đạp máy viền mép khăn mặt. Bỗng tiếng xe ầm ầm vụt tắt, cánh cửa nhà mở vội và giọng the thé của chị A:

"Trời ơi, giờ này mày chưa xong" Còn bao nhiêu là việc cơm nước"

Cô bé Thanh 16 tuổi, nhưng trông như đứa bé mười một, mười hai còm còm. Bị la mắng, cô bật dậy, mặt tái mét:

"Thưa dì, con..."

Chị A rít lên:

"Mày lại đàn đúm chớ gì, có hơn năm chục cái khăn mà mày sờ sẫm từ sáng tới giờ chưa xong. Con nhà vô phúc, chỉ biết ăn, ăn cho lắm vào."

Vừa lúc đó anh Tòng, chồng chị A đi làm ở hãng chả giò cách đó mấy dặm cũng về tới. Trong xe anh Tòng có thằng con trai mười tuổi anh vừa đón từ nhà bạn về vì cháu đang lúc nghĩ hè. Thằng bé nhảy xuống xe reo lên gọi:

"Chị Hai ơi, ra đây em cho cái này!

Chị A trừng mắt quát:

"Cho ...này cho," chị chỉ vào mặt bé Thanh, "Mày còn trố mắt nhìn bố mày hả, vào phòng tắm vặn nước cho em tắm. Nhanh lên, cơm nước giờ này chưa xong."

Anh Tòng mặt nghệch ra, khẽ nói:

"Em cũng từ từ để con nó làm. Ở nhà nó vừa phụ may, vừa lo cơm nước, cũng vất vả tối ngày..."

Chị A được dịp kêu lên:

"Phải rồi con anh vất vả lắm, không có cái con này thì đã te tua như giẻ rách rồi. Anh bênh cho lắm vào rồi mai mốt nó làm bà chủ để con này hầu."

Thấy bà vợ đanh đá, anh Tòng lẳng lặng vào bếp phụ bé Thanh cơm nước, còn chị A đi tắm cho thằng con trai.

Bữa cơm gia đình anh Tòng bình thường như bao bữa cơm của các gia đình khác, đơn giản, nhẹ nhàng, vừa ăn vừa coi Tivi.

Anh Tòng trước ở NewYork, vợ anh mất do bị bạo bệnh. Theo một người thân rủ anh rời nơi lạnh lẽo về miền nắng ấm làm ăn. Anh không có nghề nghiệp chuyên môn nên xin vào làm hãng chả giò.

Năm 1989 anh xây dựng với chị A, năm đó chị đã ở tuổi băm mấy. Hai người thông cảm với nhau, năm sau chị A sinh đứa con trai, bé Thanh cũng biết coi em.

Khi chị A đi làm, bé Thanh ngoài giờ học phải giữ em chăm sóc từ bé nên hai đứa thương nhau lắm. Chúng không phân biệt con riêng, con chung nên bé Thanh có cái gì cũng để em ăn, bé Ba có gì cũng dành cho chị.

Dù vậy, chuyện "con anh con em" ngày nào cũng có lúc làm trong nhà nặng nề.

Một buổi tối sau bữa cơm, bé Thanh may xong phần khăn rồi ra sân thì thấy bé Ba đứng đợi dưới gốc cây bông trúc đào. Hai chị em ngồi bên nhau trò chuyện.

Bé Ba ôm đầu bé Thanh nói:

"Chị Hai ơi, em thương chị quá, mẹ mắng, đánh chị hoài à! Sao người lớn thích đánh chị vậy""

Bé Thanh rưng rưng nước mắt, nhưng nó biết nghĩ nên nói:

"Đâu có, mẹ em thương chị đấy."

Bé Ba đẩy đầu Bé Thanh ra:

"Ứ ừa, không phải, mẹ em ghét chị lắm đó, em nghe mẹ em nói vậy. Mẹ em mà cũng chết như mẹ chị, ba mà lấy vợ khác, bà cũng chửi em bắt em làm việc khổ cực như chị, em bắt ba phải bỏ bà ấy, và em sẽ..."

Chị A vô tình đến sau lưng hai đứa bé từ lâu, chúng không biết. Khi chính tai chị nghe con trai chị nói lên sự thật nó thấy, chị bỗng lặng người, rùng mình khiếp sợ.

Không cần phải nghe thêm gì nữa, chị A chạy ào lại, ôm chầm lấy hai đứa con nước mắt trào ra, chị hôn hai đứa con và khóc như chưa bao giờ được khóc. Cả ba mẹ con đều khóc và cùng ngụp lặn trong sự mừng tủi.

Chuyện kể trên đây làm tôi bâng khuâng.

Tôi ước mong các bố mẹ trong những gia đình có cảnh "con anh, con em và con chúng ta" sẽ có dịp lắng nghe tiếng nói chung của con cái mình. Nếu không kịp điều chỉnh lại cách đối xử thì hậu quả thật khó lường.

Hồ Trung Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,135,810
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến