Hôm nay,  

Năm Nay Tôi 89 Tuổi...

11/11/200200:00:00(Xem: 145997)
Bai Du Thi So 1/GTVB

Người viết: Nguyễn Gia Mai


Cụ Nguyễn Gia Mai. Sinh năm 1912 tại Hà Nội. Học trường Bưởi, đậu bằng Thành Chung. Sau đi làm Sở Hỏa Xa Đông Dương được 33 năm. Về hưu trí năm 1970. Chức vụ sau cùng: Trưởng Phòng Hàng Hải Đà Nẵng, VN. Tới Mỹ năm 1988 theo diện ODP. Hiện ở Garden Grove, California. Bài tham dự "Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ" do cụ Mai viết tay, nét chữ rõ ràng, nhưng không có tựa đề. Ban sơ tuyển giải thưởng Việt Báo trân trọng chúc thọ mừng cụ, bằng cách chọn câu viết trong bài làm tựa đề "Năm nay tôi đã 89 tuổi..."Quà tặng cho bài tham dự giải thưởng đầu tiên được chọn đăng gồm 100 đô la tiền mặt và một số sách báo sẽ được gửi tới cụ Mai.

Ngày 29 tháng Tư năm 1975, tại Saigon, ai cũng hoảng hốt lo chạy khỏi Việt Nam vì Cộng Sản sắp chiếm Saigon tức toàn thể miền Nam Việt Nam.

Tôi ở đường Hai Bà Trưng, thấy ngoài đường dân chúng chạy ngược chạy xuôi tấp nập, phần đông họ đi về ngả đường có Tòa Đại Sứ Mỹ. Tôi và 3 con tôi - đều đã ngoài 20 tuổi - cũng vội khăn gói kéo nhau lên tòa Đại Sứ Mỹ để kiếm đường xuất ngoại. Tới cửa Tòa Đại Sứ thì đông nghẹt người ta, người thì tìm cách len vào trong bức tường bị lính Mỹ dùng báng súng trường đẩy cho khỏi vào được bên trong. Một số máy bay trực thăng chở người Mỹ và vợ con người Việt Nam ra Hạm Đội 7 nằm ngoài khơi gần đó. Trong lúc đó tôi có người con rể làm Đại Úy Nha Sĩ đóng ở Nhà Bè, có sẵn một tầu hải quân ở đó. Anh ta đưa vợ con và bố mẹ xuống tầu rồi lái xe về đường Trương Minh Giảng đón bà chị và 4 đứa con cỡ 5, 6 tuổi xuống Nhà Bè, lên tầu chạy ra biển và thẳng đến đảo Guam. Anh ấy không đón chúng tôi.

Sau này, tôi phải chờ đến năm 1988 mới được bảo lãnh đi Mỹ theo diện ODP. Anh ấy kể chuyện rằng sang đến Mỹ anh ấy phải học Anh ngữ, vì chỉ biết Pháp ngữ. Trong thời gian đó, phải đi làm cửu vạn (khuân vác) cho các siêu thị Mỹ để kiếm sống. Ban tối mua một cuốn tự điển Anh Việt để học Anh ngữ. Sau gần 5 năm mới thi đậu Bác sĩ Nha Khoa. Rồi đi làm cho chính phủ Mỹ. Một thời gian sau mới mở phòng mạch chữa cho dân chúng. Bây giờ thì đã có một ngôi nhà khang trang 5 phòng trên thửa đất gần một mẫu. Các con anh ta đã tốt nghiệp hoặc đang học Đại Học Mỹ.

Riêng phần tôi vì đã học Pháp ngữ ở VN khi còn nhỏ và lớn lên cũng học thêm Anh ngữ nên sang Mỹ tôi đã tiếp xúc với người Mỹ được dễ dàng. Khi mới sang Mỹ được hai tháng, tôi đã đi thi lấy bằng lái xe hơi.

Sau 3 năm, tôi được lãnh tiền SSI và tôi đã thi đậu quốc tịch Hoa Kỳ. Năm nay tôi đã 89 tuổi và thỉnh thoảng cũng đi Casino chơi bài giải trí.Tôi mua vé xe bus có 50 cents một ngày và có thể đi suốt ngày. Ở California có 73 tuyến đường đi khắp các tỉnh. Tôi đã đi gần hết các tuyến đường đó.

Tôi nhận xét người Mỹ rất tốt. Đi ngoài đường, không quen biết họ cũng chào "Hi" hay "Good morning!" v.v... Hồi mới sang Mỹ, con gái lớn tôi nhường cho tôi một công việc. Đó là việc phiên dịch tiếng Anh ra tiếng Việt Nam của một nhà trường Mỹ. Cứ 1 tờ giấy 1 trang thì họ trả 10 đô la. Họ cần phiên dịch để phát cho mấy bà Việt Nam có con theo học trường họ.

Cũng có những lần đi thông dịch cho một bà giáo Mỹ muốn nói chuyện với mấy bà Việt Nam. Cứ một giờ thông dịch cũng được trả 10 đô la. Hồi mới sang chưa có tiền SSI, đi thông dịch mỗi tháng cũng có vài trăm đô.Năm 1993, tình cờ tôi được đóng phim Mỹ.

Ở San Jose, tôi thấy đăng quảng cáo trên báo Việt Nam cần người VN đóng phim, đủ mọi lứa tuổi. Tôi cũng đến địa điểm tuyển chọn ở một trường đại học. Khi vào xem thì thấy đông người đến, ngồi kín cả một lớp học, có đến vài trăm người Việt Nam. Thấy đông quá, tôi ngồi ở ghế đá ngoài cửa trường.

Độ nửa giờ sau, có một cô Việt Nam làm việc cho hãng phim chạy đến hỏi tôi có muốn đóng phim không. Tôi gật đầu. Thế là cô ấy đưa tôi vào trong lớp hàng ghế đầu. Rồi có một cô Mỹ đến nhìn mặt tôi, rồi cô ấy lấy một tờ giấy in sẵn, viết lên hai chữ "Great Face" rồi bảo cô kia dẫn tôi vào phòng bên cạnh và học quay thử ngay. Trong khi quay thử thì có một cô Mỹ đứng cạnh đó hỏi tôi tên tuổi. Vì hồi 1993, tôi đã 81 tuổi, mà họ cần người già đóng phim. Họ quay độ 10 phút rồi hẹn tôi hôm sau lại quay nữa. Tất cả ba hôm quay thử.

Sau đó, vì tôi đã về Arizona với các con tôi, ông đạo diễn Oliver Stone gửi gấp vé máy bay sang mời tôi sang quay thử nữa. Tôi lại sang quay thử tiếp 3 ngày nữa.

Thế rồi, ít lâu sau tôi được mời sang Santa Monica đóng phim. Tôi đã đóng vai ông thầy bói và được trả lương 700 đô la một ngày, đóng 3 ngày được 2,100 đô la.Tôi từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ đóng phim. Trước khi đóng phim họ phát cho tôi một tờ giấy để học thuộc lòng và một băng cassette do bà phụ tá đạo diễn đọc để tôi bắt chước. Thời gian đóng phim 3 ngày, tôi được ở khách sạn do hãng trả tiền và có xe đưa rước. Tôi có chụp ảnh chung với ông đạo diễn Oliver Stone.

Khi chiếu thử ra mắt tôi được hai vé mời đi xem. Phim tôi đóng có tên là "Heaven and Earth".Sau này, thỉnh thoảng tôi lại nhận được vài trăm đô la do hãng phim bán băng video gửi biếu. Tổng số tiền đó cũng lên đến hơn 1,000 đô la. Cuốn băng video hiện vẫn còn bán ở hãng Blocbuster Video giá 22 đô la trên khắp nước Mỹ.

Tôi sang Hoa Kỳ từ tháng 9 năm 1988, cho tới nay, trên 10 năm, tôi chưa hề bị bệnh tật lần nào. Mỗi năm đi khám bác sĩ một lần. Bác sĩ bảo không có bệnh gì cả. Tim phổi rất tốt, không có áp huyết gì cả. Ăn ngủ điều hòa. Đầu óc còn minh mẫn. Năm nay tôi 89 tuổi rồi. Mỗi ngày đi bộ 30 phút không thấy mệt.

Hiện nay tôi sống rất hạnh phúc với các con tôi, ăn ở không mất tiền, chi tiêu vặt đã có tiền SSI. Các con tôi cho tiền tôi cũng không nhận. Hàng ngày, buổi sáng tôi đọc 2 tờ báo mua tháng - báo Việt Báo và Người Việt - cũng biết rõ tình hình thế giới.

Năm 1994, tôi đi du lịch Âu châu một mình. Ở Paris tôi hay ra bờ sông Seine buổi chiều ngắm cảnh. Buổi tối ở đại lộ "Champs Elyse" có một số người đẩy xe, trong để hỏa lò than và bắp nướng đi bán dạo, cảnh sát đuổi bắt thì họ chạy trốn, trông thật vui mắt chẳng khác gì ở Hà Nội và Saigon.

Ở những nơi đông người hay công viên (tại Paris), có những bảng hiệu "Coi Chừng Móc Túi" (Pick Pocket). Thì ra cũng không thua gì chợ Đồng Xuân Hà Nội.Viết xong ngày 9 tháng 5 - 2000.

NGUYỄN GIA MAI

Ý kiến bạn đọc
23/02/202119:41:35
Khách
erectile pills over the counter <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil classification</a> erectile massage rochester ny
18/02/202112:41:01
Khách
is chloroquine safe <a href=https://chloroquineorigin.com/#>chloroquine hydrochloride</a> chloroquine without prescription
13/02/202123:49:35
Khách
zithromax rash <a href=https://zithromaxes.com/>zithromax buy online</a> zpack name
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,085,123
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến