Tôi viết bài nầy, như là một cảm tưởng về một khúc đời của tôi.
Chống Mỹ:
Vào những năm tôi còn là sinh viên, chính phủ Mỹ rầm rộ mang quân sang Việt Nam. Tôi, ở trong đòan sinh viên tranh đấu (1963-1968). Tôi đã chống Mỹ và góp tay vào trong việc đốt tòa lãnh sự của Mỹ tại Húê.
Lúc đó tôi cho là Mỹ đã quá nhầm lẫn và có những hành động ngu xuẩn, đã đem quân sang Việt Nam và làm cho cuộc chiến leo thang. Tôi đã mường tượng những ngày mất nước rồi sẽ đến. Biết chắc Việt Cộïng dùng cái cớ nầy để thanh tóan miền Nam. Tôi đã chống và trong lòng cứ nghĩ nước Mỹ muốn dùng Việt Nam như một con cờ trong những tham vọng riêng tư mà không đếm xỉa đến cái chết chóc của hằng vạn sinh linh. Tôi chống và ghét Mỹ vào những năm đó.
Ngưỡng Mộ Mỹ:
Sau một chuỗi thời gian dài học hành và tranh đấu, tôi mới thấm thía cái đau thương của cuộc chiến, thật phi lý và cam chịu. Trong cái thế đứng của miền Nam Việt Nam, sự hiện diện của người Mỹ thì thật là cần thiết. Những vũ khí và những dụng cụ kỹ thuật tân tiến khiến lòng tôi bị khích động cho việc học hành. Tôi ước mơ được học hỏi thêm từ nước Mỹ, nền văn minh kỹ thuật làm tôi vô cùng ngưỡng mộ. Tôi vẫn luôn nuôi một hy vọng. Có ngày học được. Một cơ hội đến cho tôi nhưng không thành. Năm ấy, tôi tình nguyện vào Không Quân và được chọn qua Mỹ du học về ngành truyền tin. Trong nhóm 7 sinh viên, tôi là người bị gạt ra ngoài vì lý do an ninh, tôi có người anh ruột tập kết ra Bắc năm tôi 10 tuổi. Tôi đã vô cùng thành thực mà khai thật số anh em trong gia đình cho an ninh không quân, lời khai thật của tôi, than ôi! Là một cái họa .
Ra Đi, Làm Việc, Học Hành Trên Nước Mỹ
Đến năm 1975, sau 7 năm phục vụ trong Không Quân, tôi như chiếc lá trôi theo giòng người tỵ nạn.
Đi từ những khó khăn của khúc đời tôi trên quê hương đã tạo trong tôi một mặc cảm về kiến thức mình, tưởng chừng như là cái bịnh không chữa được. Đến Mỹ với những trường Đại Học nguy nga đồ sộ, mặc cảm kém cỏi của tôi càng tăng dần.
Một hôm, nhân việc vào học lớp Anh ngữ tôi mới khám phá ra nhiều cái dốt của mình và muốn tiến thân, tôi phải liều. Tôi can đảm ghi danh vào những lớp tóan học và vật lý, những đề tài mà tôi đã đi qua gần 10 năm trước. Tôi được đưa vào lớp học tóan sơ cấp ở trung học. Bài tập thử trình độ đầu tiên tôi chỉ làm 5 phút rồi nộp bài. Cô giáo nhìn qua và đề nghị gởi tôi vào lớp cao hơn. Khi ở lớp cao hơn, tôi phải học và làm 10 bài tóan trong mười tuần. Tuần đầu, người giáo sư đã đưa nhầm cho tôi cái bài test số 10, tôi làm 20 phút và nộp bài. Giáo sư nhìn qua, không trật và được 100%, nhưng đó là cái test số mười. Oâng giáo sư lại gởi trả tôi vềgặp ông xếp kèm theo phiếu trình: tôi đã nhầm lớp.
Đến đây tôi khiếu nại với ông tổng giám đốc và xin cho tôi vào lớp tóan của năm thứ nhất của chương trình bốn năm. Nơi đây , tôi phải đương đầu với quyền phủ quyết của giáo sư. Oâng đồng ý cho tôi vào lớp của ông sau một màn phỏng vấn . Oâng đã cho tôi học thử với điều kiện, tối nay tôi vào lớp (lớp nầy tôi đã trễ ba tuần rồi) và bài thi đầu tiên tôi phải đủ 80 điểm. Tôi liều và nói "cho tôi thử".
Một bài thi , với tôi, chỉ nhớ lại những gì mình học 10 năm trước. Phần tóan số thì trúng nhưng có nhiều phương pháp tôi áp dụng ở những lớp cao hơn như phương pháp Hô-Pitol rule của năm thứ ba đại học; ngoài ra các phần định nghĩa thì tôi phải dùng tiếng Việt vì tôi không tài nào viết nổi Anh văn. Sau đó tôi bị gọi lên hạch hỏi. Oâng GS đã hất hàm hỏi tôi nhiều chuyện, kể cả cái chuyện Hô-Pitol rule và tiếng Việt trong bài test. Tôi trả lời là tôi có gì trong đầu thì tôi cứ trả lời vì đây lần đầu tiên vào đại học Hoa Kỳ và xin ông thông cảm. Thế là những câu định nghĩa trong bài thi tôi phải trả lời cho ông bằng miệng, thay vì viết tiếng Việt.
Tôi được trên 80 điểm bài thi đó cọng thêm nhiều lời khích lệ của ông GS khó tính Vì sẵn cơn liều, tôi đã lấy hết các môn tóan cho chương trình 4 năm . Sẵn đà đi lên, tôi xin làm ban đêm và dành thì giờ ban ngày cho các môn học Tóan Lý Hóa.
Những gì tôi có ở Việt Nam mà ít dính vào cái vụ Anh ngữ thì tôi lấy hết . Thế là ở trường cộng đồng tôi làm một vèo ngọt xớt . Bây giờ tôi mới thấy trường Mỹ có những dễ dàng không như lòng tôi nghĩ. Thế là từ đây tôi theo chương trình được rồi mà không ai thắc mắc, duy có điều cái vụ anh văn làm tôi rất là phấn chấn .
Trong những lớp như Tâm lý, Kinh tế, Lịch sử, Luận văn đã làm tôi chới với, tôi chỉ ước mơ con C là khá lắm rồi. Vì quính quá, một lần, trong lớp Tâm Lý Học, có những phần tôi hòan tòan dốt cán mai như cái đọan nói về nghệ thuật giúp trí nhớ, chao ơi làm sao mà tôi diễn tả nổi trong tiếng Mỹ! Tôi phải liều và dùng bốn câu thơ tiếng Việt trong nghệ thuật giúp trí nhớ ở công thức lượng giác.
Khi tôi đọc cho cô giáo nghe, cô không hiểu gì nhưng cho đó cũng là một phương pháp vậy mà cô cho điểm tối đa. Hú hồn, tôi lại liều một lần nữa. Cũng vì kém anh văn nên khi đụng vào một cái lớp khó như lớp Nghệ Thuật Nói Trước Quần Chúng (the speech) tôi phải tránh né cái nói bằng cách trình bày nhiều qua hình vẽ và may thay tôi được khen ngợi và đứng đầu lớp trong năm đó.
Một lần nữa tôi thay vào những khiếm khuyết bằng những cái khéo léo của mình, qua hệ thống giáo dục ở đây, tôi thấy dễ và nhiều sự khích lệ hơn ở xứ mình rất nhiều.
Tôi đã ê chề thất bại bao nhiêu ở Việt Nam, nơi đây tôi thấy tôi dễ dàng thành công .
Bây giờ thì trong tôi không còn một mặc cảm nhược tiểu nào nữa mà tôi thấy nước Mỹ là một cơ hội cho những người tầm thường như tôi.
Tôi mê Computer tôi đã thực hiện được giấc mơ đó. Tôi mơ làm sao mà làm những máy tự động, tôi đã thực hiện được nó. Vì những cơn mơ nầy mà khi ra trường với BS tôi đã nhảy qua không biết bao nhiêu là công ty lớn nhỏ để học hỏi và kiếm thêm đô la.
Trong 25 năm tôi đã nhảy từ bàn giấy đến hang hóc những nhà máy khổng lồ như Phillip Morris, Allied Chemical, Vepco, GE vân vân và vân vân.
Song song với sự mê đắm trong ngành khoa học, tôi lại kéo thằng con đầu vào cái tròng đó. Tôi đã đem một đống computer về nhà, mở ra tháo gỡ hết và tìm cách ráp vào từng bộ phận với hy vọng làm cho thằng con hiểu từng phần nhỏ trong nội tạng của computer. Tôi mê và có tham vọng làm cho con tôi nó cũng mê như mình. Cơ hội tôi đã đi qua thì đối với con tôi sẽ tới và có thể gấp tôi cả ngàn lần.
Tôi biết, sau cơn mê thì tôi đã già. Tôi đã truyền cho con tôi nhưng không tài nào. Tôi chỉ tạo cho nó một cái gương và chỉ cho nó biết tôi đã làm sao mà khắc phục những khó khăn của một người lớn tuổi đang rơi vào vũng bùn lầy.
Con đường tôi đã đi qua, cơn mê cũng quá dài, tôi cũng đã hụt hơi nhưng những khoái cảm qua những công trình mà mình đã thực hiện. Trong tôi, đôi khi nhìn lại mà lòng thấy những sung sướng và toại nguyện. Hiện giờ tôi ngồi đây, ăn lương lớn bằng những nhàn rỗi do từ những công trình qua cơn mê mà thành.
Có thể tôi nhầm lẫn hay công ty Mỹ (công ty tôi đang làm), họ ngu ngơ hay sao mà xử dụng tôi như là một tên lính kiểng vậy" Tôi giả sử, nếu không sống trên nước Mỹ thì có bao giờ tôi thực hiện được những cơn mê điên khùng qua các tiến bộ khoa học.
Hồi xưa, thời còn đi học ở Việt Nam, tôi học còn hay hơn mấy lần ở đây, thế mà không làm gì được mà ngược lại bị "đì" lên đì xuống cho đến khi mất nước . Than ôi là Việt Nam khốn khổ !
Bây giờ tôi đã gần đất xa trời nhưng lòng vô cùng sung sướng nhìn về thế hệ trai trẻ Việt Nam đang đi lên bằng những thành công sáng chói. Hằng hà sa số người Việt thành công, hằng vạn lần hơn tôi làm tôi hãnh diện vô cùng. Tôi đang nhìn tôi tà tà và nhìn đứa con tôi đang trên con đường thăng hoa tiến bước. Đứa con, giòng Việt, đang đi vào cơn mê mà bố đã đi.
Xin cám ơn nước Mỹ đã cho tôi và con tôi cơ hội.
Xương Nguyen