Hôm nay,  

Nước Mỹ Và Nhà Thầu Xây Cất

12/11/200200:00:00(Xem: 152234)
Người viết: Minh Nhân

Bài tham dự số 07VBST

Giải thưởng Việt Báo mong được tác giả gửi thêm ảnh, tiểu sử, địa chỉ, điện thoại liên lạc, để bổ túc hồ sơ lưu.

Trước khi rời Việt Nam vào cuối tháng tư 1975 tôi là một nhà thầu xây cất, đã từng có nhiều công tác với Chính Phủ Việt Nam và Quân Đội Mỹ.
Bỏ hết tài sản để thoát thân khỏi sự kiềm chế của Cộng Sản Việt Nam mà tôi đã từng kinh nghiệm từ hồi còn sinh sống tại miền Bắc, gia đình tôi đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng, trên người chỉ có bộ quần áo mặc lúc rời Việt Nam, hành lý đã bị mất hết. Tại đảo Guam, chúng tôi được phát một bộ quần áo cũ, tuy hơi rộng nhưng còn hơn không.

Rời khỏi Guam, tôi được đưa đến trại Eglin, gần thị trấn Valparaiso, miền Bắc Florida. Trại có một căn lều lớn chia làm hai, một nửa dành cho Phật sự, một nửa dành cho Thiên Chúa giáo. Phía Thiên Chúa giáo có một vị Linh mục người Việt, phía Phật giáo có một vi Sư người Tích Lan, xưng tên là Banté và một Cư sĩ Việt Nam còn khá trẻ giúp việc kinh kệ hàng ngày.

Trong thời gian ở trại, tôi tình nguyện giúp Banté, tối tối dịch những lời ông thuyết pháp cho đồng bào Phật Tử trong trại, do vốn hiểu biết về Đạo Phật, và nói thạo tiếng Anh. Nhờ sự vận động của nhà sư, tôi được Ban Giám Trại, (gồm các nhân viên của Phi Trường Eglin mà chúng tôi quen gọi tắt là Admin), trả lương theo cấp bậc C6, mỗi tháng $800.00. Các bạn nên biết vào thời ấy, lương căn bản là $2.50 một giờ, và giá xăng là $0.45 một galon.

Tuy được trả lương, nhưng tôi không phải tiêu tốn đồng nào vào việc ẩm thực, vì vẫn còn là trại viên. Ngoài việc thỉnh thoảng theo nhân viên Admin đến P.X. mua một vài thứ cần dùng, còn lại để dành được một số tiền đáng kể đối với ngưới tỵ nạn chúng tôi lúc ấy.

Khi những người tỵ nạn bằng Tàu "Việt Nam Thương Tín" ở Trại Eglin đòi trớ về Việt Nam, nhà sư và tôi đã hết lời khuyên giải, chỉ có 3 người nghe theo ở lại, còn tất cả cương quyết ra về.

Sau vài tháng ở trại, chúng tôi được một gia đình người Mỹ thường ra vào trại chuyện trò, bảo lãnh cho ra trại. Ông chồng là chuyên viên kỹ thuật của không Quân Eglin, bà vợ là một nhà giáo. Hai vợ chồng có một trai và một gái còn vị thành niên, tất cả đều tính tình hiền hậu.

Ra trại ông bà bảo trợ thuê cho 1 căn nhà khá tươm tất, tại thị trấn Valparaiso, có cả tủ lạnh và máy giặt, máy xấy và thay mặt chúng tôi trả tiền nhà. Tôi không chịu vì tôi có tiền lương và vẫn còn làm việc ở trại, hai ông bà không biết nói sao, đành sang tên cho tôi một chiếc xe Plymouth mới mua được một năm. Khi ra đăng bộ nhân viên hỏi ông bán cho tôi chiếc xe bao nhiêu, ông trả lời $1.00. Không cho nhưng bán, mà chỉ bán có $1.00. Cô nhân viên nói $1.00 không bõ đánh thuế và viết vào bản sang tên giá bán là $100.00 để còn đánh thuế 4%. Từ đó tôi có xe đi vào trại làm việc, khiến bà con bàn tán một dạo.

Floriđa đặc biệt không lấy thuế lợi tức cá nhân. Và Thị trấn Valparaiso là một thị trấn rất hiền lành, hàng xóm thân tình, gồm toàn các vị cao niên hồi hưu, rất ít trẻ con, Dân Mỹ đen không hề bén mảng đến bao giờ. Nhà cửa, khi đi vắng, không cần khóa, chỉ cần nói với hàng xóm một câu là yên trí đi cả tuần cũng được.

Sau khi dẹp trại, tôi được Banté chuyển giao cho ngôi Tượng Phật mang từ Tích Lan qua và tôi thiết lập bàn thờ Phật tại một căn phòng rộng. Anh bạn cư sĩ vẫn chịu khó ngày rằm, mồng một đến tụng kinh. Bà con quanh vùng, có người ở cách xa cả 100 dặm, nhớ ngày vẫn đến lễ. Đặc biệt có đám cưới em gái một bà bạn với một vị nhân sĩ rất nổi tiếng ở Washington DC bây giơ,ø được tổ chức tại nhà tôi. Dịp này tôi phải mời ông Banté lúc ấy tu tại Chùa Tích Lan trên đường 16, Washington DC về chủ lễ. Nhà tôi ngẫu nhiên trở thành một trung tâm Phật giáo ở miền Bắc Florida. Những ngày lễ, xe pháo đậu dọc trước cửa, hàng xóm không phiền hà gì và Cảnh sát cũng làm lơ.

Phía trước nhà tôi là một cái bayou rất lớn, có cầu để ghé thuyền, cá rô rất nhiều. Có khách đến chơi chỉ vác cần câu ra chừng nửa giờ là dư để đãi khách. Kế nhà tôi có một ông chuyên đi đánh tôm bằng tàu để bán. Mỗi sáng đánh tôm về, ông ta kéo còi tàu cho bà con biết sang mua tôm tươi rói với kiểu vừa bán vừa cho, có khi tặng luôn vài con cua biển chắc nịch.

Hồi ấy vùng tôi ở chưa có tiệm thực phẩm Á đông lớn, chỉ có một tiệm nhỏ của người Nhật nên chỉ có thể mua gạo và xì dầu, rau cỏ không có, chúng tôi phải trồng lấy, và tự làm đậu phụ mà ăn. Ông bà bảo trợ chúng tôi thích ăn món Việt, còn biết húp nước dưa chua nữa.
Yên cư rồi, tôi vác đơn đi xin việc với các hãng thầu. Được một công ty xây cất nhà cửa thâu nhận với số lương $900.00, tôi chịu khó làm với Công Ty một thời gian để có chứng chỉ làm việc tại Mỹ, và sau khi thâu nhặt được đủ $5,000.00, tôi sang California thi lấy license thầu khoán.

Nhờ kinh nghiệm lâu năm ở Việt Nam, tôi lấy được license một cách mau chóng, và tham dự các cuộc đãu thầu ở vùng Vịnh. Lúc bấy giờ Chính Phủ có chính sách nâng đỡ các nhà thầu thiểu số (Mỹ Đen, Á, Mễ), nên thường dành riêng một số công tác khoảng dưới $300,000.00 cho họ. Với số vốn $5,000.00 tôi có quyền dự thầu, và được một ngân hàng bảo chứng cho vay thêm khi cần.

Công tác đầu tiên của tôi là tráng thêm một lượt nhựa đường tại một khu văn phòng ngoại ô. Công tác nhỏ, chỉ có $20,000.00, làm chưa hết một tháng có lời 10%. Sau đó gặp một ông bạn cũng là Thầu khoán cũ ở Việt Nam rủ nhau lập Công Ty để thầu. Ông này có nhiều tiền (trên nửa triệu) đồng ý chia công việc, tôi phụ trách công trường, ông ấy phụ trách kế toán, hành chánh. Theo nguyên tắc nếu có vốn $50,000.00 thì được quyền dự thầu những công tác dưới $500,000.00. Tiền thanh toán hàng tháng theo chiết tính cũa thanh tra xây cất của Chính Phủ.
Sau vài công tác thông đồng bén giọt, sẽ được phép thầu các công tác dưới $1,000,000.00. Và cứ thế tăng dần lên. Chúng tôi thầu được một công tác gần $150,00.00. Làm trong 3 tháng lời gần 10%.

Vào lúc ấy có việc hai anh em một nhà buôn vàng bạc ở Texas, làm giá khiến cho vàng lên từ trên $200.00 đến hơn $900.00 một lạng. Bà con Mỹ Việt đổ xô đi buôn vàng. Vợ ông bạn tôi cũng thế. khi thấy chúng tôi vất vả 3 tháng mà chỉ lời chưa tới $15,000.00 chia chác chẳng được bao nhiêu, bả nói: "Các anh làm 3 tháng không bằng tôi buôn vàng trong một ngày." Điều này làm tôi phật ý, nên tôi rời bỏ Công Ty, về ở vùng Quận Cam và xin được việc làm Chiết tính cho một công ty Mỹ, thỉnh thoảng ra công trường kiểm soát, tháng tháng lãnh lương trên $1,000.00, an phận thủ bần không còn tham vọng làm giàu nữa.

Nhờ phúc đức ông bà, công việc trôi chảy, Công Ty lúc đàu, thầu những việc dưới $500,000.00, rồi lấn lần dần lên, Sau 5 năm công ty trúng những cuộc thầu trị giá trên $10,000,000.00 và cho đến khi tôi về hưu sau 13 năm làm việc, công ty đã từng trúng thầu những công tác trên $30,000,000.00 và ông Chủ Tịch đã dư tiền mua cổ phần của một ngân hàng quan trọng ở ngay Quận Cam.

Khi làm việc với Công Ty tôi rất được biệt đãi: một mình một văn phòng, có hệ thống conputer riêng, không ai được phép quấy nhiễu, và theo đúng ước định, tôi chỉ làm việc 8 tiếng một ngày, đến nỗi chiều đến khi tôi rời khỏi sở là nhân viên đều biết lúc ấy đã mấy giờ rồi.

Bây giờ tôi đã qua 80 tuổi, nhưng mỗi khi nghĩ đến nghề xây cất, tôi vẫn lấy làm tiếc cho một số người Việt chúng ta có nghề, không biết đoàn kết, góp vốn, góp công, để gây dựng những công ty khả dĩ đương đầu với người Mỹ, trong khi luật lệ sẵn sàng nâng đỡ những người có thiện chí.
Công ty không bắt buộc phải nhiều thành viên, chỉ hai người với số vốn $5,000.00 hay hơn là hợp lệ. Công nhân Mỹ, Mễ, dư giả, nhiều người tay nghề rất cao và còn có học nữa, muốn mướn bao nhiêu người cũng có.
Điều buồn cười nhất là lúc này đêm ngủ tôi vẫn thường nằm mơ tháy đứng ở công trường.

Minh Nhân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,741,955
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến