Hôm nay,  

Đi Tìm Đất Hứa

05/01/200100:00:00(Xem: 233162)
Bài tham dự số 111\VB0908

Sau những ngày tháng mỏi mòn trông đợi, cuối cùng thì việc gì phải đến đã đến.

Ngày 1 - 1- 1 992 gia đình tôi rời Việt Nam, lên đừng đi tái định cư tại Hoa Kỳ.

Sau Thái Lan, hai chặng kế tiếp chính của chuyến hành trình là Tokyo và San Fancisco. Nói là chính vì hai chặng này dài nhất và mọi người đều phải đi qua hai chặng này. Sau đó một số gia đình sẽ kết thúc chuyến hành lrình ở đây, số khác thì còn phải đi thêm một hay hai chặng nữa trên những đường bay nội địa mới tới được nơi định đến.

Từ Sài gòn đến San Fran-cisco trên máy bay có đến mấy chục gia đình. Nhưng lừ San Francisco trở đi con số này được phân tán để đi đến những nơi khác nhau. tùy theo người hoặc là cơ quan bảo trợ cho gia đình đó ở tiểu bang nào.

Phần đông những người đi trong chuyến bay hôm đó đều được bảo trợ về California, Texas, Origan, Chicago v.v. chỉ có một mình gia đình tôi về Burlington thuộc tiểu bang Vermont, một tiểu bang nhỏ thuộc vùng đồi núi ở về phía Đông Bắc Hoa Kỳ, giáp ranh giới Canada.

Địa danh này dường như rất xa lạ đối với người Việt. Nhiều người trong số những người cùng đi chuyến bay với chúng tôi mà tôi có dịp nói chuyện đều không biết Vermont ở đâu. Ngay đến những người ở Mỹ đã lâu mà sau này tôi có dịp liên lạc, khi nói chỗ ở của tôi cũng chẳng biết Vermont nằm trên phần đất nào của nước Mỹ.

Như một con chim lìa đàn, tôi thật sự cảm thấy bơ vơ lạc lõng. Tôi bắt đầu hoang mang. Một phần vì được biết để tới Burlington chúng tôi còn phải đi thêm hai chặng máy bay nữa. Lại nghe nói gia đình nào đi lẻ tẻ thì phải tự lo lấy chứ không có người hướng dẫn nữa. Nỗi hoang mang thứ hai là không biết rồi đây cuộc sống của chúng tôi sẽ ra sao, giữa chốn đất khách quê người. ý tưởng này đôi khi cũng đã làm cho tôi băn khoăn khi còn ở Việt Nam, giờ đây trở lại trong đầu óc tôi với cường độ mãnh liệt hơn.

Thật ra, trước khi lên đường, chúng tôi đã nghe nói nhiều về cuộc sống của những người đi tái định cư. Dầu vậy, tôi không tài nào mường tương được cuộc sống tương lai của chúng tôi sẽ như thếnào. Chúng tôi sẽ làm gì và sinh sống ra sao.

Trên chuyến bay đi Washington DC tôi có dịp làm quen với một bà hành khách người Mỹ ngồi ghế bên cạnh. Từ trước tới nay tôi chưa từng nói chuyện với người lạ bằng Anh ngữ, nhưng bây giờ lôi phải cố vận dụng số vốn liếng tiếng Anh mà tôi đã học được khi còn ngồi trên ghế nhà truờng và ở hội Việt-Mỹ trước kia để bắt chuyện với bà hành khách.

Đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội thực hành đàm thoại với một người Mỹ. Dỹ nhiên là tôi nói tiếng Anh chẳng được gãy gọn và nghe cũng không được chuẩn xác cho lắm. Tuy nhiên cuộc đàm thoại đã diễn ra tốt đẹp, hai bên hiểu được nhau và cảm thông được nội dung câu chuyện.

Bà hành khách này khá vui tính. Bà ta nói bà ta làm viêc ở San Francisco còn chồng bà là nhân viên chính phủ liên bang, làm việc ở Washington DC và bà đang trên đường đến thăm chồng.

Nhân dịp này, tôi không ngần ngại đem tất cả những nỗi băn khoăn của mình kể cho bà ta nghe. Bà hành khách dễ thân thiện này nói bà ta có con trai học trường đại học ở Burlington vài năm trước. Bà ta có đến Burlington mấy lần nên cũng biết đôi chút về thành phố này.

Bà hành khách, tỏ ra là người nhạy bén trong cách giải quyết công việc, đã trả lời thẳng vào hai vấn đề đang làm cho tôi bận tâm, lo lắng.

Về việc không biết đường đi, bà ta bảo tôi không cần phải lo. Khi xuống máy bay tại Washington DC, nếu không có người hlrớng dẫn thì bà ta sẽ đích thân đưa chúng tôi đến trạm hành khách kế tiếp để đi Burlington.

Về công việc làm ăn, bà ta cho biết Burlington là thành phố dễ tìm việc làm. Ai muốn kiếm nhiều tiền có thể làm một "full-time job" và một "weekend job". Tuy nhiên, bà ta nói thêm, mùa đông ở đó thì rất lạnh.

Nghe xong hai điều giải đáp của bà, tôi như trút được gánh nặng và cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Tôi nói với bà điều quan tâm của chúng tôi là tìm được viêc làm, còn cái lạnh về mùa đông thì tôi nghĩ là chúng tôi có thể chịu đựng đươc. Bà ta nói nếu vậy thì Burlington đúng là chỗ mà tôi đang tìm kiếm.

Bà còn thêm Burlington cũng là địa điểm tốt cho viêc học hành của con cái. Trường đại học ở đây thu hút nhiều sinh viên từ các nơi khác và con trai bà là một trong số những sinh viên đó.

Ở cuối chuyến bay chúng tôi đã không phải phiền hà đến bà hành khách tốt bụng này. Vì đã có nhân viên IOM chờ sẵn đưa chúng tôi đến trạm kế tiếp để đi Burlington.

Chúng tôi đến phi trường Burlington vào khoảng nửa đêm. Phi truờng này không có những "link" nối thẳng từ cửa máy bay đến phòng khách phi trường như ở các nơi khác. Hành khách phải xuống máy bay để đi vào.

Những luồng gió lạnh ập đến khi chúng tôi vừa bước xuống sân bay khiến chúng tôi cảm giác được cái lạnh tê tái của Vermont.

Tại đây chúng tôi được hai nhân viên của Hội tái định cư người ty nạn (Refugee Resetllement Program) đón về nhà. Chúng tôi ăn uống qua loa rồi đi ngủ ngay vì đã quá mệt mỏi sau chuyến hành trình dài.

Sáng hôm sau khi tnức dậy, tôi thấy, qua những khung cửa sổ, mấy đứa con của tôi đang chăm chú nhìn tuyết rơi ở bên ngoài.

Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy tuyết thật sự chứ không phải tuyết trên màn ảnh, trong sách vở hay là tuyết làm bằng bông gòn như thường thấy ở Việt nam vào những dịp lễ Giáng sinh.

Chúng tôi có nhiều bạn bè và bà con sống ở các tiểu bang khác. Nghe vợ tôi kể chuyện tuyết rơi và mô tả cái lạnh ở đây, ai nấy đều tỏ ý lo ngại cho chúng tôi và hối thúc chúng tôi hãy mau chóng di chuyển đi nơi khác.

Riêng người bạn ở Louisiana thì mời tôi đến chỗ ở của anh ta để tôi có thể quan sát tình hình tại chỗ và nếu tôi thích thì anh sẽ thuê xe di chuyển gia đình tôi đến đó.

Anh bạn đã sắp xếp để tôi đi thăm Louisiana bằng xe hơi. Chiếc xe đã đưa chúng tôi qua nhiều tiểu bang và thành phố trước khi tới Louisiana.

Trên đường đi tôi đã có dịp quan sát những kiến trúc nhà cửa, những công trình xây dựng cầu cống, hệ thống giao thông v.v. hiện đại của Mỹ. Tôi cảm thấy "tội nghiệp" cho đất nước của mình. Không biết đến bao giờ mới theo kịp người ta.

Anh bạn của chúng tôi sống bằng nghề đánh cá. Hiện anh đang làm chủ một chiếc tàu đánh cá biển và còn chuẩn bị đóng mộl chiếc thứ hai. Anh đã phác họa công ăn việc làm cho từng người trong gia đình tôi nếu như chúng tôi quyết định đi Louisiana.

Tôi nghe vậy cũng ham nhưng có một điều tôi biết chắc là ở đây con cái tôi sẽ vĩnh viễn không có cơ hội trở lại con đường học vấn. Vì vậy mà tôi còn lưỡng lự.

Sau một tuần ở chơi với anh, lúc đưa tôi ra phi trường để một mình tôi trở về Burlington, anh bạn tôi dặn tôi phải suy nghĩ thật kỹ và cho anh biết quyết định.

Khi tôi về tới nhà thì vợ con tôi đều đã có việc làm. Thế là chúng lôi quyết định ở lại, chọn Burlington, Vermont làm quê hương thứ hai.

Những ngày đầu ở Burlington chúng tôi được Hội tái định cư người tỵ nạn giúp đỡ tiền bạc để trả tiền nhà, ăn uống và giúp hoàn tất những thủ thục hưởng trợ cấp của chính phủ cùng những thủ tục cần thiết khác.

Chúng tôi được hội cung cấp quần áo và đồ dùng. Một tổ chức từ thiện khác cũng chở đến cho chúng tôi cả chục bao quần áo, xếp đầy một góc nhà. Giá như ở Việt nam thì chúng tôi đã có thể mở một tiệm bán đồ cũ. Về sau không dùng hết, chúng tôi phải nhờ người đem gửi lại một địa điểm cung cấp quần áo cho người nghèo.

Cũng khoảng thời gian này, do sự giới thiệu của Hội tái định cư người tỵ nạn, có hai phóng viên thuộc một đài lruyền hình địa phương đến xin phỏng vấn và thu hình sinh hoạt gia đình chúng tôi.

Trong cuộc phỏng vấn có thu hình, họ hỏi tôi nhiều việc. Cuối cùng họ hỏi tôi có sợ lạnh không" Tôi trả lời "Thời tiết ở đây có lạnh nhưng tình người làm cho chúng tôi ấm áp" (the weather is chilly but the people are friendly and that makes us warm). Tôi nói như thế hoàn toàn không có ý nịnh gì đâu, chỉ thấy sao nói vậy.

Công bằng mà nói những người Mỹ mà chúng tôi gặp đều rất tốt, rất lịch sự và niềm nở. Tôi gặp bất cứ ai họ cũng chào hỏi rất vui vẻ. Họ sẵn sàng chỉ dẫn hoặc giúp đỡ chúng tôi bất cứ điều gì khi nhờ đến họ.

Sau khỏang hai năm vừa đi làm vừa học ESL (English as the second language), chúng tôi đã có đủ tiền bạc để mua mấy chiếc xe làm phương tiện di chuyển cho mỗi người trong gia đình. Khả năng nghe và nói tiếng Anh cũng khá hơn. Chúng tôi cùng nhau bước sang một giai đoạn mới.

Tại Burlington high school học sinh tỵ nạn trên 18 tuổi vẫn được nhận vào học. Thằng con trai út và đứa anh kế nó thì vào "high school". Hai đứa anh lớn thì xin học nghề ở "technical center". Đứa con gái đầu của chúng tôi cũng tìm đến các lớp học Anh ngữ có trình độ cao hơn.

Giống như nhiều gia đình khác đi diện HO, các con tôi đều đã lớn cả. Lúc lên đường đi Mỹ, đứa nhỏ nhất cũng đã 18 tuổi. Vì vậy tôi hiểu rõ việc trở lại truờng của các con tôi đòi hỏi ở chúng một sự cố gắng rất lớn.

Để khuyến khích và thúc đẩy chúng, tôi cũng bắt đầu chương trình học để thi lấy bằng GED (General Equivalent Diploma).

Tôi tìm đến trung tâm giaó dục dành cho người lớn (Adult Education Center). Tại đây, tôi gặp người thư ký (front desk) để trình bày nguyện vọng của mình. Cô thư ký dẫn tôi đến gặp một bà khác nhưng bà ta đang bận. Tôi được chỉ vào ngồi chờ ở phòng đợi.

Chờ đúng nửa giờ đồng hồ vẫn chưa thấy ai hỏi han tới., tôi đãø định bỏ về nhưng rồi kịp nghĩ lại. Tôi không nhớ ai đã nói "Nếu không kiên nhan được việc nhỏ sẽ làm hỏng việc lớn." Tôi quyết định tiếp tục ngồi chờ và không bao lâu, tôi được mời vào phòng người đàn bà mà tôi đang cần gặp. Bà ta đứng dậy bắt tay tôi và tự giới thiệu tên, nhưng tôi không để ý lắm nên không nhớ rõ tên bàta là gì.

Sau khi ngồi xuống chiếc ghế đối diện với bà, tôi nói ngay là tôi muốn được giúp đo để thi lấy bằng GED. Bà ta nhìn tôi và không hiểu vì sao bà nói với tôi "Tôi không muốn làm ông nản lòng nhưng tôi nghĩ ông nên học lớp ESL" (I don't mean to discourage you but I think you should take an ESL class).

Tôi trình bày với bà là tôi đã học ESL hai năm và tôi muốn nâng cao học vấn, xin bà cho tôi cơ hội.

Bất đắc dỹ bà ta đứng dậy đi lấy một cuốn sách có sẵn những bài "test" đưa cho tôi và bảo tôi làm phần " Science".

Thành thật mà nói nếu phải dịch những bài này ra tiếng Việt thì tôi chịu thua chứ đọc rồi chọn câu trả lời thì chẳng khó khăn lắm đối với tôi. Sau khi hoàn tất bài "test", tôi đưa lại cho bà cuốn sách cùng với bản trả lời của tôi.

Và khi đối chiếu bản trả lời của tôi với một bản trả lời được in sẵn, bà ta vui hẳn lên, gật gật cái đầu ra chiều vừa ý. Bà ta cho tôi biết là tôi có thể theo học để thi lấy bằng GED. Bà cũng có vẻ áy náy, nói "Sorry" và mấy câu giải thích về chuyện đã cho tôi lời khuyên như hồi nãy nhưng tôi chẳng để ý. Tôi đang sung sướng vì đã được toại nguyệän.

Vì phải đi làm tôi không thể đến lớp mỗi ngày, chỉ mượn sách về nhà tự học rồi đi thi theo lịch trình hàng tháng đã được niêm yết. Tôi thi môn toán đầu tiên rồi kế tiếp mỗi tháng thi một môn. Môn Văn chương và Nghệ thuật hơi khó nên tôi thi sau cùng.

Hôm thi môn cuối cùng, cũng như những lần trước, nộp bài xong chỉ vài phút sau tôi đã biết được điểm của mình. (Ngoại trừ môn Viết tiếng Anh cần thời gian chấm lâu hơn.)

Người phụ trách phòng thi hôm đó, sau khi cộng điểm của bài thi cuối cùng với điểm của các bài tôi đã thi trước, đưa tay ra bắt tay tôi, miệng nói "Congratulation". Nói xong bà ta quay màn hình của chiếc computer về phía tôi.

Tôi đoc thấy tên tôi trên màn hình và chữ "Pass" ở góc trên bên phải. Tôi muốn nhảy lên hay la lên thật lớn vì mừng rỡ.

Nỗi vui mừng của tôi không phải vì chính mảnh bằng GED cho bằng những nỗ lực của tôi đã đem lại thành quả. Thành quả này sẽ là cách nói gián tiếp với các con tôi rằng nếu như tôi có thể đạt đến mục đích của tôi thì không có lý do gì các con tôi không thực hiện đươÏc mục tiêu của chúng. Tôi đã tạo được động cơ thúc đẩy các con tôi phải cố gắng hơn.

Nói cho ngay, tấm bằng này cũng đã giúp tôi tiến thân trong công việc làm. Nhờ nó tôi đã kiếm được việc làm nhẹ nhàng, thoải mái hơn và được hưởng nhiều quyền lợi hơn.

Sau thành công của tôi, đứa con gái và hai thằng em của nó ở "technical center" cũng đi theo con đường của tôi và dùng phương tiện đạt dược làm bàn đạp để tiếp tục mở rộng kiếÏn thức. Hai đứa ở "high school" cũng đã vào đại học và nay đều sắp ra trường. Vợ tôi, tuy vừa đi làm vừa lu bu với công việc trong nhà, cũng chịu học hỏi nên tiếng Anh không còn là trở ngại trong việc giao tiếp hàng ngày.

Vùng đất mới đã cho gia đình tôi cuộc sống tạm coi là đầy đủ. Chúng tôi đã có một căn nhà; chúng tôi cũng có được những thứ mà người dân của một xã hội văn minh có. Chúng tôi đều cảm thấy hạnh phúc dưới mái ấm gia dình. Dù vậy chúng tôi không quên nguồn gốc của mình. Chúng tôi van giữ phong tục Việt Nam và vẫn duy trì nếp sinh hoạt gia đình theo truyền thống văn hóa Việt Nam.

Hôm nay, khi viết những dòng này, tôi muốn nhìn lại đoạn đường đã đi qua cùng những thành quả gia đình tôi đã đạt được để cảm tạ Ơn Trên và để tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người đã giúp cho chúng tôi có được cuộc sống như hiện nay.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến