Hôm nay,  

Mối Tình Đầu

05/01/200100:00:00(Xem: 409067)
(Bài tham dự số 113\VB0910)

Chiếc Boeing 707, sau khi vượt qua chặng hành trình dài 12,000 mile, đã ngạo nghễ đáp xuống phi trường Newyork an toàn. Nước Mỹ rực rỡ hiện ra trước mắt chúng tôi. Tất cả đều mới lạ, đẹp đẽ, và văn minh một cách tuyệt vời.

Trường U.S. Naval Officer Candidate nằm ở tiểu bang Rhode Island, trong thành phố Newport, thuộc khu vực vịnh Narragansett. Đó là điểm cuối cùng chúng tôi phải đến, để chịu thời gian thụ huấn, cách đây thêm 2 giờ xe nữa.

Chiếc bus quân sự màu xám tro, dềnh dàng như tòa nhà hình hộp, đang nằm sẵn chờ chúng tôi bên vệ đường. Cô tiếp viên Mỹ xinh xắn, nở nụ cười thật tươi thắm, đưa tay chào đón chúng tôi một cách nồng nàn.

66 Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học hải nghiệp. 66 khuôn mặt lơ tơ mơ, chưa biết mùi đời. Vừa rời ghế nhà trường, tình nguyện vào lính, bởi chiến tranh càng lúc càng dâng cao đến độ nóng sốt.

Có lẽ, lần đầu, chúng tôi đi xa. Trải qua cuộc du hành dài lê thê, nhưng rất ngoạn mục. Chúng tôi tiếp cận ánh sáng văn minh, từ: Bangkok (Thái Lan), đến Narita (Nhật), rồi Alaska, Newyork (Mỹ)... Ở đâu, người ta cũng đều lịch sự và ấm no như trong cõi thiên đàng. Nhìn lại, đất nước tôi, biết bao năm vùi mình trong đói nghèo và chiến tranh - mà xót xa, tội nghiệp biết chừng nào!

Chiếc bus lướt êm ái qua cầu Jamestown cong vút. Cây cầu tuyệt diệu bắc qua một eo biển rộng. Từ xa, nhìn lại, nó cao và nhô lên như mảnh trăng lưỡi liềm. Nó khiến tôi nhớ đến cây cầu ô thước trong truyện cổ tích, do bầy quạ khổng lồ chỉ bắc mỗi năm vào mùa mưa ngâu, cho đôi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp gỡ.

Qua cầu, trường bắt đầu hiện ra trong ánh nắng nhàn nhạt của buổi chiều. Buổi chiều chớm thu. Thế mà trời lạnh như cắt. Cái lạnh muốn cắt sâu vào da thịt. Cắt sâu vào ruột gan nỗi khắc khoải nhớ nhà.

Chúng tôi sắp hàng dài, đứng nép vào nhau truyền hơi ấm, chờ đợi các Barman dẫn vào Hall. Mới chớm thu, có dăm đứa trong chúng tôi đã ọc máu mũi. Không biết mùa đông sắp tới. Khi tuyết bắt đầu rơi lả lả, số phận chúng tôi sẽ ra sao"

Ở Newport, có rất nhiều trường Hải Quân nổi tiếng, như: U.S. Naval War College (thành lập năm 1885), Naval Education and Training Center, Naval Undersea Warfare Center (1934)... Trường chúng tôi thuộc Naval Education and Training Center.

Phạm vi trường rất rộng, trải dài theo vịnh Narragansett. Có những khu vực huấn luyện trang bị tối tân và những Hall xây cất bề thế. Trong đó có Ney Hall, là một nhà ăn rất lớn, có thể chứa được hàng trăm thực khách.

Tôi đến Ney Hall mỗi ngày ba lần, và lần nào cũng là người khách cuối cùng rời quán. Tôi thích không khí nơi đây. Buổi chiều, trời se se lạnh, ngồi nhấm nháp ly cà phê nóng một mình, rồi tưởng đất nhớ trời... cũng thấy ấm lòng đôi chút.

Hôm nọ, như thường lệ, tôi ngồi dùng dinner với một người bạn. Đó là chiều thứ sáu, cuối tuần, thân nhân của các Sinh Viên Sĩ Quan Mỹ đến thăm rất đông. Họ dẫn nhau vào Ney Hall ăn chiều và chuyện trò rất ồn ào. Những người đến sau, khó tìm ra chiếc ghế trống để ngồi dùng bữa. Người bạn tôi vừa đứng lên, đã có cô gái Mỹ chen vào.

Cô gái rất bình thường, nhưng làm rúng động tôi ngay từ lúc đầu. Mái tóc hoàng kim tha thướt chấm vai. Và đôi mắt long lanh... xanh thẳm nghìn trùng! Tôi lặng lẽ chiêm ngưỡng. Như đã từng lặng lẽ đi theo sau các cô nữ sinh ở quê nhà. Lặng lẽ, rồi về nhà làm thơ, cà lơ phất phơ với nỗi buồn của mình. Hai mươi tuổi rồi, tôi vẫn chưa có được một người tình. Chưa được hân hạnh trao hôn. Chưa được biết mùi vị cái hôn, nó ra thế nào"

Mãi ngây ngất với tưởng tượng, không hay cô gái Mỹ vừa ăn xong, cắm cúi bước đi. Tôi ngẩn ngơ trông theo, thầm tiếc rẻ "cuộc gặp gỡ" sao quá ngắn ngủi! Bỗng, tôi bắt gặp cái túi xách của nàng đang treo tòn ten ở thành ghế. Ồ! Nàng vội vã quá, nên quên mất nó chăng" Như một phản xạ tự nhiên, tôi cầm cái túi xách dễ thương lên tay, cắm đầu chạy theo nàng.

- Ơi! Cô ấy ơi!.. Cô bỏ quên cái này...

Tôi vừa chạy, vừa thở, vừa gọi nàng, vừa cầm cái túi xách đưa lên khỏi đầu. Cô gái Mỹ nhận ra. Nàng từ tốn dừng lại, nhoẻn miệng cười, rồi rối rít :

- Cám ơn ông!...Cám ơn ông!...

Có lẽ, lòng "hào hiệp" lì lợm của tôi đã khiến nàng tội nghiệp. Nên sau khi phút ban đầu, nàng nắm tay tôi, lôi một mạch ra bãi biển:

- Tôi rất thích người Việt. Nhất là các Sĩ Quan Hải Quân như ông. Tôi cũng đang học Hải Nghiệp. Trường chúng tôi ở phía bên kia, gần Navy Exchange. Tên tôi là Kathy. Hân hạnh được biết ông...

Thế là, tôi với Kathy quen nhau, ngay từ chiều thứ sáu ấy.

Vốn liếng Anh ngữ của tôi ít ỏi, không thể nghe và hiểu được nàng nhiều. Nhưng, tình yêu, dường như có giác quan rất đặc biệt. Nó hiểu và cảm thông nhau ở cách thế khác. Vả lại, có ông thi sĩ nào đó đã nói: "Yêu nhau là từ hai hướng khác nhau, cùng nhìn về một hướng". Thế đấy! tôi và Kathy yêu nhau từ lúc nào" Chỉ có trời đất xứ Mỹ này biết!

Mỗi weekend, không cần hẹn nhau, cứ nghe tiếng còi xe của Kathy reo vang, là tôi ba chân bốn cẳng chạy ra, leo lên xe, ngồi cạnh nàng. Sau khi vào China Town dùng cơm tàu, nàng chở tôi dạo khắp Newport. Newport nằm về hướng đông-nam của Rhode Island, là một hải cảng sầm uất, ở gần mũi Narragansett. Newport có nhiều kiến trúc trứ danh như: Friends Meeting House (1699), Trinity Church (1726), Redwood Library and Athenaeum (1748-1950), Touro Synagogue ( đền Do Thái giáo-1763)... Newport còn nhiều tòa nhà hoành tráng khác: Breakers (1895), Château-Sur-Mer (1852), Elms (1901), Marble House (1892) và Rosecliff (1902). Newport còn nổi tiếng về Jazz, với những ngày lễ hội âm nhạc tưng bừng.

Loanh quanh ở Newport mãi, cũng chán. Kathy chạy dần lên Newyork, ghé thăm những kỳ quan nức tiếng của thành phố đồ sộ này. United Nations Headquarters tọa lạc nơi vùng Manhattan, nằm dọc theo dòng sông East (East River), khoảng giữa đường 42 và đường 48 trong thành phố Newyork. Đó là một tòa nhà đặc biệt, có phòng họp thiết kế tối tân dành cho đại biểu các nước trên thế giới về họp. Tòa nhà được hoàn thành vào năm 1952. Còn Empire State Building là tòa nhà chọc trời ở đại lộ 5, khoảng giữa đường 33 và 34. Khi được khánh thành năm 1931, nó là tòa nhà cao nhất thế giới. Chiều cao là 1,250 feet, gồm có 102 tầng.

Thú vị nhất, lúc chúng tôi hòa vào đám đông trên cảng Newyork, đứng đợi ferry để ra đảo Liberty thăm Statue Of Liberty. Tượng Nữ Thần, biểu tượng cho tự do, đã là một trong những cảnh tượng đầu tiên, hân hoan chào đón các di dân đến Mỹ. Tượng cao 93m (306 ft), Kathy phải nằm ngửa người xuống đất, mới chụp được ảnh toàn tượng. Chúng tôi theo đoàn người dẫn vào tượng, rồi đi dần lên cao theo các bậc thang. Tôi và Kathy hôn nhau đắm đuối, nơi ngọn đuốc của Nữ Thần Tự Do.

Ngày mãn khóa đã tới. Tôi phải rời trường, trở về nước. Kathy khóc cạn nước mắt. Tội nghiệp, nàng ôm tôi không rời, suốt mấy giờ qua. Chiếc bus chực sẵn bên ngoài, cứ bóp còi inh ỏi. Bạn bè tôi la ó vang rân, hối thúc liên hồi. Kathy mềm nhũn trong vòng tay tôi. Nàng thì thào qua hơi thở: "Tốt nghiệp, em sẽ tình nguyện sang Việt Nam, chiến đấu với anh."

Về nước, lao mình vào cuộc chiến, nổi trôi qua nhiều bến bờ xa xôi, kỷ niệm với Kathy dần đà phai nhạt. Dăm cánh thư thăm hỏi... cũng thưa dần, rồi bặt tăm. Năm năm trời ngang dọc khắp chiến trường, tôi vẫn chưa hề gặp được Kathy, như lời hứa hẹn nàng trao tôi lần cuối.

Ba mươi năm...nặng nề trôi qua..., tôi trở lại Mỹ theo diện HO, sau khi trải qua những năm tháng lao lung trong ngục tù Cộng Sản.

Thời gian đầu đến Mỹ, vài bạn cũ biết chuyện, khuyên tôi nên tìm lại Kathy, biết đâu nàng có thể giúp cơ hội trên bước đường sinh kế.

Ba mươi năm dài nghiệt ngã trôi qua. Biết bao vật đổi sao dời. Biết bao mưa sa bão táp. Chàng sinh viên hải quân năm xưa đã thành một ông HO thất trận. Thân mình đã vậy, người xưa ra sao"

Tôi tưởng tượng đến một bà Mỹ già khú đang ho sù sụ, run rẩy chải lại mái tóc xác xơ rụng trắng mái đầu. Tôi tưởng tượng đến mụ Mỹ mập mạp, da trổ đồi mồi, chậm chạp lê từng bước nặng nề trên thành phố Newport, tìm kiếm lại kỷ niệm thân yêu ngày nào.

Thôi, gặp nhau làm gì" Hãy để tôi giữ mãi hình ảnh đẹp của Kathy trong lòng. Giữ mãi mái tóc hoàng kim tha thướt chấm vai. Và đôi mắt long lanh... xanh thẳm nghìn trùng.

PHẠM HỒNG ÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến