Hôm nay,  

Cá Tính Người Mỹ, Bài Học Cho Tôi

05/01/200100:00:00(Xem: 196559)
(Bài tham dự số 115\VB0913)

Tôi sinh ra và lớn lên giữa hai cuộc chiến. Ở tuổi non nớt, tôi đã hứng chịu những cơn bom đạn, những cuộc di cư chui rúc vào rừng sâu, bụi rậm. Khi vừa kịp lớn trở về làng thì than ơi, làng mạc là đống tro tàn và thây người ngang ngửa. Tôi trở thành đứa bé mồ côi giữa quê hương bom đạn, vất vưởng đó đây để mưu sinh. Trong môi trường đó, những tính xấu xa tha hồ phát triển, nhưng chả bao giờ biết mình đang cưu mang bao thứ trùng độc. Mãi cho đến ngày bước lên chiếc tàu cứu vớt của người Mỹ, những cá tính đen thui của tôi mới dần dà biến hóa.

Bước lên chiếc tàu Mỹ khổng lồ sau mười ngày lênh đênh đói khát, chúng tôi được xếp thành hàng một để lần lượt nhận thức ăn và nước uống. Những người lính Hải Quân Mỹ với bộ đồ trắng chỉnh tề đón chào chúng tôi bằng nụ cười luôn nở trên môi. Mỗi lần phát thức ăn cho những người đi ngang qua, họ luôn kèm theo một lời chào.

Vào lúc ấy, trong tôi cái tính tham lam, chen lấn, vô trật tự chỉ muốn vùng lên. Đã bao lần tôi muốn lấy sức mạnh mình chen qua hàng đàn bà con nít mà vớùi lấy thức ăn. đó là thói thường của tôi ngày xưa.

Sau khi đã an vị trên chiếc tàu khổng lồ, chúng tôi được gọi lên phát thêm những thứ cần thiết khác như băng vệ sinh cho đàn bà, tã lót cho trẻ con cũng như thuốc men cho những người bịnh họan.

Sẵn tính tham lam, tôi đã có kế hoạch ghi thêm tên trong gia đình để lãnh thêm được nhiều đồ và tôi đã qua mặt người Mỹ. Thật tình người Mỹ quá ngây thơ, chất phác. Bây giờ nhớ lại tôi mới thấy mắc cỡ.

Người Mỹ cũng là loại người nguyên tắc. Khi chúng tôi còn tạm trú trong trại, mỗi bữa ăn do lính Mỹ nấu và phát. Cái món mà lúc đó cả gia đình tôi đều thích là bắp ngọt. Trong bữa ăn trưa mỗi người chỉ được một muỗng thôi. Tôi năn nỉ xin thêm, người lính ra hiệu nếu muốn ăn thêm thì đi lại vòng thứ hai hoặc thứ ba. Vì cái nguyên tắc đó mà làm khổ tôi phải đi nhiều lần, trong lòng tôi cứ nghĩ những tên lính nầy đều là thứ người máy thì đúng hơn.

Có khi tôi nghĩ đến cái tính xấu tham lam của mình mà mắc cỡ nhưng lại được an ủi là có nhiều người khác cũng làm cái việc na ná như tôi. Có người, lúc nào có đồ ăn ngon là họ đi rất nhiều lần và mỗi lần như thế không quên mang theo những đứa con nhỏ vừa bồng vừa dắt. Thức ăn họ mang về lều và chất đầy giường ngủ, không biết làm sao ăn cho hết.

Một tính tham nữa của tôi là khi đi nhà cầu thì mang luôn cả cuộn giấy về lều, sợ rằng lần sau không có. Cũng an ủi cho tôi nữa là hình như cả cái trại đều làm y như vậy, tôi đen nhưng cũng có người đen như mình. Một điều nữa làm tôi ngạc nhiên là sau đó họ bỏ vào mỗi nhà cầu cả chục cuộn giấy mà không có một lời than phiền hay khuyến cáo nào hết. Bình dị quá là người Mỹ. Phung phí quá là người Mỹ.

Khi tôi là trưởng trại để lo cho khoảng 500 người, mỗi lần ghi vào khỏan đồ tiếp liệu tôi ghi gấp mấy lần con số (do tính tham lam) thế mà tên lính Mỹ chẳng bao giờ thắc mắc hoặc hỏi han gì và cũng không bao giờ dặn tôi nếu dư thì đem trả lại. Chính vì thế mà những người ở trại của tôi khi lên máy bay qua Mỹ tay gói tay mang tòan là xà phòng, áo thun, đồ lót và bao thứ linh tinh khác và khi tôi rời trại, cái kho tiếp liệu còn nhiều, tôi tham nhưng không tài nào xách nổi. Tính tham của tôi, than ôi, cũng do từ cái khổ cái nghèo đeo đẳng lâu năm trong đời người.

Một tính tốt của người Mỹ mà tôi học được là chuyện chiếc tàu Việt Nam Thương Tín. Một số người đã qua lọt bên đảo Guam, vì nhớ nhà, nhớ nước hay đang yêu tổ quốc, họ đốt cờ Mỹ, đảù đảo Mỹ, đốt trại Mỹ, hát bài ca tụng Bác Hồ và hô khẩu hiệu Việt Nam muôn năm. Họ đòi về nước, người Mỹ vâng theo yêu cầu của họ. Tôi nghe một người Mỹ kể là họ phải sửa lại tàu và trang bị đầy đủ cho việc hải hành 30 ngày.

Với tôi, nếu là người Mỹ thì tôi để cho họ về và vẫy tay ra khơi sống chết thây kệ. Người Mỹ chu tòan ngược lại ý nghĩ bần tiện và xấu xa trong con người của tôi. Lúc đó tôi cũng ngầm trách tại sao người Mỹ không khuyên can họ mà phải tốn cả triệu đồng để cho họ về rồi phải khổ thân họ. Sau nầy tôi mới thấy người Mỹ có một nguyên tắc khác là: tự do và an tòan là điều tối thượng của con người. Chính tôi mới thấy ngu ngơ nguyên tắc nầy.

Những ngày đầu đến Mỹ tôi làm công việc đem hàng ra xe cho khách hàng. Khi không có một khách hàng nào, tôi ngồi hút thuốc tỉnh bơ. Một lần, người cai bắt gặp, ra hiệu cho tôi vào văn phòng và căn dặn tôi phải luôn luôn tỏ ra là bận bịu để gian hàng dễ coi. Tôi hiểu và thắc mắc, tại sao không rầy tôi trước mặt người khác như tôi đã từng làm bao nhiêu năm với mấy người lính của tôi mà phải gọi tôi vào văn phòng cho nó rắc rối. Hóa ra người Mỹ có cái nguyên tắc chỉ huy khác người Việt. Đây cũng là bài học cho tôi về sau nầy khi chỉ huy một đám thợ.

Cũng bài học đó, một lần nữa, khi tôi làm việc cho hãng GE. Công việc của tôi là kiểm soát những máy khoan tự động. Sau khi kiểm soát các mạch nối cho các giòng điện chạy theo qui hoạch, máy được đem nung đủ 120 độ trong 24 giờ. Vì vô ý, tôi đã chỉnh nhiệt độ quá cao làm hư một cái. Vậy mà tôi chỉ bị quở trách nhẹ trong văn phòng mà đồng nghiệp không ai hay.

Với nghệ thuật chỉ huy như thế, tôi tự nguyện luôn luôn cẩn thận và làm việc thật đắc lực cho hãng.

Hằng hà sa số tính tốt của người Mỹ mà tôi đã học được. Những bài học đó thẩm thấu vào tim óc tôi, tôi đã dùng nó để học hành và cư xử sau ngày tốt nghiệp.

Ra trường, tôi chỉ huy một tóan thợ, lắp ráp và sửa chữa máy tự động. Công việc hằng ngày thường vấp phải những khó khăn. Nhân viên và cá tính của họ làm tôi nhức đầu không ít. Một trong những rắc rối là người thợ làm sai. Khi họ làm sai, thay vì la mắngï, nhờ sẵn có những bài học, tôi liền áp dụng mà nhẹ nhàng giúp họ trở thành những nhân viên tốt. Có khi tôi phải chia sẻ với họ những khó khăn trong cuộc đời. Đó cũng là bài học mà tôi học được từ tính thân hữu của người Mỹ.

Sự phớt tỉnh và tính bình dị của người Mỹ cũng làm tôi suy nghĩ như là một triết lý sống. Đa số người Mỹ thường không phản ứng mãnh liệt và xô xát trước cái sai quấy của người khác.

Qua những lần họp hành với người Mỹ, họ thường ít khi to tiếng hay tỏ thái độ hằn học. Nếu một người đưa ra ý kiến mà không hợp thì họ chỉ nói những câu là sẽ xem lại hay tôi nghĩ như thế nầy thế kia chứ không có chuyện nói thẳng mặt là ông đã nói sai, vô lý hay là vô ích, không có cái kiểu đốp chát như tôi ngày xưa. Có lần tôi đưa ra một vấn đề thật hơi kỳ cục, kèm theo tiếng Mỹ không ra gì, thế mà họ phản ứng rất là hòa nhã, có khi còn giúp tôi nói rõ ra nữa.

Tính sẵn sàng giúp đỡ người khác của người Mỹ cũng làm tôi chú ý và học hỏi khá nhiều. Một lần, tôi viết một nhu liệu cho một hệ thống máy, bản thảo chương quá dài và rắc rối qua một tiến trình phức tạp. Tôi nghĩ là tôi đã viết đúng và máy chạy thật nhuyễn rồi. Lòng tự hào của tôi cũng tự nâng cao, thế nhưng trong đó có một yếu điểm mà tôi không hề nghĩ tới, đó là sau khi điện cúp, tiến trình bị ngưng lại và không biết bắt đầu lại từ đâu. Một kỹ sư cao niên gặp tôi và đưa ra câu hỏi đó. Thay vì ông đó nói thẳng với tôi là anh đã làm sai rồi và làm lại đi, ông ta chỉ nhẹ nhàng nói là tôi nghĩ cái tiến trình mà anh viết chúng ta nên xem lại điểm đó, có nên không. Cùng cách nói thôi mà làm cho cả hai đều nhẹ nhỏm. Với tôi, khi nghe như thế thì lòng mình tự nguyện mà làm khá hơn. Và rồi nhiều khi nghĩ lại, giá như ngày xưa còn bên Việt Nam tôi có cách nói như thế thì có thể tôi ít gặp thất bại.

Sau nầy khi trưởng thành trong nghề nghiệp, tôi được gởi đi bổ túc những lớp về chỉ huy; tôi cũng học hỏi thêm nhiều về nghệ thuật chu tòan công việc của người Mỹ.

Tinh thần trách nhiệm là một trong những nguyên tắc căn bản của nhân viên. Vì nguyên tắc đó mà ta thường thấy các chuyên viên và người chỉ huy ít có sự xung khắc như ở Việt Nam ta. Tế nhị và khéo léo về lời nói cũng là một đức tính tốt của người chỉ huy. Nhìn sơ thì ta thấy lối chỉ huy, lãnh đạo của người Mỹ như là lè phè, chậm chạp nhưng khi đã vào guồng máy rồi thì nó nhanh chóng vô cùng. Có khi ta thấy một ông kỹ sư chỉ im lìm, mỗi ngày làm chút xíu mà kết quả thật vô cùng khích lệ. Người Việt ta thường thấy như thế mà hiểu lầm và chê Mỹ dở.

Khi tôi làm việc cho AT&T, công việc của tôi là chỉ đi vòng vòng nhìn xem những máy đang họat động, có nhiều người Việt thấy vậy, cho tôi là anh chàng thất nghiệp. Họ cũng hiểu bên ngoài thôi, họ không biết trong đầu tôi đang nghĩ gì . Nếu tôi không nghĩ ra một sáng kiến nào thì ắt là ra khỏi cửa ngay. Cũng lạ, người Mỹ quá ư bình dị mà mướn một người như tôi để làm chuyện cà nhõng! Nói thế cũng hơi oan cho tôi. Không có công gì thì trên những phiếu trình công tác chắc tòan chữ màu trắng hết.

Nhìn chung, đa số người Mỹ có nhiều đức tính rất tốt. Trong những đám đông, dù là nơi ăn chơi, người Mỹ cũng tỏ ra lịch sự và hiền hòa. Nếu không có những tính tốt đó thì xã hội nầy khó mà tiến lên được.

Những điều đã học được, tôi mong giữ nó lâu dài hầu cho con cái, thế hệ sau đi theo con đường nhẹ nhõm./.

Billy Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến