Hôm nay,  

Những Vui Buồn Tại Đất Mỹ

13/11/200200:00:00(Xem: 173830)
Người viết: Đỗ Hương Trang

Tên thật: Đỗ Hương Trang
Tuối: 55
Địa chỉ: Huber Height, Ohio
Nghề nghiệp: Nhân viên phòng thực tập máy vi tính

Cũng như bao nhiêu gia đình HO khác, chúng tôi đã trải qua rất nhiều giai đoạn, hoàn tất nhiều thủ tục giấy tờ, và phải chờ đợi thời gian khá dài khoảng hơn hai năm, mới đặt chân đến đất Mỹ. Tưởng không cần đề cập, những người Việt tha hương chúng ta, đành lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rún, từ biệt bao nhiêu người thân yêu, vượt hơn nửa vòng trái đất để đến một bến bờ xa lạ để tìm hai chữ Tự Do, ai cũng đã đọc rõ được nỗi buồn xa xứ. Trong ý nghĩ đó, nơi đây, tôi chỉ muốn ghi lại một vài điều ngộ nghĩnh của những ngày đầu đến xứ Hoa-Kỳ văn minh rộng lớn.
Vào tháng 3 năm 1993, gia đình chúng tôi gồm sáu người, vợ chồng tôi và bốn con, hai trai hai gái, tất cả đều ở tuổi vị thành niên, đã hiện diện trên đất Mỹ. Là diện đầu trọc (không người quen tại Mỹ bảo lãnh), chúng tôi được một gia đình người Mỹ, ông bà S. , thuộc nhà thờ Mỹ bảo trợ.
Đêm đầu tiên đến tại thành phố Troy, tiểu bang Ohio, nghe biết thời tiết mùa đông của miền Bắc Mỹ lạnh khủng khiếp lắm, chúng tôi ai cũng trang bị mũ áo thật kỹ càng. Cháu gái tôi đã cẩn thận đan tặng tôi một chiếc mũ rất dày, len được kéo xù ra, có quai vòng cho ấm cổ, phủ kín gần hết mặt, vì thế, sau này mỗi khi nhắc đến, ông bà S. đều có một trận cười như bắp nổ, vì họ bảo lúc ra khỏi máy bay, tôi trông hệt như người dân Eskimo.
Chúng tôi được ở một căn nhà riêng biệt trong giáo xứ. Đêm ấy, sau khi mọi người chia tay ra về, không quên dặn chúng tôi đóng cài cửa nẽo cẩn thận, lại còn nhắc đừng đáp lời nếu có ai gọi.
Phần vì lạ nhà, xa xứ, phần thì lo sợ, cả đêm không ngủ được, sáng tôi dậy thật sớm, nhìn qua cửa sổ, thấy một người tài xế, đậu xe bên lề đường trước nhà, sợ hãi quá vì đinh ninh họ rình rập nhà mình, tôi đánh thức cả nhà, và chúng tôi vội vàng hạ tất cả các màn cửa! (Sau này chúng tôi hiểu ra, nhiều người đến chờ đợi vào nhà thờ).
Sáng đó, các con trai của chúng tôi muốn xem thử phố xá thế nào, cả hai vợ chồng tôi đều căn dặn chúng đủ điều, và vô cùng lo lắng cho đến khi chúng trở về nhà bình yên.
Suốt thời gian đầu, tôi đi học cùng chồng và các con tôi tại trường ESL (English of the Second Language). Về sau, chồng và các con tôi xin được vào trường Đại học Cộng đồng (Community College), chỉ còn tôi đi bộ một mình, vì trường cách nhà không xa, chưa đến một mai (mile).
Qua một trạm đèn xanh đỏ, xe trên đường đối diện ngừng rồi chạy, chạy rồi ngừng, nhưng dấu hiệu đi bộ không hề hiện ra, tôi đành phải đứng đó mà chờ đợi, chờ đợi mãi . . . cho đến khi chồng tôi thấy tôi về muộn quá, ra đón anh ấy mới hay tôi đã không biết bấm nút ghi trên trụ dấu hiệu!
Một lần khác, vì trời mưa, tôi phải đón xe buýt về nhà. Trời đã sẫm tối, nghĩa là chậm hơn lệ thường đến hai giờ, cả nhà mới hay rằng tôi đã không biết cách báo cho tài xế dừng lại tại trạm gần nhà nhất, để rồi đi đến trạm cuối cùng, và nhờ tài xế giúp chuyển qua tuyến buýt khác trở về.
Mới đến ở, nhiều người quen đến thăm, khi tiễn ra về, cả nhà chúng tôi đã bị nhốt ngoài cửa, vì cửa tự động khóa mà chúng tôi không hay. Thế là tất cả chúng tôi bị lạnh vô cùng, vì ai cũng đi chân đất và chỉ mặc áo quần mỏng. Chúng tôi bị nhốt như thế đến năm lần, đến nỗi, chồng tôi phải làm thêm chìa và giao mỗi người thêm một chìa reserve, lúc nào cũng phải bỏ vào trong túi.
Một hôm, sau khi từ trường về, bụng đói cồn cào, tôi làm dạn ghé mua McDonald, vì tôi đã tận mắt chứng kiến bà S. chở tôi mua một lần trước đó. Thế là, tôi đi vào cổng Lái vào (Drive thru) , tôi sắp hàng vào vô số những chiếc xe đang lái, và nhích từ từ theo đoàn xe dài đang giờ ăn trưa (Lunch); cuối cùng rồi tôi cũng đến được trước cửa quày.
Với trình độ tiếng Anh của tôi lúc bấy giờ, tôi phải đến sát cửa để nói với cô bán hàng, (trong khi những người lái xe chỉ cần ngồi trong xe để nói), không biết cô ta có hiểu tôi muốn mua gì không, nhưng cô chỉ ôm bụng cười, mãi một lúc sau, cô mới chỉ tôi hướng về phía trước. Vì chưa hiểu được ý cô ta, thấy đoàn xe tiến về phía trước, tôi lại chạy ra tiếp tục lách vào xếp hàng với xe, và tôi lại đến cửa thứ hai, là chỗ nhận bánh, cô bán hàng này cũng chỉ cười nắc nẽ. Cuối cùng, phải có một nhân viên ra dẫn tôi vào bên trong để mua bánh, lúc ấy tôi mới hiểu tại sao họ cười. Đến nay, đã bảy năm trôi qua, tôi chưa bao giờ dám tự mình vào mua McDonald lần thứ hai. Giờ đây, khi viết dòng chữ này tôi vẫn còn nghe được tiếng cười dòn của các cô bán hàng!
Thời gian đầu, phải đi khám sức khỏe, làm thẻ medicare, lãnh trợ cấp v.v. . . Tên tôi là Đỗ thi Mỹ-Lệ , nhưng theo cách Mỹ, tên tôi được viết là My-Le T. Do, do đó, họ gọi đến tên nhưng không bao giờ tôi nhận ra tên mình, Mai Li Ti Zdo. Mỗi khi vào lớp học cũng vậy, tôi luôn luôn phải chú ý, nhất là khi thầy cô giáo điểm danh.


Trong tuần đầu, được chở đi bệnh viện, khi bạn lái vào cầu thang hình xoắn ốc để tìm chỗ đậu xe ở tầng thứ năm, tôi run sợ vô cùng. Tôi lo lắm, vì đàn bà mà gan quá, dám lái xe, lại đi lên dốc cao như thế; khi xe phải nhường xe khác, bạn tôi cứ ngừng ngay ở giữa dốc, không chịu xuống lấy đá chèn bánh xe, như mấy bác tài xế rành nghề ở vùng quê tôi!
Hai năm sau, khi đã học biết lái xe, tôi mới biết ở đây, đàn bà lái xe là thường và không có gì khó dù lên hay xuống dốc. Tuy nhiên, một lần trong lúc lấy xăng, khi trả tiền xong lên xe, tôi phát hiện xăng vẫn còn ở mức quá thấp (empty). Thật xấu hổ cho tôi khi người bán xăng cười chỉ cho tôi biết xăng đã được đổ đầy trong bình rồi, chứ máy bơm không ăn gian của tôi, xăng chưa lên chỉ vì tôi chưa nổ máy!
Khi còn tại Việt Nam, tôi đã tốt nghiệp trường Sư Phạm, làm nghề dạy học, và thực sự trong thời gian chuẩn bị, chúng tôi tất cả đều có cố gắng luyện tiếng Anh. Nhưng đến Mỹ, tôi thấy mình bỗng dưng trở thành người vừa câm vừa điếc, vì tuy có thể mở miệng nhưng không nói được, tuy tai vẫn nghe âm nhưng chẳng hiểu gì. - nhà một mình, tôi sợ nhất là tiếng điện thoại reo.
Một ngày nọ, trong khi nhà đi vắng cả, nghe chuông reo của điện thoại, tôi vô cùng lo lắng, nhưng nhận ra tiếng bà bảo trợ, tôi an tâm, vì hiểu trình độ tiếng Anh của tôi, bà ấy bao giờ cũng nói rất chậm và dùng từ ngữ khá dễ hiểu. Sau đó, tôi vội ghi chép lại những điều đã nghe.
"I have sometimes for your son, tell him do not worried about the next time."
Khi chồng con tôi về, cả nhà cố gắng tìm hiểu những gì bà S. nói, bởi vì câu nói lạ lùng tối nghĩa quá. Phải mất gần nửa giờ, các con tôi mới hiểu ra rằng:
"I have some ties for your son, tell him do not worried about the neck tie. (Tạm dịch : Tôi đã có vài cà vạt cho con trai bà rồi, nói với con bà đừng lo tìm kiếm nữa).
Cho mãi đến nay, đi mua sắm, mua nhầm đồ dùng vẫn là chuyện thường xảy ra với tôi. Nhưng đáng kể nhất, khi lần đầu tiên mừng sinh nhật bà S., lựa chọn mãi, tôi thật ưng ý vì chọn được một tấm thiệp rất đẹp, hóa ra tôi đã mua nhầm thiệp mừng bạn có một căn nhà mới; và khi chúc mừng lễ Giáng Sinh, tôi đã tặng một người bạn Mỹ một chậu hoa chúc bạn mau khỏi bệnh.
Không hiểu những người trung niên khác có gặp trở ngại nào không, riêng tôi, nghe tiếng Mỹ khó quá, mà nói thì cũng không dễ, và dùng điệu bộ nói (nonverbal) thì cũng dễ bị hiểu nhầm luôn.
Một hôm, bà S. đến nhà giúp chúng tôi một vài việc cần. Khi ra về, ngồi vào xe, nổ máy, và cài dây an toàn xong, bà đưa tay vẫy tôi. Bà ấy dùng bàn tay, lòng bàn tay úp xuống, vẫy vẫy mấy ngón tay xuống. Tôi vội vàng chạy ngay đến xe của bà, bà cũng vội tắt động cơ, hỏi tôi: Bạn cần thêm gì nữa chăng" (Do you need something else") Tôi thoáng nghĩ, thật là lạ, ngoắc mình đến, không nói gì cả, lại hỏi mình như thế. Nhưng tôi cũng đáp ngay: "Không đâu." Bà ấy chắc cũng ngạc nhiên không kém tôi, vì tự dưng tôi lại chạy đến xe bà, để rồi không hỏi gì, lại nói không cần gì cả, vì Bà nhắc thêm lần nữa: "Thực bạn không cần gì chứ"" (are you sure") . Thế rồi, bà rồ máy xe, vẫy tay một lần nữa, nhưng kèm theo bà nói bai (Bye), nhờ vậy tôi mới hiểu ra: ngoắc như thế nghĩa là tạm biệt đấy.
Trước khi đi Mỹ, chúng tôi cũng đã tìm hiểu và biết rằng đời sống ở Mỹ khá phức tạp, không dễ dàng, nhất là đối với những người mới đến sau này. Nhưng may mắn cho chúng tôi, những người Mỹ đầu tiên chúng tôi được gặp là cha Xứ, các thầy và những người thuộc nhóm bác ái trong nhà thờ, họ vô cùng tử tế với chúng tôi, tỏ ra quý mến chúng tôi, sẵn sàng lo cho chúng tôi có những tiện nghi vật chất tối thiểu.
Vì thế, tôi quên cả lo âu trong lòng, tôi đã vui mừng nói trong thư viết về cho người thân ở Việt Nam, người Mỹ họ thật dễ thương, thật vui vẻ , thân thiện, và tốt bụng lắm.
Nhưng rồi, khi bắt đầu ra tiếp xúc với bên ngoài, tại chỗ tìm việc làm đầu tiên, (đó là một nơi nhận cho làm việc tạm thời trong mùa hè), tôi mới thấém thía nhận rõ có sự phân biệt chủng tộc, ưu tiên dân da trắng, đến da đen, cuối cùng mới da vàng. Tôi cũng nhìn thấy người Mỹ xin tiền, và tôi cũng bị giựt bóp . . .
Như các bạn biết, thời gian chúng tôi mới bước chân đến Mỹ là mùa đông, trong nhà không một con kiến, ruồi, muỗi hay bò hóng, nên trong thư tôi lại cho chị tôi biết, nước Mỹ văn minh sạch sẽ vô cùng, không như bên mình ruồi, muỗi, kiến, và gián nhiều quá!
Chuyện vui buồn tại xứ Mỹ có lẽ kể ra một ngàn lẻ một ngày không hết được. Ông bà ta có câu, đi một ngày đàng, học một sàng khôn, với tôi, chỉ một giờ đến Mỹ, tôi đã phải học đến trăm sàng. Nhất là, nước Mỹ văn minh rộng lớn gấp bao nhiêu lần nước Việt của chúng ta, trong khi kỷ thuật ngày một tiến bộ, và đặc biệt đổi với những người lớn tuổi như tôi, tôi nghĩ vậy!
Khi còn ở quê nhà, trình độ Anh Văn của các con chúng tôi không cao mấy, nhưng tuổi trẻ thích nghi với cuộc sống dễ dàng hơn, và mức độ tiếp thu nhậy bén hơn, nay chúng không còn bỡ ngỡ khó khăn bao nhiêu. Câu nói: Hậu sinh khả úy, tôi thấy càng đúng hơn.
Mong sao thế hệ trẻ của chúng ta sẽ biết lợi dụng để học hỏi, chọn lọc điều hay của nước người, mà đồng thời không quên đi những điều hay đẹp căn bản của dân tộc Việt chúng ta.

Đỗ Hương Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,653,807
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến