Hôm nay,  

Nhập Gia Tuỳ Tục

13/11/200200:00:00(Xem: 189910)
Người viết: Minh Tâm

Bài tham dự số 17/vbst

Người viết tên thật : Từ Minh Tâm.Sinh sống tại Torrance, California.

Công việc: Kỹ sư công chánh.Sở thích: du lịch, nhiếp ảnh, làm vườn, viết webpage...


Nghe tin Việt Báo tổ chức cuộc thi viết về nước Mỹ, người Mỹ, bà xã tôi khuyến khích rằng: "Sao anh không ra tài múa bút viết chuyện để thi với người ta, biết đâu anh cũng được giải". Tôi mới nói rằng : " Thôi đi em ơi, anh mà viết cái gì, với lại mình cũng đâu có chuyện gì hay đâu mà viết".
"Thì viết những chuyện "khờ" của mình hồi mới qua đó". Bả ra đề cho tôi như vậy. Con gái tôi lại thêm vào: " Con thấy ba viết thơ cho bà nội, kể chuyện Mỹ hay lắm, sao không thử thời vận một lần". Nghe bùi tai, tôi bèn lấy giấy, viết, tìm một chổ vắng vẻ, tập trung tinh thần, viết về những điều "nhà quê" của mình khi mới tới xứ "cờ hoa" nầy.

Người Việt chúng ta ở Mỹ, ai cũng có một vài câu chuyện để nói về xứ nầy, bởi vì đây là một xứ sở tân tiến, hoàn toàn khác hẳn những điều chúng ta thấy bên nhà. Phong tục tập quán của người Mỹ cũng có nhiều điều khác với chúng ta. Hội nhập vào xã hội mới từ một đất nước với một nền văn hoá khác, không phải là dễ dàng, có nhiều khi cười ra nước mắt.

Hôm đầu tiên khi tới phi trường Los Angeles, người em trai của tôi ra đón. Lâu ngày gặp nhau mừng rỡ, tay bắt mặt mừng. Trong khi chờ mướn xe, hai anh em nắm tay nhau đi tới đi lui trong phi trường , vừa đi vừa nói chuyện thân mật. Bất chợt, Đăng, em tôi, vội vả giựt tay nó khỏi tay tôi. Ngạc nhiên tôi hỏi tại sao. Nó đỏ mặt nói: " Có mấy người Mỹ họ nhìn mình kỳ lắm. Chắc họ nghĩ mình "gay" (đồng tính luyến ái). à, thì ra, chuyện hai người đàn ông nắm tay đi ngoài đường ở Việt Nam là bình thường, nhưng ở đây người Mỹ họ cho là "dị". Ôi rắc rối làm sao !. Đó là chuyện buồn cười đầu tiên.

Rồi khi tôi đi học anh văn, có một hôm cô giáo của tôi kêu tôi lên bảng. Chuyện đi học bị kêu lên bảng là chuyện bình thường, nhưng cách mà cổ kêu mới làm mình thấy... buồn. Cô ta xoè bàn tay, để lật ngửa rồi "quắc" mình, y như cách người Việt chúng ta kêu ... mấy con chó. Lần đầu tiên, thấy cổ kêu như vậy tôi cảm thấy bị xúc phạm dữ lắm. Nhưng riết rồi quen và hiểu rằng đó là cách gọi của người Mỹ, chứ không phải họ coi mình như ... chó. Mỗi dân tộc có động tác khác nhau để gọi người khác. Câu "nhập gia tuỳ tục" áp dụng ở đây thật đúng.

Lúc mới qua, chúng tôi chưa có việc làm, cả ngày chỉ mong thơ gia đình từ bên Việt Nam gởi qua. Trong nhà, chúng tôi mặc pyjama cho mát vì lúc đó là mùa hè. Ông phát thơ vừa tới, tôi ra nhận thơ. Ông ta nhìn tôi một cách "là lạ". ổng cũng đưa thơ rồi bước nhanh qua nhà khác. Chiều về, tôi hỏi bà chị, bả nói ở đây không ai mặc pyjama ra khỏi nhà, dù chỉ là đi lấy thơ. Ông phát thơ đi như chạy sau khi đưa thơ cho tôi là vì ổng nghỉ là tôi ... điên. Cái gì kỳ vậy, bận đồ ngũ ra đường là điên sao, tôi tự hỏi một mình. Nhưng sau kỳ đó tôi đành xếp bộ pyjama còn mới vào rương, và tìm mua đồ khác mặc cho giống ... Mỹ.

Thiệt cái vụ quần áo mặc ra đường cũng nhức cái đầu. Mình mặc pyjama, họ chê điên, còn mấy bà Mỹ thì mặc quần sọt, áo nịt ngực, chạy bộ tập thể dục thì được. Vậy có lạ không.

Trở lại cái vụ "nắm tay nắm chưn", hai người đàn ông, nắm tay là .."gay", còn bọn trẻ học trung học, mới 15, 16 tuổi mà chúng nó ôm nhau "xà nẹo" trong trường thì lại là chuyện bình thường. Có khi chúng còn dựa gốc cây hun nhau muì mẩn thấy muốn "nổ con mắt"mà thiên hạ cứ tỉnh bơ, coi như không có gì mà ầm ỉ. Xứ sở gì mà kỳ lạ quá.

Mới đây, báo có đăng tin, bà nội cháu bé Cuba tên Elian ở Florida, bị nói là "xách nhiểu tình dục" khi sờ "chim" của cháu khi đến thăm nó. Ở Việt nam mình, các cụ cũng hay đùa như vậy với các cháu, có sao đâu. Xứ Mỹ nầy, người ta lại làm "lớn chuyện". Đúng là văn minh quá cũng rắc rối.

Người Mỹ có những suy nghĩ và hành động của họ không giống như chúng ta. Thí dụ, hôm tôi đi xin việc làm, vô phỏng vấn, tôi ăn nói nhỏ nhẹ, rất lịch sự. Công việc rất dễ, dưới sức của tôi, nhưng tôi lại rớt. Vội vàng đi tìm coi tại sao thất bại chua cay như vậy. Tìm trong sách dạy cách đi phỏng vấn tôi mới khám phá ra rằng tôi thiếu nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn, tiếng Mỹ là "eyes contact". Theo họ, khi mình nhìn thẳng như vậy chứng tỏ mình nói thật, và tự tin không giống như người Việt chúng ta, nhìn thẳng là vô phép, là bất lịch sự. Ngoài ra, người Mỹ rất thực tế, họ cho rằng khi đi xin việc tức là chúng ta đi "bán" sức lao động và khả năng của mình cho người chủ, thành ra, khi vô phỏng vấn mình phải quảng cáo hết những gì mình biết về công việc tương lai mình sẽ làm. Do đó, mấy kỳ đi xin việc sau, tôI ... "kênh" mấy ông phỏng vấn đúng mức đồng thời nói hết những điều mình biết về công việc sẽ làm và nhờ đó mới có việc làm như ngày nay.

Trên đây mới kể sơ vài tập quán của Mỹ, có vẻ lạ đối với người Việt chúng ta. Nhưng người Mỹ cũng có nhiều phong tục rất hay. Thí dụ vào các dịp lễ lớn như Tạ ơn hay Giáng Sinh, họ tổ chức những bửa ăn cho người vô gia cư, tặng quà cho người nghèo. Họ cũng rất có lòng đối với các công tác thiện nguyện. Nhiều cụ già vẫn đến làm việc tự nguyện tại các nhà thờ, thư viện ..., phục vụ xả hội một cách rất vui vẻ yêu đời. Các bạn trẻ người Mỹ cũng hay tổ chức các buổi rửa xe để gây quỷ từ thiện rất đáng khen. Những buổi hiến máu cứu người đều có đông người tham gia, đó là tinh thần tương trợ rất qúy của người Mỹ.

Ngoài những ngày lễ của quốc gia để kỹ niệm ngày Quốc Khánh hay nhớ ơn các bận tiền bối .. Mỹ có những ngày lễ để nhớ đến nhau như Lễ Tình Yêu (Valentine Day), Lễ Nhớ ơn Cha (Father's Day), Lễ Nhớ ơn Mẹ (Mother's Day)... đó là những phong tục tốt nếu được áp dụng theo đúng tinh thần của nó. Còn các em nhi đồng thì được cưng chiều mỗi ngày nên không có lễ nhi đồng ("). Nói tới đây, tôi lại nhớ tới mấy câu đùa của mấy người bạn Mỹ cùng sở khi họ hỏi tôi ai là chủ trong gia đình Việt Nam. Dĩ nhiên tôi nói người chồng hay cha là trụ cột của gia đình. Họ cười và nói với tôi rằng Mỹ họ coi trong gia đình người quan trọng nhất là ... "bà xả", tiếp đến là con cái, thứ ba là chó mèo, thứ tư mới đến "ông xả". Nghe mà buồn cho mấy ông ... Mỹ, còn bà xả tôi thì chịu cái phong tục nầy dữ lắm. Bả cứ đòi "làm cách mạng" với tôi và nói "Nhập gia là phải tùy tục".

Sống ở Mỹ, phải theo phong tục của Mỹ đó là chuyện đương nhiên. Nhưng người Việt của chúng ta cũng có những truyền thống rất hay, rất đẹp, như tình gia đình, cách nuôi dạy con cái ... Chọn lọc những cái hay của người bản xứ, bảo tồn cái đẹp của chúng ta phải chăng là cách tốt nhất để hội nhập vào cuộc sống mới ở một đất nước luôn có nhiều thay đổi và tiến bộ.

6/2000
Minh Tâm


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,116,377
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến