Hôm nay,  

Cám Ơn, Không Phải Dễ

05/01/200100:00:00(Xem: 185597)
Cám ơn là bày tỏ sự biết ơn bằng lời nói hay bằng chữ viết qua những lá thư và cánh thiệp.

Hằng ngày bước chân ra khỏi nhà là chúng ta nghe người Mỹ chào hỏi nhau (greet), cám ơn (thank you) và xin lỗi (apology, sorry) gần như lạm dụng trong đời sống. Không phải đợi đến mùa Tạ Ơn vào tháng 11 người ta mới tỏ lòng biết ơn. Cám ơn được diễn tả bằng nhiều thành ngữ như thank you, thanks, thanks a lot, thanks a million hay thank you very much... Khi được một ai đó giúp cho một việc gì dù nhỏ hay lớn như đưa một quyển sách, mở hộ một cái cửa, nhường một lối đi, nhận một lời khen hay lời mời thì người Mỹ nói cám ơn bằng một giọng nói đầy chân tình với những cử chỉ ân cần đi kèm với một nụ cười xã giao. Người nhận được lời cám ơn không thể im lặng mà còn phải trả lời bằng một câu ngắn gọn như: you are welcome (không có chi), it's my pleasure (đó là niềm vui của tôi), don't mention it (xin đừng quan tâm), think nothing of it (xin đừng nghĩ gì cả) mà người Việt mình thường dịch chung là: không có chi.

Ngoài việc cám ơn trực tiếp bằng miệng hay qua điện thoại, người Mỹ còn có hình thức cám ơn trân trọng bằng thư hay thiệp như trường hợp nhận quà sinh nhật, quà cưới, quà kỷ niệm thành hôn, quà Giáng Sinh... mà người gửi là thân nhân hay bạn bè ở xa không tiện gặp nhau và cũng không tiện nói chuyện qua điện thoại.

Theo phép xã giao ở Mỹ thì thư hay thiệp cám ơn nên viết tay, chỉ đánh máy trong trường hợp chữ viết của bạn khó đọc. Nội dung cám ơn ngắn gọn nhưng đủ ý và chứa đựng tình cảm thành thực. Khổ giấy thư cám ơn (note paper) chỉ bằng nửa khổ giấy viết thư thường (letter size). Chúng ta có thể mua giấy viết thư và thiệp cám ơn ở chợ, ở các cửa hàng tiết kiệm hay các tiệm chuyên bán thiệp như Hallmark hay B. Dalton vv...

Cám ơn coi vậy mà không phải dễ. Nội dung một thư cám ơn thường gồm ba phần: Lời cám ơn, lời chú thích ngắn về món quà nhận được và cuối cùng là một lời phát biểu chân thành. Không nên cám ơn suông như thank you for your gift (cám ơn về món quà của bạn) chứng tỏ mình không quan tâm đến món quà mà người bạn đã mất công lựa chọn khi nghĩ đến mình và mua cho mình. Do đó chúng ta nên bày tỏ sự thích thú đối với món quà và cho nó một lời khen. Nhưng chúng ta cũng không thể khen nếu chưa biết nó là cái gì. Vì vậy mà khi nhận được món quà sinh nhật hay Giáng Sinh người nhận thường xin phép mở quà để nói lên những lời cám ơn chân thành, sự quan tâm thích thú về món quà đó nhưng cũng không phải quá thích đến nổi phải nói: thank you again như có ý mong quà lần tới.

Cũng vì lạm dụng từ ngữ cám ơn, sử dụng như một thói quen mà nhiều người khi nhận một giấy phạt về luật lệ giao thông của Cảnh Sát vẫn cám ơn mặc dầu không cần thiết. Người Mỹ còn cám ơn ngay cả những người thiếu bổn phận hay không làm gì cho họ bằng thành ngữ: Thanks anyway (dù sao cũng cám ơn) hay thanks for doing nothing (cám ơn dù không làm được gì). Dù sao đi nữa thì việc cám ơn đối với người Mỹ cũng dễ vì ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ nói (verbal language). Nhưng đối với người Việt chúng ta thật không dễ chút nào mặc dầu chúng ta ai cũng biết:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Do ngôn ngữ Việt là một ngôn ngữ không diễn đạt (non-verbal) nên người Việt mình nhất là những người ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương thường diễn đạt tư tưởng tình cảm bằng ký hiệu như bằng nụ cười và sự im lặng để người đối diện tự hiểu ngầm. Vì vậy mà chúng ta không lấy làm lạ khi đưa một quyển sách, mở hộ cái cửa cho một người Việt, khen một phụ nữ Việt mặc chiếc áo đẹp thì họ không cám ơn mà chỉ nở một nụ cười. Nụ cười có thể mang nhiều ý nghĩa: nhận lời khen, từ chối lời khen, là chuyện nhỏ không đáng nói lời cám ơn. Thái độ của người Việt mình đã làm cho người bản xứ hiểu lầm cho là chúng ta kém xã giao, thậm chí thiếu tư cách và thô lổ. Người mình chỉ cám ơn và xin lỗi khi nhận được một ân huệ lớn, một cảm xúc hay một ấn tượng mãnh liệt.

Nhiều người Việt ở Mỹ thường phàn nàn bà con bên nhà về việc nhận quà. Nếu món quà mà người nhận cho là không có ữgiá trị kinh tếữ thì người gửi thường chỉ nhận sự im lặng rồi có thể đi lần đến ch ữnghỉ chơiữ. Chúng ta, người gửi, có thể hiểu ngầm sự im lặng có nghĩa là quà đã đến tay nhưng ít quá không cần thiết phải cám ơn. Bên nhà đâu có hiểu là bên này phải ữcày sâu, cuốc bẩmữ mới có tiền gửi về và không biết gửi bao nhiêu mới vừa lòng người nhận.

Một người bạn thân của tôi mới gọi điện thoại hỏi thăm: sống ở Mỹ gần một thập niên, đã hội nhập cái văn hóa Mỹ đến đâu rồi" Tôi thành thật trả lời ngày nào mà tôi chẳng chào hỏi, cám ơn, xin lỗi cứ nhặng cả lên như là một phản xạ tự nhiên nhưng chỉ đối với người Mỹ thôi chứ với người Việt tôi thú nhận là chưa làm được.

Hằng ngày vào chổ làm tôi không chào đồng nghiệp Việt bằng từ ngữ Good morning, Good afternoon, Good evening như khi gặp các đồng nghiệp Mỹ hay Mễ.

Một người bạn Việt mời tôi một cái bánh, một cục kẹo, có khi cho tôi quá giang xe về nhà thì tôi ăn tự nhiên, lên xe đi mà quên cám ơn thì người bạn ấy cũng không giận. Họ khen tôi mặc chiếc áo làm cho thân hình thon gọn tôi mỉm cười hưởng ứng chứ bảo tôi nói thank you for your compliment hay cám ơn bạn đã khen thì tôi không nói được.

Hình như cái phong tục tập quán nước tôi đã dạy tôi rằng nói như vậy thì có cái gì khách sáo giả tạo vì đó là "õchuyện nhỏư" mặc dầu tôi chưa biết "chuyện lớn" là chuyện gì để tôi nói cám ơn. Tối đến trước khi vào giường ngủ tôi cũng xem con cái đã vào chưa nhưng không đợi chúng nói: "I love you, Mom" để trả lời "We love you, honey" và chờ chúng cám ơn và chúc good night.

Thật cám ơn mới xem qua tưởng dễ mà thật không dễ đối với tôi.

Bạn tôi, một người bạn thân qua Mỹ từ năm 75 hiện là một giáo sư khải đạo (counselor) cho một Đại Học Cộng Đồng ở Bắc Cali thấy gần đến mùa Tạ Ơn, gọi điện thoại nhắc nhở tôi:

- Sắp đến mùa Tạ Ơn, đã mua thiệp để tạ ơn "ai" chưa"

Tôi đáp: Tạ ơn là một lễ của người Mỹ nên mình đã mua mấy tấm thiệp sale để cám ơn bà "thủ trưởng" (boss), bà giáo dạy Anh ngữ và mấy đồng nghiệp Mỹ chứ không gửi thiệp cho bạn Việt Nam.

Bạn tôi cười: như vậy vẫn còn thiếu sót lắm. Bây giờ là công dân Mỹ rồi thì phải biết thanks anyway, thanks for doing nothing hay thanks for doing something chứ!

Tôi chợt hiểu bà ta định ám chỉ gì rồi nhưng cứ giả vờ như bí vận. Thì bạn tôi với suy nghĩ nhạy bén cộng thêm với kinh nghiệm nghề nghiệp đã mau miệng:

- Gần 10 năm rồi, hận tình nên cho qua đi, nên suy nghĩ một cách tích cực lạc quan để sống, nên cám ơn người tình phụ.

Rồi bà ta phân tích bốn trường hợp "xuất khẩu" chồng:

* Có bảo lãnh và có nuôi vợ con
* Có bảo lãnh mà không nuôi
* Không bảo lãnh và không nuôi
* Ông xã đi nhưng mất tích

Bà bảo tôi ở vào trường hợp thứ hai vẫn còn khá, không nên cầu toàn trách bị mà nên mua tấm thiệp gửi để tạ ơn ổng vì dù sao cũng nhờ ổng con cái được sang Mỹ du học miễn phí, mẹ còn được đi theo để lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Giá như ông không lãnh thì giờ này còn ở bên nhà với đồng lương chết đói, 20 đô một tháng ăn chưa đủ 10 ngày nói chi chuyện du học là không tưởng.

Chà, bà này đi 75 nên đã Americanized (Mỹ hóa) quá rồi! Tôi nghĩ thầm.

Thấy tôi có vẻ lừng khừng chưa chấp nhận cái lý luận đó, bà bồi thêm:

- Nên viết thư hay thiệp để cám ơn "người ta" đi vì kể ra "õngười ấy" cũng làm được "õchuyện lớn" đó chứ! Hơn nữa cũng nhờ "đem con bỏ chợ", mấy mẹ con bà tức giận tình đời đen bạc, kẻ cố làm, người cố học mới có một cuộc sống tự lập như ngày hôm nay. Theo mình thì phúc đức không có nghĩa đi ra khỏi nhà một bước có chồng con đưa đón để rồi về nhà làm chủ cái bếp, làm những việc không tên nhưng không lương, không bảo hiểm.

- Cám ơn Kim đã phân tích một cách hợp lý về hoàn cảnh ái ngại của mình và an ủi mình.

Rồi chúng tôi cúp điện thoại.

Thế là mùa Tạ ơn năm nay tôi phải mua thêm hai tấm thiệp để tặng và nhớ ơn bạn vàng cùng người tình phụ.

Đêm nằm tôi suy nghĩ và vẫn cảm thấy cám ơn không phải dễ đối với tôi.

Tôi không muốn sử dụng ngôn từ cám ơn một cách lạm phát, bừa bãi mà phải thận trọng. Nếu phải chọn quà, mua thiệp, nói hay viết vài lời cám ơn bằng Anh ngữ với những người bạn bản xứ thì tôi vẫn còn "dị ứng" vì Anh ngữ là một ngôn ngữ thứ hai của tôi.

Tôi cũng chưa "giác ngộ" hay Mỹ hóa đến độ xem người tình phụ là bạn là người ân mà những người đàn bà Mỹ có thể làm sau bản án ly dị.

Trước sau tôi vẫn là một người mẹ Việt Nam thuần túy với đầy đủ những đức tính rộng lượng, biết tha thứ nhưng cũng biết ghen tuông và ích kỷ.

Xuân Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,768,368
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến