Hôm nay,  

Nghề Làm Vườn

05/01/200100:00:00(Xem: 171682)
(Bài tham dự số 146\VB1017)

Đầu tháng mười, trời đã bắt đầu vào thu. Buổi sáng mai, trời ảm đạm nhưng không mưa. Gió nhè nhẹ thổi làm lay động hàng cây Cypress xanh trong vườn.

Mùa này là mùa của bông cúc. Những bông cúc trắng, vàng, tím... đủ màu mà tôi đã cất công đi lựa và trồng cho bà Halene hai tuần trước dây, giờ vẫn còn tươi tốt. Giờ đây chủ nhân của chúng không có ở nhà để nhìn ngắm... chỉ có tôi, người làm vườn thân thích lại gần gủi với ngôi vườn của bà Halene hơn ai hết.

Không phải chỉ có một khu vườn của bà Halene đâu nhé. Tôi có cảm tưởng, mình còn là "tiểu chủ nhân" của tất cả các ngôi vườn của khách hàng, mà tôi đã ngày qua ngày, theo chân hai anh thợ đi cắt cỏ, tỉa cây, và khi thấy họ quá bận rộn, tôi cũng phụ để hốt rác, tỉa cành, nhổ cỏ dại...

Ông xã tôi làm landscape là chính, ngoài ra còn vài ba chục mối cắt cỏ, ông giao cho anh Dũng, và thợ điều động. Tôi làm kế toán ở Irvine, lương tạm đủ nhưng lái xe thì quá xa.

Suy đi tính lại tôi quyết định việc để ở nhà chỉnh đốn lại mối cắt cỏ, bỏ bớt những mối quá xa nhà và tập trung vào những khu vực gần nhà mình ở, cùng tìm cách kiếm thêm khách.

Đó là thời kỳ vàng son, điện thoại khách hàng gọi lia lịa. Gặp mặt tôi, một người nhỏ nhắn chưa tới 40 kg, có người ngạc nhiên, có người hỏi "Mày làm được cái gì"" nhưng đa số đều nhận lời vì tánh tôi rất thật thà, cho giá vừa phải và trả lời họ rất rành rẽ về vườn tược.

Mấy bà có vẻ khoái tôi hơn. Đa số những người gọi tới để khảo giá là các bà nội trợ. Có bà thao thao bất tuyệt nói về chồng về con, tôi ngồi đó nghe mệt nghỉ, thỉnh thoảng chêm vào vài câu và cuối cùng được nghe phán "Tao nhận mày vào làm vườn cho tao", và còn được khen "Mày tử tế quá". Biết nghe cũng là một nghệ thuật được lòng mọi người, phải thế không các bạn"

Công việc thật thuận buồm xuôi gió. Ngoài việc cắt cỏ, khách hàng còn gọi tới để nhờ làm ống nước, lợp cỏ, trồng cây, trồng bông...và kể cả... dọn nhà. Việc gì tôi cũng nhận, và chỗ đổ rác từ đó rất là quen thuộc với tôi, một chỗ mà tôi nghĩ ít có người đàn bà nào thích tới vì nơi đó bụi tứ tung mù mịt... nhưng đó không là trở ngại đối với tôi.

Mùa đông tới với những cơn mưa xối xả là lúc cây cối xơ xác, cỏ không lên mau. Nhiều khách hàng bắt đầu giảm từ bốn lần cắt cỏ một tháng xuống còn hai lần... công việc làm ăn chừng như chậm lại, nhưng bù lại đi làm về rất sớm vì cỏ thấp, cắt rất mau. Trời mưa, chúng tôi nằm nhà... húp cháo và luyện phim bộ cho đỡ buồn.

Mùa xuân là mùa lý tưởng nhất của nghề cắt cỏ. Thời tiết mát mẻ, bông hoa thi nhau đua nở là lúc tôi cũng rất bận rộn với việc lựa cây, chọn bông để trồng cho khách hàng. Lúc nhìn ngắm những cây Iris đủ màu này cây Pink lady khoe sắc, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản lạ thường....

Mùa hè thật nóng bức là lúc nhiều loại trái cây bắt đầu chín. Nhiều khách hàng cho mận, abricor...đem về ăn không hết. Người Mỹ thích trồng cây nhưng họ ít khi ăn, để trái cây rụng đầy vườn. Trước khi cắt cỏ, chúng tôi phải quét dọn sạch những trái cây rụng cho nên mất rất nhiều thì giờ.

Nhiều khi tôi tự hỏi mình có bằng lòng với công việc của mình không" Bạn của tôi giờ đây đã làm chủ tiệm Nail, còn tôi trông có vẻ lam lũ quá... Quả thật, tôi không chịu được mùi hoá chất bay ra từ tiệm nail.

Trông coi một gánh cỏ cũng không có gì nặng, nhọc lắm. Tôi được khách hàng thương mến, họ hay cho áo cho quần, hay tâm sự với tôi. Nhiều người dọn nhà đi chỗ khác cũng kêu tôi tới để cho đồ. Ai cho gì tôi cũng lấy, cũng cám ơn. Cái gì mình xài được thì xài, không xài thì để dành cho người khác. Tôi cũng không chú trọng đến tiền bạc một cách quá tỉ mỉ, cốt sao cho mọi người chung quanh được thoải mái.

Tôi cám ơn Trời Phật đã giúp tôi sống qua ngày, được hít thở bầu trời tự do, được ngắm nhìn những đóa hoa hồng nở buổi sáng còn đọng hơi sương, được nghe tiếng chim hót trên cành mà không phải ai cũng có thì giờ để nhìn, để ngắm, để sống gần thiên nhiên như tôi.

Người mình hay trọng bằng cấp, còn người Mỹ họ làm những nghề họ thích. Còn tôi, tôi đã tạo cho mình một nghề độc lập, tôi chia sẻ vui buồn cùng những người lao động chân tay vất vả... Một miếng bánh ngọt buổi xế trưa hay một ly nước lúc tiết trời oi bức làm cho mọi việc trở nên dễ chịu... Tiền bạc rồi cũng có lúc vơi nhưng cái chân tình ràng buộc con người khác màu da, khác tiếng nói lại gần với nhau mới là điều đáng quý.

Trong số các khách hàng tôi đã mất đi Maria, Bà Virginia, ông Victor, ông Jerry... Họ đã ra đi vĩnh viễn nhưng bên tai tôi lúc nào cũng còn nghe những lời nói ân cần, thương mến của họ "Hi, Suzie...".

Tôi đã rưng nước mắt khi nghe ông Victor nói "Tao chỉ muốn mày tới nhận tiền thôi vì tao nghe chồng mày nói chồng mày đánh bài..." Vâng, chồng tôi chỉ mê mạc chược thôi nhưng nhiều người Mỹ khi nghe chữ "gamble" là họ sợ rồi.

Khi mình trải lòng ra với mọi người, sống hòa đồng với thiên nhiên cây cỏ, kính yêu Trời Phật thì mình đâu còn gì để lo âu mà cứ ung dung tự tại...

Khi rổi rãnh, có cây đàn tranh bên cạnh để gãy khúc "Lưu Thủy" "Kim Tiền" thì thấy đời thật là đầy đủ. Vâng, tôi hài lòng với công việc của tôi...

Suzie Tran

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,706,698
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến