Hôm nay,  

Người Nghèo Ở Mỹ Cũng Sướng?

05/01/200100:00:00(Xem: 151607)
(Bài tham dự số 141\VB1011B)

Ta vẫn thường nghe diễn tả hai cảnh sống giàu nghèo khác biệt nhau bằng cụm từ thông dụng:

"Giàu sang sung sướng, Nghèo hèn khổ cực"

Thế nhưng ở Mỹ, nhiều người lại có nhận định về cảnh sống quanh mình:

"Giàu sướng, nghèo cũng sướng. Chỉ người đi làm với lương thấp là khổ"

Ta hãy cùng quan sát tìm hiểu mỗi cảnh đời trong xã hội Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một siêu cường quốc giàu mạnh nhứt thế giới, để minh chứng cho giá trị câu nói trên đây, mà mới nghe qua như có phân nào nghịch lý.

1. Giàu thì sướng là điều hiển nhiên, ai cũng thấy được rõ ràng cụ thể. Câu "Có tiền mua tiên cũng được" tuy là lời nói có phần quá đáng, nhưng biểu lộ được cái sung túc thỏa mãn về vật chất của người giàu, "muốn gì được nấy" Điển hình như người "Hy Lạp vàng", nhàø tỷ phú Onasis- vua tàu chở dầu, dù đã già, vẫn cưới được người phụ nử trẻ đẹp Jacqueline Kennedy, góa phụ cố Tổng Thống Mỹ John F.Kennedy, vị Tổng Thống trẻ tuổi nhứt trong lịch sử Hoa Kỳ. Bà đã từng nổi tiếng trong vận động thu hút cử tri, đem thắng lợi trong cuộc tranh cử chức Tổng Thống cho chồng. Ngày lễ tái hôn, người đẹp Jacqueline mua sắm hao tốn đến hai triệu Mỹ Kim của ngài tỉ phú già Onasis.

Câu nói: "Tiền không đem lại hạnh phúc" chỉ là trường hợp cá biệt ít khi xảy ra.

2. Người có job lương thấp là khổ" Lương thấp mà ta thường thấy là trên duới $1,000 USD mỗi tháng. Họ phải đóng thuế lợi tức, mà nếu còn độc thân thì chịu thuế tới khoảng 35%. Lại còn thêm nhiều thứ tăng tốn kèm theo khác, như tiền thuê nhà, tiền khám và trị bệnh phải share cost, tiền mua xe và đóng bảo hiểm vân.vân... lại không được hưởng trợ cấp foods-stamp.

Trong nhà có một đôi vợ chồng mà lương tổng cộng trên $1,200. Phải phụ trả tiền khám và trị bệnh $280 mỗi tháng. Tem thực phẫm bị cúp, tiền thuê nhà single house cũng tăng lên $216.

Những người đi làm cũng có an ủi, hãnh diện không là gánh nặng xã hội, làm lâu được tăng lương, khi thất nghiệp hoặc đến tuổi hưu trí nghĩ việc sẽ được tiền đền bù tương xứng. Nếu có nghị lực phấn đấu vươn lên, vừa làm vừa học hoặc làm thêm giờ overtime, thì công danh sự nghiệp càng dễ tăng tiến.

3. Còn người nghèo cũng sướng" Về ăn ở thì nghèo xin được nhà housing, nếu mượn G.A (General Asistance) để sống thì chỉ trả tiền thuê mỗi tháng vài ba chục. Nếu đi học college, chẳng những không phải đóng tiền học phí, mà còn được trợ cấp tiền financial aid, ăn ở tươm tất. Chịu tập làm thêm work sdudy mỗi giờ $6 khỏi thuế, được trợ cấp thêm cả trăm đồng foodstamps mỗi tháng, có dư tiền để xài trong những tháng nghĩ hè và Tết. Nếu tự nấu ăn thì tiền chợ cho mỗi người đủ dinh dưỡng khoảng $120 hàng tháng. Người nghèo còn được cấp trẻ xe bus đi lu bù không hạn chế với giá rẻ $20/tháng. Khám và điều trị bệnh được miễn phí, xài điện gas cũng được trợ cấp từ 30% hoặc hơn.

Chữ "nghèo cũng sướng" còn có nghĩa bóng là sướng ít thôi, vì lẽ khám bệnh thì phải chờ đợi rất lâu, thường khi cả ngày. Di chuyển bằng xe bus thì phải đứng chờ ở trạm ngoài trời, mùa hè nắng nóng gay gắt, mùa đông mưa gió rét run người, về đêm hoặc nơi vắng vẻ càng thêm sợ.

Người nghèo thường không dám ăn tiệm và ít khi mua sắm, lại còn khổ tâm vì không giúp được người thân vẫn còn đang đói rách ở quê nhà. Có khi huynh đệ nợ phải bán cả căn nhà thừa tự mà mình mang tiếng Việt Kiều cũng không đủ sức cứu gỡ.

Nếu đã nghèo lại còn dốt tiếng Mỹ thì cái khó cái khổ càng thêm chồng chất. Chẳng hạn như Nam mua lầm máy cassette tân trang, còn trong thời gian bảo hành đã bị trục trặc, đem trả lại tiệm thì họ check computer nói đã có sửa nơi khác ("). Phải lớn tiếng răn đe sẽ nhờ cơ quan bảo vệ người tiêu dùng thưa ra tòa án thì tiệm mới chịu sửa chửa free, chớ Nam vào biết "cơ quan bảo vệ người tiêu dùng" ở đâu" Mà không nói được tiếng Mỹ làm sao trình bày"

HOÀNH NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,386,352
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến