Hôm nay,  

Dung Hòa Ba Thế Hệ

05/01/200100:00:00(Xem: 176135)
Bài tham dự số 141\VB1011A

Từ khoảng nửa thế kỷ trước đây, tiểu thuyết "Đoạn Tuyệt" của nhà văn Nhất Linh đã gây ra một cuộc cách mạng trong gia đình, nói lên sự xung đột giữa hai thế hệ cũ và mới, giải thoát người phụ nử khỏi cảnh áp bức tủi cực của kiếp làm dâu con thời phong kiến.

Theo tiến trình thay đổi của đời sống Xã hội, từ thời cha mẹ đến con cái đã có những tương đồng và dị biệt, từ đời ông bà đến thế hệ cháu nội ngoại, sự dị biệt lại còn chồng chất nhiều hơn. Vậy mà ba thế hệ nầy có nhiều lúc vẫn phải sống chung trong một gia đình với các lớp tuổi 60-40-20, theo phong tục tập quán của người Á Đông, như thế tránh sao khỏi những va chạm, bất đồng quan điểm.

Ta hãy nghe sơ lược vài điểm đối chọi nhau giữa hai nếp sống Việt- Mỹ khác biệt, mà giáo sư Trần Văn Điền nêu lên trong cuốn "Định Nghĩa Cuộc Đời":

- Ở Việt Nam: trước học lễ, sau học văn.

- Ở Mỹ: Trước sau cùng chỉ có văn, lễ văng mất rồi.

- Ở Việt Nam: Con cái đi thưa về trình.

- Ở Mỹ: Cha mẹ đi về một mình, con đâu"

- Ở Việt Nam: Con mời cha mẹ dùng bữa.

- Ở Mỹ: Cha mẹ, giờ ăn tựa cửa chờ con.

- Ở Việt Nam: Trẻ cậy cha, già cậy con.

- Ở Mỹ: Trẻ cậy cha, già cậy chú Sam.

- Ở Việt Nam: Bà con xa không bằng láng giềng gần.

- Ở Mỹ: Láng giềng gần còn thua bà con xa.

Lễ nghĩa là thuần phong mỹ tục, tại sao lớp trẻ không duy trì"

Lời dạy: "Kính già thương trẻ" vẫn là khuôn vàng thước ngọc giữ cho xã hội có được kỷ cương và đạo đức. Tuy nhiên, những thủ tục như mê tín dị đoan, thuyết "tam cang, tam tùng" của Khổng Tử đã lạc hậu lỗi thời phải thay.

Mỗi khi cần nhận xét một việc, nên đặt mình vào không gian và thời gian diễn ra, thì lời phê bình mới được khách quan. Chẳng hạn, nếu đứng vào tuổi thanh niên thời nay, đọc lại thơ truyện "Lục Vân Tiên" của cụ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn Vân Tiên cản ngăn không cho Nguyệt Nga vén rèm kiệu bước ra tạ ơn cứu nạn:

- ...." Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai."

Tuổi trẻ không khỏi ôm bụng cười lăn, nhưng vào thời đó, "Thuyết nam nữ thọ thọ bất tương thân" là biểu hiện của con nhà nho giáo đáng quý trọng.

Nếu Khổng Tử sống lại tại Mỹ mà nghe hai cô giáo ở Los Angeles (Cô Tracy Niederkirk và Karen De Frio, đều 26 tuổi, dạy học lớp 8) tự cởi hết áo quần, chỉ cho học trò xem đường nét trên cơ thể các cô trong giờ dạy môn giải phẫu, thì chắc Ngài phải kêu thét lên về quan niệm giáo dục mới lạ nầy.

Nhân sinh quan Á đông thưở trước là "Đại gia đình" ông bà cha mẹ con cháu chung sống, là "nhứt con nhì của", tiệc giỗ ngày chết chớ không có sinh nhựt. Trái lại, quan niệm ngày xưa, nhứt là tại Âu Mỹ tự do cá nhân hưởng thụ, "tiểu gia đình" vợ chồng sống riêng, "nhứt của nhì con", làm tiệc sinh nhật chớ không quan trọng cúng giỗ ngày chết.

Nhìn chung, sống theo "Đại gia đình" vẫn còn thích hợp và tiện lợi với người Á Đông có đạo nghĩa vị tha.

Sống chung lúc còn nghèo khó, thất nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân lực, tiền bạc vật chất. Người chưa có việc hoặc bị lay-off sẽ cáng đáng mọi việc nhà thì người có việc sẽ vui khỏe làm thêm giờ over-time. Cuộc sống đùm bọc tương trợ vui vẻ sẽ ấm tình người, tình gia đình. Chỉ một người nấu cháo thì buổi tối cuối tuần, gia đình ngồi ăn trò chuyện tâm tình học hỏi lẩn nhau, sẽ thấy nhiều lợi ích và tiền bạc dễ dư thừa. Con cháu được phép tranh luận với cha mẹ ông bà, nhưng cách nói phải ôn tồn lễ độ và nhường người lớn tuổi nói trước, lắng nghe suy gẫm chỗ đúng sai cho thật chính chắn. Khi đã biết thương nhau thì sự săn sóc nhường nhịn lẫn nhau sẽ thoãi mái hạnh phúc trong nghĩa tình. "Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người" vẫn là lời dạy quý giá trong xã hội tốt.

Trái lại, nếu con cháu bướng bỉnh hỗn láo, chỉ biết đua đòi hưởng thụ ích kỷ và lười biếng. Cũng nên cho chúng tách riêng ra đời để biết tự lo, cha mẹ có thể để tâm khuyên bảo chỉ dạy khi cần. Như thế đỡ phải buồn bực khó chịu thường xuyên trong "Đại gia đình".

Xưa nay mấy đứa vô nghì.
Dẫu cho có sống, làm gì nên thân"

Hạnh phúc là sự dung hòa để mọi người cùng hưởng tình thân ái tương trợ vị tha.

Sacramento, California
Hoành Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Tôi tên là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Mùa Vu Lan đã chính thức bắt đầu, mời đọc một bài viết sống động và xúc động về Mẹ. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Là một sĩ quan VNCH từng du học Mỹ và về nước làm chiến binh, sau 1975, ông biết nhà tù cộng sản,
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalọ NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong...
Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết.
Tác giả họ Trần, trước 1975 là công chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện hưu trí tại Westminster.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ”
Nhạc sĩ Cung Tiến