Hôm nay,  

Dung Hòa Ba Thế Hệ

05/01/200100:00:00(Xem: 175942)
Bài tham dự số 141\VB1011A

Từ khoảng nửa thế kỷ trước đây, tiểu thuyết "Đoạn Tuyệt" của nhà văn Nhất Linh đã gây ra một cuộc cách mạng trong gia đình, nói lên sự xung đột giữa hai thế hệ cũ và mới, giải thoát người phụ nử khỏi cảnh áp bức tủi cực của kiếp làm dâu con thời phong kiến.

Theo tiến trình thay đổi của đời sống Xã hội, từ thời cha mẹ đến con cái đã có những tương đồng và dị biệt, từ đời ông bà đến thế hệ cháu nội ngoại, sự dị biệt lại còn chồng chất nhiều hơn. Vậy mà ba thế hệ nầy có nhiều lúc vẫn phải sống chung trong một gia đình với các lớp tuổi 60-40-20, theo phong tục tập quán của người Á Đông, như thế tránh sao khỏi những va chạm, bất đồng quan điểm.

Ta hãy nghe sơ lược vài điểm đối chọi nhau giữa hai nếp sống Việt- Mỹ khác biệt, mà giáo sư Trần Văn Điền nêu lên trong cuốn "Định Nghĩa Cuộc Đời":

- Ở Việt Nam: trước học lễ, sau học văn.

- Ở Mỹ: Trước sau cùng chỉ có văn, lễ văng mất rồi.

- Ở Việt Nam: Con cái đi thưa về trình.

- Ở Mỹ: Cha mẹ đi về một mình, con đâu"

- Ở Việt Nam: Con mời cha mẹ dùng bữa.

- Ở Mỹ: Cha mẹ, giờ ăn tựa cửa chờ con.

- Ở Việt Nam: Trẻ cậy cha, già cậy con.

- Ở Mỹ: Trẻ cậy cha, già cậy chú Sam.

- Ở Việt Nam: Bà con xa không bằng láng giềng gần.

- Ở Mỹ: Láng giềng gần còn thua bà con xa.

Lễ nghĩa là thuần phong mỹ tục, tại sao lớp trẻ không duy trì"

Lời dạy: "Kính già thương trẻ" vẫn là khuôn vàng thước ngọc giữ cho xã hội có được kỷ cương và đạo đức. Tuy nhiên, những thủ tục như mê tín dị đoan, thuyết "tam cang, tam tùng" của Khổng Tử đã lạc hậu lỗi thời phải thay.

Mỗi khi cần nhận xét một việc, nên đặt mình vào không gian và thời gian diễn ra, thì lời phê bình mới được khách quan. Chẳng hạn, nếu đứng vào tuổi thanh niên thời nay, đọc lại thơ truyện "Lục Vân Tiên" của cụ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn Vân Tiên cản ngăn không cho Nguyệt Nga vén rèm kiệu bước ra tạ ơn cứu nạn:

- ...." Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai."

Tuổi trẻ không khỏi ôm bụng cười lăn, nhưng vào thời đó, "Thuyết nam nữ thọ thọ bất tương thân" là biểu hiện của con nhà nho giáo đáng quý trọng.

Nếu Khổng Tử sống lại tại Mỹ mà nghe hai cô giáo ở Los Angeles (Cô Tracy Niederkirk và Karen De Frio, đều 26 tuổi, dạy học lớp 8) tự cởi hết áo quần, chỉ cho học trò xem đường nét trên cơ thể các cô trong giờ dạy môn giải phẫu, thì chắc Ngài phải kêu thét lên về quan niệm giáo dục mới lạ nầy.

Nhân sinh quan Á đông thưở trước là "Đại gia đình" ông bà cha mẹ con cháu chung sống, là "nhứt con nhì của", tiệc giỗ ngày chết chớ không có sinh nhựt. Trái lại, quan niệm ngày xưa, nhứt là tại Âu Mỹ tự do cá nhân hưởng thụ, "tiểu gia đình" vợ chồng sống riêng, "nhứt của nhì con", làm tiệc sinh nhật chớ không quan trọng cúng giỗ ngày chết.

Nhìn chung, sống theo "Đại gia đình" vẫn còn thích hợp và tiện lợi với người Á Đông có đạo nghĩa vị tha.

Sống chung lúc còn nghèo khó, thất nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân lực, tiền bạc vật chất. Người chưa có việc hoặc bị lay-off sẽ cáng đáng mọi việc nhà thì người có việc sẽ vui khỏe làm thêm giờ over-time. Cuộc sống đùm bọc tương trợ vui vẻ sẽ ấm tình người, tình gia đình. Chỉ một người nấu cháo thì buổi tối cuối tuần, gia đình ngồi ăn trò chuyện tâm tình học hỏi lẩn nhau, sẽ thấy nhiều lợi ích và tiền bạc dễ dư thừa. Con cháu được phép tranh luận với cha mẹ ông bà, nhưng cách nói phải ôn tồn lễ độ và nhường người lớn tuổi nói trước, lắng nghe suy gẫm chỗ đúng sai cho thật chính chắn. Khi đã biết thương nhau thì sự săn sóc nhường nhịn lẫn nhau sẽ thoãi mái hạnh phúc trong nghĩa tình. "Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người" vẫn là lời dạy quý giá trong xã hội tốt.

Trái lại, nếu con cháu bướng bỉnh hỗn láo, chỉ biết đua đòi hưởng thụ ích kỷ và lười biếng. Cũng nên cho chúng tách riêng ra đời để biết tự lo, cha mẹ có thể để tâm khuyên bảo chỉ dạy khi cần. Như thế đỡ phải buồn bực khó chịu thường xuyên trong "Đại gia đình".

Xưa nay mấy đứa vô nghì.
Dẫu cho có sống, làm gì nên thân"

Hạnh phúc là sự dung hòa để mọi người cùng hưởng tình thân ái tương trợ vị tha.

Sacramento, California
Hoành Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến