Hôm nay,  

Nước Mỹ Niềm Tin Và Hy-vọng

13/11/200200:00:00(Xem: 177448)
Người viết: Nguyễn Văn Cát

Bài tham dự số 37\VBST

Tác giả Nguyễn Văn Cát sanh năm 11.11.1945 tại Cần Thơ (Hậu Giang).
Trước năm 1975 là nhân viên lực-lượng CSQG Tỉnh Phong-Dinh thuộc thuộc nha CSQG vùng 4.
Hiện cư ngụ tại San Jose.


Gia đình tôi gồm 4 người, hai vợ chồng cùng hai đứa con trai, sang Mỹ năm 1992 theo diện ODP. Chúng tôi chánh thức đặt chân tới đất Mỹ tại sân bay đảo "Guam" rồi Hawaii, San Francisco, và định cư tại San Jose cho đến nay do người em bên vợ bảo lãnh, vì trước đây muốn vào California phải có thân nhân bão lãnh.

Khi đến San Jose người em đón chúng tôi về nhà đãi một bữa bún riêu rồi chở thẳng gia đình tôi đến căn nhà mướn sẳn. Nhà nằm trên đường Senter cạnh khu vườn Nhật. Căn townhouse 2 phòng ngủ. Nhà không có giường ghế. Tối đến, gia đình chúng tôi tạm ngủ dưới thảm. Độ 3, 4 ngày sau hội từ thiện mới đem đến cho 2 cái giường cũ và 1 cái bàn ăn.

Trời vừa tối, trên đường quanh nhà, tôi thấy sao mà lạ thường. Người trên vỉa hè quá đông. Trai có, gái có xe cộ tấp-nập, nhạc hát vang trời. Sau cả đêm không ngủ, mới biết ra đây là điểm mua bán ma túy và hút xách.

Tờ mờ sáng bà chủ nhà người Việt đến hỏi thăm,an ủi "Ởû đây ồn ào về đêm lắm, tụi nó làm gì thì làm, mình ở thì đừng có sợ."

Ở mới 3 tháng, bà chủ nhà đã tìm cách lấy nhà lại cho người khác có chương trình housing mướn giá cao hơn. Bà ta lấy luôn $300 tiền cọc (deposit) nói là ở làm hư nhà. Hỏi ra mới biết, bà ta chuyên cư xử kiểu này với người mới qua Mỹ.

Chân ướt chân ráo gia đình tôi dọn qua đường Mc Creery Ave (sau lưng chợ Đồng Xuân) tưởng đâu an thân nào ngờ nơi đây chợ ma túy còn gấp trăm lần bên vườn Nhật. Hàng đêm trực thăng cảnh sát giọi đèn pha truy lùng tội phạm sáng cả cả khu xóm. Thôi đành phớt lờ cho thời gian đưa đẩy.

Khi đến Mỹ tôi có suy nghĩ phải làm gì" Tiền trợ cấp gia đình 4 người lãnh $725, tiền nhà $650, chi trả điện, phone là hết, còn tiền food stamps ăn không đủ trong tháng. Để có cuộc sống cơ bản lâu dài về sau, nghĩ về tài mình thì dốt đặc. Muốn làm lấy mà sống chỉ còn cách học nghề.

Nghe chuyện tôi cho vợ đi học nghề hair-nails, đứa em bà con ghét ra mặt và chưởi thề: "Mẹ, mới sang không lo đi cày mà lo đi học nghề."

Thế là tôi đi học lái xe, vợ tôi bắt đầu đi học nghề. Từ nhà đến trường đi bằng xe bus rất xa, vợ tôi lạc đường phải đi tới lui hai ba lần. Có lần xe bus tới chỗ xuống, vợ tôi nói với tài xế người Mỹ "Tui down." Vây mà tài xế cũng biết và ngừng xe. Mùa đông lạnh, mưa làm ướt cả sách-vở. Cả ngày, chỉ mang theo mì gói để ăn mà học.

Sau 1 năm đi học nghề, vợ tôi ra trường thi đậu thực hành, rớt lý thuyết (English). Vì có chút nghề ở Việt Nam, vợ tôi xin làm thợ phụ trong tiệm tóc. Mỗi lần thấy có ông khách Mỹ tới là bà phải trốn vào restrooms, sợ ông ta là người của state board đến kiểm tra. Hành nghề không có bằng (license) sẽ bị phạt tiền và bị cấm không cho đi thi luôn.

Cứ vậy, vợï tôi tiếp tục thi lần thứ 6 mới đậu phần lý thuyết. Lớp thi cả 30, 40 người chỉ đậu 5 người. Khi được kêu tên đậu, bả vừa khóc vừa đi lên nhận mảnh bằng (license).

Có được mảnh bằng hành nghề, vợ tôi đi làm kiếm được chút ít tiền, tạo điều kiện cho tôi và 2 đứa con tiếp bước đi học nghề hair-nail.

Mỗi sáng chiếc xe cũ kỹ của tôi chở 2 con đi học, chở vợ tôi đi làm, xong tôi vào trường học nghề. Chiều chiều đến rước vợ cùng vào học ESL. Về tới nhà ăn uống đã 11 giờ đêm, tuy có mệt nhọc nhưng cả gia đình vui vẻ vì đã làm đúng được dự tính.

Thêm 1 năm sau, tôi và 2 con đều lần lượt thi đậu bằng hair-nail. Cả gia đình đi làm có tiền. Tiện tặn, dành dụm, dần-dà cũng có cơ sở làm ăn vào năm 1996, rồi mua được căn nhà khá xinh đẹp để ở, mở thêm cơ-sở hair-nail tại nha,ø tạo điều kiện cho 2 con vừa đi học vừa làm.

Ngày nay, gia đình tôi mọi việc đã nề nếp, ổn định. Chúng tôi không bao giờ quên ơn nhân dân Mỹ đi làm đóng thuế để gia đình tôi được trợ cấp ăn, ở, học hành mới có ngày nay.

Đến Mỹ năm 1992, chỉ sau 6 năm, tôi và gia đình đã có thể về quê tôi ở Cần thơ năm 1998 thăm lại thân nhân.

Về quê được ít ngày, tôi có tổ chức tiệc khá lớn để thiết đãi bà con chòm xóm. Tôi cũng mời một số cán bộ địa phương đến chung vui. Trong bữa tiệc, bà con và cán bộ hỏi tôi đủ thứ về nước Mỹ, gom lại như sau:

Câu hỏi 1: Nghe nói đời sống nước Mỹ người ta Tự-do lắm phải không"

Tôi trả lời: Đúng. Nước Mỹ mọi người sống rất Tự Do,. Điển hình người dân có quyền giữ súng trong nhà để tự vệ. Đi lại không cần trình-cớ ông làng, ông xã nào hết. Chẳng bù với Việt Nam mình đến bây giờ vẫn còn cảnh đi phải thưa, về phải trình.

Câu hỏi 2: Nghe nói đời sống người dân Mỹ sung sướng lắm phải không"

Tôi trả lời: Đúng. Có thể nói đời sống của người dân nước Mỹ cao nhứt thế giới.

Câu hỏi 3: Nghe nói nước Mỹ giàu lắm phải không"

Tôi trả lời: Đúng. Nước Mỹ rất giàu về kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Người dân Mỹ có thu nhập rất cao.

San Jose, ngày 27-5-2000
NGUYỄN VĂN CÁT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến