Hôm nay,  

Chuyện Trước Giờ Vượt Biên

05/01/200100:00:00(Xem: 305011)
Bài tham dự số 138/VB1007

Tác giả 61 tuổi, trước 1975, là giáo sư Trung học Nguyên Hiệu Trưởng trường Trung học Lê Văn Duyệt. Quãng Ngãi, Quân nhân VNCH. Nghề nghiệp hiện tại: Senior Computer Specialist III (Metrum-Datatape INC. A Sypris Co.). Ông đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo nhiều bài viết rất sinh động, về nhiều công việc ông đã vui vẻ trải qua tại Hoa Kỳ. Bài viết lần này của ông mang tên "Ông Housekeeping", được đăng làm 2 kỳ. Kỳ đầu là "Chuyện Trước Giờ Vượt Biên", tựa đề do Việt Báo.


Hiền gọi với lên gác giọng khẩn trương, nhỏ vừa đủ nghe:

- Anh xuống nhanh lên đi cho kịp giờ.

Tôi đang loay hoay nơi góc phòng căn gác ở nhà tôi, cố tìm trong đống giấy bỏ lẫn lộn cùng những quần áo cũ đã rách, sách vở, đồ chơi trẻ em v.v... một vật mà tôi cho là rất quan trọng nếu thoát được ra nước ngoài, tôi có thể dùng nó để chứng minh quá trình học vấn của mình mà kiếm một việc làm nuôi sống gia đình. Đó là hai mảnh bằng, ai đã gấp làm hai xếp nằm trong quyển tự điển Anh Việt của Giáo sư Nguyễn văn Khôn, tiện tay tôi lượm bao plastic cạnh đó bỏ vào và cẩn trọng cất ở túi áo trên, gài nút lại.

- Xong rồi, anh xuống đây.

Tôi lẹ làng bước xuống và đã thấy lũ trẻ mỗi đứa một cái xách nhỏ mang gọn gàng trên vai, chỉ có Út mới hơn một tuổi thì Hiền ôm vào lòng. Tôi thấy nét mặt nàng tỏ ra rất nghiêm trọng khi đang cúi xuống dặn dò gì với chúng.

Đêm qua, tôi mới lẻn về nhà và nằm dí trên căn gác cho đến giờ nầy. Chúng tôi thành hôn đã mười năm mà giờ tôi mới nhận ra vợ tôi là một người đàn bà đảm đang và khéo xoay xở, mọi việc thu vén gọn gàng, trong khi ông chồng lẩn trốn ở đâu.

Trước năm 1975 nàng là cô giáo, chỉ biết đi dạy học, khi về nhà đã có người làm giúp lo đủ thứ. Cộng Sản vào đã đánh thức cái bản năng sinh tồn của mọi người; hiền lành, nhẹ nhàng, ít nói, thật thà như vợ tôi mà bây giờ cũng năng động, nhậm lẹ và nhiều mưu trí. Nàng tổ chức vượt biên, tài công thì đã có chú em bà con cô lo rồi. Mọi việc đã thu xếp đâu vào đó, gọn gàng, kín đáo.

Chúng tôi đã mật hẹn với nhau, nàng nhắn tin khẩn cấp để tôi rời nơi ẩn trốn về cùng đi đêm nay. Hiền đã áp dụng cái câu mà mỗi lần về phép khi còn ở trong quân ngũ, tôi thường nói với nàng. Đối với Cộng Sản Việt Nam ta phải luôn luôn mặc áo giấy. "Đi với ma mặc áo giấy" mà.

Khi nghe ông Dương Văn Minh ra lệnh toàn quân buông súng đầu hàng giặc, tôi nói với những anh em còn lại với tôi là ai về nhà nấy, ai muốn đi đâu thì đi, chúng ta tan hàng. Riêng phần tôi, vì không có cái "dũng" của những chiến sĩ, anh hùng QLVNCH khác kéo nhau vào mật khu để tiếp tục chiến đấu hay tự sát, tôi không về hẳn nhà mà tạt qua nhà em gái thân tín của tôi ở một quận ven biển nhờ nhắn khẩn cấp với Hiền là tôi còn sống và chưa chắc chắn ở đâu, khi nào có nơi ẩn náu, tôi sẽ nhắn tin về.

Sau đó, tôi liền tìm cách về hẳn quê ngoại tôi ở một tỉnh nhỏ ngoài Trung. Trước khi gia nhập quân đội, tôi đã dạy học ở đây, cậu, dì và các anh chị em bà con rất quí tôi và thường hãnh diện với làng nước là có thằng cháu, người anh em còn nhỏ tuổi mà đã đỗ đạt làm thầy giáo. Có một điều rất may là trước khi tòng quân, tôi đã được đổi đi dạy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên mọi người ở đây, kể cả những học sinh cũ còn tưởng rằng tôi vẫn là ông thầy giáo hiền lành, vô tội vạ năm nào, nhưng họ đâu có ngờ thầy Thời "chân chỉ hạt bột", chất phác, ít nói năm xưa đó, nay thương tích đầy mình và đã từng cầm súng đánh đấm với tụi Cộng Sản chính quy Bắc việt ra điều lắm, còn được gắn Anh dũng Bột tinh, Chiến thương bội tinh nữa.

Để sinh sống qua ngày và che mắt bọn cán bộ địa phương, cậu tôi xin cho tôi một chân lơ xe đò, chủ là người bạn thân của cậu, chạy tuyến đường địa phương trong tỉnh. Suốt ngày tôi đu sau xe, nhảy lên, bước xuống chất hàng, giở hàng, bồng giúp các trẻ em, dẫn dắt các cụ già chậm bước, có lần tôi bế hẳn một người cụt cả hai chân lên xe. Công việc tôi làm hàng ngày nhanh nhẹn, nhậm lẹ và có hiệu quả tốt nên anh Tư tài xế rất thích và ông chủ xe hài lòng nên để ý nâng đỡ. Một hôm, ông chủ bảo:

- Cháu Thời, hôm nào thằng Tư bận việc nhà hay đi phép, nhức đầu, cảm cúm gì đó, thì cháu thay nó lái xe nhé!

Tôi nhớ rất rõ, hôm đó tôi sắp sửa cho xe rời bến thì có chuyện lộn xộn, cãi vã xảy ra giữa hành khách và Chú Chín (lơ xe tạm thay tôi), người hành khách khiếu nại là lơ xe không đồng ý cho cô ấy chất thêm hai giỏ gà vịt lên mui nữa vịn cớ hết chỗ, phải bỏ lại. Tôi quay đầu định hỏi có chuyện gì, thì thấy từ đàng sau xe một người đàn bà chừng hơn 30, tay trái cầm cái đòn gánh, mặt mày đỏ gay trông vẻ giận dữ, hầm hầm, xông xáo đi ngược lên đầu xe, tới gần chỗ tài xế hất hàm lên định nói với tôi điều gì, nhưng bỗng nhiên khựng lại, nét mặt dịu xuống, đổi hẳn thái độ và ngập ngừng hỏi:

- Chào bác tài, xin lỗi, có... có phải bác là Thầy Thời không"

Tôi chưa nhận ra là ai và chưa kịp trả lời, thì cô ấy tiếp:

- Kính thầy, em là Nguyệt đây, lớp Nhị B 3 mà thầy là giáo sư dạy toán và cố vấn đấy, thầy không nhận ra em sao, bây giờ thầy chạy xe nầy hả" Sao thầy không đi dạy học nữa"

Đã hơn mười năm rồi không gặp Nguyệt từ ngày tôi đổi đến một trường khác và sau đó vào quân đội, nhưng khi vừa thoáng thấy Nguyệt với đôi mắt sáng quắc và cái trán cao ấy, tôi nhớ ra là mình đã gặp người nầy ở đâu rồi, lại thêm nghe giọng của cô ấy hỏi, tôi nhận ra ngay cô học trò học giỏi nhất lớp của tôi ngày nào, thường có ý kiến và thích tình nguyện lên bảng đen thay tôi giải những bài toán trong những giờ sửa bài tập ở lớp. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy cả một tương lai thật sáng lạng ở cô nữ sinh nầy bây giờ tôi thoáng nghĩ và tự hỏi sao giờ cô ấy đi buôn gà vịt nhỉ" Đúng là Cộng Sản vào mọi sự đã đổi thay, những mầm non đầy sinh lực của dân tộc, những hạt giống thật tốt của Tổ Quốc bị chôn vùi nơi mãnh đất cằn cỗi cộng sản một cách oan uổng vô cùng!

Tôi thật bối rối và lúng túng nhưng cố giữ bình tĩnh, chậm rãi trả lời, giọng trầm hẳn xuống, cảm động:

- Tôi nhớ ra rồi, và tiếp Làm tài xế lương kiếm khá hơn Nguyệt ạ! À, mà sao em phải...tôi bỏ từng câu định hỏi.

Trong ánh mắt của Nguyệt, tôi thấy có gì tiếc nuối xa xôi, thương xót, nàng nhìn ra chỗ khác, nước mắt lưng tròng, hình như cố định nói gì với tôi nữa, nhưng lại thôi, cô nhìn quanh rồi ấp úng hỏi:

- Thầy và gia đình vẫn khỏe thường chứ"

Tôi gật đầu và chúng tôi im lặng. Tối hôm đó khi đạp xe trở về nhà cậu tôi, tôi cảm thấy lo lắm và cứ nghĩ Nguyệt đã nhận ra tôi thì những quen biết cũ hoặc học sinh cũ cũng nhận ra tôi vậy, nếu thế thì tụi công an sẽ để ý và câu chuyện tôi trốn ra đây không đi trình diện "học tập cải tạo" mà cái gọi là ủy ban quân quản kêu ra rả hàng ngày trên đài phát thanh và truyền hình ở Sàigòn và các địa phương, trước sau gì cũng bể.

Suốt đêm hôm đó tôi không thể nào yên giấc, tôi đang suy tính có nên nhờ anh Tư nói với bác Hai cho tôi nghỉ việc hay bỏ chuồn đi nơi khác ngay thì như một phép lạ: Sáng hôm sau, tôi nhận được tin Hiền nhắn ra khẩn cấp "Hãy về gấp". Đó là một hiệu giờ N đã điểm và sẳn sàng lên đường vượt biên, chúng tôi sẽ tìm cái sống trong cái chết chứ không thể nào sống chung với bọn quỷ Đỏ được. Bao gian khổ, lẩn tránh, những ai đã từng vượt biên đều hiểu rõ những gì mình đã trải qua khi đến được bến bờ tự do.

NGUYỄN HỮU THỜI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,184,618
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.