Hôm nay,  

Thực Trạng Không Thể Không Chấp Nhận

05/01/200100:00:00(Xem: 210688)
Tôi còn nhớ trước ngày lên đường đi Mỹ, theo lời đề nghị của bà vợ, tôi đã dành ra mấy ngày đi chào từ giã họ hàng và bạn bè thân quen để gọi là "cho phải phép"ø.

Trên đường đến nhà một người bạn, tôi gặp một bà cùng xóm. Chúng tôi biết nhau nhưng không thân. Dù vậy vừa nhìn thấy tôi, bà đã cười cười nói nói "Sắp được lên thiên đàng rồi phải không" Sướng nhá!" Tôi cám ơn bà, nói vài câu xã giao rồi chúc bà ở lại mạnh giỏi.

Đời sống tại Việt Nam quá cực khổ cho nên ai cũng ao ước một cuộc sống ở Mỹ, người ta coi đi Mỹ như là được lên thiên đàng. Nhưng trong cái thiên đàng ấy không phải là không có "những điều trông thấy mà đau đớn lòng".

Khi còn ở Việt Nam, tôi được đọc "ké" một lá thư từ Mỹ gửi về. Lá thư này do một người hãy còn chân ướt chân ráo trên đất Mỹ gửi về cho bạn bè ở Việt Nam. Lá thư kể lại câu chuyện không mấy vui cho những người sắp đi Mỹ mà người kể bảo đảm có thật một trăm phần trăm.

Tác giả lá thư kể rằng trong những ngày đầu ở Mỹ, anh được đưa về ở tạm nhà người bạn và cũng là "sponsor" của gia đình anh. Vì lâu ngày mới gặp nhau, anh và chủ nhà thường ngồi nói chuyện đến rất khuya. Đêm đó họ ngồi nói chuyện với nhau đến gần 2 giờ sáng. Khi họ chuẩn bị đi ngủ thì cô con gái của chủ nhà đi chơi cũng vừa về tới. Cha cô gái mắng con về cái tật hay đi chơi khuya. Cô con gái cãi lại. Hai cha con lời qua tiếng lại một chặp thì không nhịn được nữa, người cha đánh cô con gái một bạt tay. Không hiểu vì bị đánh đau hay vì cảm thấy bị"mất mặt", cô con gái khóc bù lu bù loa rồi lập tức bốc điện thoại gọi cảnh sát.

Chỉ một chặp sau cảnh sát đã xuất hiện trong lúc không khí trong nhà vẫn còn căng thẳng. Nhân viên cảnh sát đòi còng tay người cha về tội hành hung con gái. Cũng may cô chị nhanh trí đã đứng ra nhận với cảnh sát là chính cô ta đã xô xát với người em và vì không được cha bênh vực, em cô đã tức giận mà đổ thừa cho cha cô. Nhờ vậy mà người cha đã không bị còng tay dẫn đi.

Ít lâu sau khi tới Mỹ, tôi thường liên lạc với những người cùng cảnh ngộ. Nói rõ hơn là những người cũng mới đến lập nghiệp tại Mỹ như tôi. Mục đích là hỏi thăm sinh hoạt của họ ra sao để rút kinh nghiệm cho chính mình.

Có lần tôi điện thoại cho một người bạn đến Mỹ trước tôi khoảng 2 năm, đang sống ở một tiểu bang miền Nam. Vợ anh bắt điện thoại vì hôm đó anh đi làm over time. Sau vài câu thăm hỏi xã giao, tôi hỏi thăm tình hình gia đình anh chị về công ăn việc làm, về việc học hành của các cháu, việc thích nghi với cuộc sống mới. Bỗng tôi khựng lại vì tôi nghe giọng nói nghẹn ngào của chị ở đầu dây phía bên kia, tiếp theo là tiếng khóc nức nở của chị.

Tôi đoán là gia đình anh chị đang có chuyện gì lủng củng đây nhưng không dám hỏi thêm. Tôi cũng cảm thấy áy náy vì đã điện thoại không phải lúc. Chờ cho đến khi tiếng khóc vừa dứt, tôi vội xin lỗi và tìm cách cúp máy bằng lời hứa sẽ gọi lại để nói chuyện với anh sau. Tôi chỉ nói vậy cho qua chuyện chứ sau đó tôi chẳng hề gọi lại.

Khỏang hai tuần lễ sau tôi nhận được thư của anh bạn. Tôi tin rằng chị bạn đã thuật lại cho chồng nghe việc chị khóc tức tưởi như thế nào khi nói chuyện với tôi. Cũng có lẽ vì vậy mà anh đã viết thư cho tôi. Thư anh viết khá dài nhưng tôi chỉ chú ý đến mấy đoạn và đọc đi đọc lại những đoạn đó.

... Thằng lớn nhất đã theo bạn bè bỏ đi bang khác, thỉnh thoảng mới gọi về nhà, nói năm ba câu rồi cúp điện thoại nên tôi cũng chẳng biết hiện nó làm gì và sống ra sao. Thằng kế nó lúc mới qua Mỹ học hành khá, tháng nào cũng được khen; bây giờ theo chúng bạn xấu, ham chơi hơn ham học. Đứa con gái đã nghỉ học để đi làm. Tối nào nó cũng đi chơi tới khuya mới về. Mẹ nó cứ phải thức chờ cho đến khi nó về mới yên tâm đi ngủ. Vợ tôi lo cho sức khỏe của nó và sợ nó bị mất việc vì sáng không dậy được, đi làm luôn trễ nải. Vậy mà nó đã không biết thương mẹ, còn cằn nhằn nói rằng thân nó thì nó lo; rằng nó có chìa khóa riêng, khi về nó tự mở cửa, cần gì mà phải chờ phải đợi. Thằng nhỏ nhất theo gương anh chị, càng ngày càng bướng bỉnh. Lúc đầu vợ chồng tôi la rầy nó còn làm thinh, bây giờ nói gì cũng cãi lại, viện cớ ở Mỹ mà.

... Nhiều lúc tôi phát khùng lên, muốn đập cho tụi nó một trận nên thân rồi ra sao thì ra. Mấy lần tôi đã bàn với vợ tôi cố gắng dành dụm một số tiền về Việt Nam sinh sống, bỏ mặc tụi nó muốn làm gì thì làm. Lần nào vợ tôi cũng khóc lóc van xin. Dáng điệu của vợ tôi những lúc đó trông thấy thật tội nghiệp.

... Tôi mà biết những đứa con của tôi thay lòng đổi dạ nhanh chóng như vậy thì đã chẳng nhọc công lo lắng để xuất ngoại làm gì. Anh cũng biết hoàn cảnh của những thằng như tụi mình, sau ngày ở tù ra chỉ còn tay trắng. Vợ chồng tôi đã phải chạy vạy khắp nơi, vay mượn tiền bạc lo giấy tờ cho gia đình đi Mỹ, cho con cái được nở mặt nở mày với người ta. Nào ngờ!

Sau một thời gian sinh sống ở Mỹ, sống trong chính cái xã hội mà người khen cũng lắm mà kẻ chê cũng nhiều. Đến nay tôi đã phần nào nhận diện được thực trạng sinh hoạt của xã hội Mỹ. Tôi cũng đã có cái nhìn khác đối với các câu chuyện kể trên.

Lúc đọc "ké" lá thư của người bạn, tôi thấy câu chuyện "ghê gớm" quá. Cô con gái này thật là quá quắt. Con mà đi gọi cảnh sát đến còng tay cha thì còn thể thống gì. Nhưng bây giờ, dù không bao giờ tán dương hành động của cô con gái, tôi đã nhìn sự việc dưới góc cạnh khác và không còn thấy sự việc đó "ghê gớm" cho lắm. Không phải vì đã quen với những chuyện tương tự trên đất Mỹ nhưng vì tôi đã hiểu biết nhiều hơn về cái xã hội mà mình đang sống.

Người Mỹ không chấp nhận chuyện cha mẹ xỉ vả hay đánh đập con cái. Xã hội Mỹ coi chuyện gọi cảnh sát khi thấy điều gì đó không được "fair" là điều bình thường. Con cái đi học trường Mỹ, tiếp xúc với người Mỹ, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Mỹ v.v. Tất nhiên chúng cũng hành động theo kiểu Mỹ.

Khi đọc lá thư của anh bạn, tôi cảm thông niềm đau xót của anh và nỗi thất vọng của một người cha trước những điều mong đợi nơi con cái. Tương tự như câu chuyện trên, lúc đó tôi gần như đồng tình với anh trong ý định trừng phạt các con của anh mà anh đã phác họa trong cơn bực tức. Nhưng bây giờ thì tôi đã nghĩ khác. Tôi cho là sai lầm nếu cha mẹ bỏ mặc con cái để cho chúng làm gì thì làm hay ra sao thì ra. Tôi nghĩ rằng con cái dù có đáng trách, cha mẹ cũng không nên quá phẫn nộ mà nên đặt mình vào hoàn cảnh của chúng, phải nghĩ điều chúng nghĩ và phải tìm hiểu thái độ của chúng bằng một tinh thần hiểu biết và công bằng.

Tôi tin rằng những câu chuyện lủng củng như trên không phải là hiếm trong các gia đình Việt Nam đang sống trên đất Mỹ. Đây có phải hoàn toàn là lỗi của con cái không" Hay đó chỉ là khủng hoảng tất nhiên của sự giao lưu giữa hai nền văn hóa khác biệt.

Khi đặt chân trên đất Mỹ, dù muốn hay không, người Việt cũng bị đặt vào một môi trường trong đó họ phải đối đầu với hai nền văn hóa với hai lối sống hoàn toàn khác biệt. Xã hội mới theo đuổi khuynh hướng tự do. Khuynh hướng này đặt quan hệ giữa cha mẹ và con cái dựa trên căn bản bình đẳng và cởi mở. Nền văn hóa Việt Nam ngược lại, dành cho cha mẹ quyền tối thượng, cha mẹ quyết định mọi việc trên con cái, "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó".

Tuổi trẻ vốn yêu thích tự do và không muốn bị gò bo,ù đã nhanh chóng thích nghi với nếp sống của xã hội mới. Trong khi đó cha mẹ vẫn hoài vọng nếp sống nề nếp tại quê hương, vẫn duy trì cách suy nghĩ xưa cũ. Chính vì vậy mà xung đột giữa cha mẹ và con cái là điều khó tránh. Xung đột đó tạo nên khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Xung đột này nếu còn nhẹ cũng làm cho con cái trở nên bướng bỉnh và khó dạy. Còn nếu trầm trọng hơn thì con cái se õra mặt chống đối cha mẹ hoặc bỏ nhà đi hoang.

Đứng trước một tình thế nan giải như vậy, thay vì phải khéo léo đưa con cái ra khỏi cơn khủng hoảng, có khi cha mẹ lại làm cho tình trạng khó giải quyết hơn. Có những người cha rất cố chấp, cứ khư khư giữ lấy những cái xưa cũ nay đã quá lỗi thời. Độc đoán, không chấp nhận ý kiến của con cái, cho dù những ý kiến đó là đúng và hợp lý. Cũng có những bà mẹ khẳng quyết rằng chỉ có con cái sai lầm chứ cha mẹ đâu có bao giờ sai lầm được!

Tuổi trẻ không thích lý lẽ trừu tượng nhưng khả năng nhận xét lại rất tinh tế. Trong khi tiếp xúc với xã hội Mỹ, chúng có dịp so sánh giữa những gì chúng thấy hoặc nghe ở trong gia đình và những gì chúng chứng kiến hàng ngày ngoài xã hội. Ở trường chúng được thầy cô tôn trọng. Chúng thường thấy cha mẹ người Mỹ dùng những tiếng rất lịch sự như "please" và "thanhks" để nói với con cái. Khi về nhà chúng nghe toàn những tiếng không êm tai thì làm sao chúng không suy nghĩ, làm sao chúng không tự đặt câu hỏi . Và đó là lý do tại sao chúng trở nên bướng bỉnh và khó dạy.

Tục ngữ có câu "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Muốn tồn tại trong một xã hội không thể không thay đổi để hòa nhập vào xã hội đó. Dĩ nhiên hội nhập không có nghĩa là phải bỏ hẳn tất cả những gì thuộc về mình và nhắm mắt theo người. Cái khó khăn là cha mẹ phải có đủ bản lãnh và uy tín để thuyết phục con cái cần phải theo người cái gì và cần phải giữ lại cái gì. Cha mẹ cần khuyến khích con cái giữ lại những nét hay đẹp của văn hóa Việt Nam nhưng chính cha mẹ cũng phải bắt chước cái hay của xã hội mới. Người Mỹ thường xin lỗi con cái khi có điều gì sai lầm. Tại sao cha mẹ Việt Nam lại không làm được điều đó để tạo sự kính phục đối với con cái"

Dù không phải là thiên đàng, nước Mỹ cũng là nơi sinh sống mà hàng triệu người Việt Nam cũng như dân chúng trên khắp thế giới mơ ước. Xã hội nào mà chẳng có cái hay cái dở. Cha mẹ cần nhận rõ điều đó và cũng cần đổi mới chính mình nghĩa là học cái hay bỏ cái dở trước khi có thể chỉ dạy cho con cái. Ngoài ra còn cần phải tế nhị, rất khéo léo và vô cùng kiên nhẫn thì việc hướng dẫn cho con cái mới có kết quả. Cha mẹ không nên nhu nhược quá nhưng cũng nên chấp nhận những thực trạng không thể không chấp nhận.

Trên đây chỉ là những ý kiến thô thiển của tôi. Ước mong quí vị phụ huynh góp thêm ý kiến hầu tìm ra phương cách làm giảm mối căng thẳng trong gia đình, làm cho cuộc sống trong các gia đình Việt Nam được êm đẹp và vui vẻ hơn.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến