Hôm nay,  

Chuyến Bay Cuối Cùng

13/11/200200:00:00(Xem: 151657)
Người viết: LÊ MẠNH CÁT

Bài tham dự số 36\VBST

Tên Thật LÊ MẠNH CÁT, 48 tuổi. Cựu phi công tác chiến. Đi năm 75 với trọn gia đình. Hiện làm thợ hàn tại Rockwell.


Ba mươi tháng Tư Bảy nhăm. Lúc chín giờ hai mươi bảy phút, tôi lên trực thăng thực hiện phi vụ cuối cùng. Không để giết giặc, mà để đưa trọn gia đình ra hạm đội Hoa Kỳ. Trước đó nữa, tôi cũng thực hiện hai phi vụ tương tự: đưa gia đình một ông tướng chỉ huy di tản. Tôi gọi nó là "chuyến bay cuối cùng", vì chiếc trực thăng đã bị xô xuống biển, và tôi cũng chẳng còn sứ mạng gì trong chiến tranh. Nó đã kết thúc thật khôi hài, tức tưởi, như một màn hài kịch.

Ăn qua loa vài thứ của Mẹ cho, tôi nằm vật ra trên boong tàu, thì chợt từ máy Radio, đài VOA phát đi trong giờ tin tức đọc chậm: "Đại sứ Martin, người Mỹ cuối cùng, đã cuốn Quốc kỳ ra khỏi Việt Nam. Và kế như người Mỹ đã toàn thắng trong chiến tranh Đông dương."

Tôi không tin tai tôi. Trưa hôm đó, tôi nghe một lần nữa trong bản tin đọc thường, người phát ngôn lập lại mẫu tin tương tự. Tôi vẫn chưa tin.. Tối hôm đó, trong mục bình luận, người ta lại mổ xẻ, tán rộng lần nữa cái câu kỳ quái nói trên. Tóc tôi bạc thếch, tuy tuổi đời còn quá trẻ. Da tôi nhăn cằn cỗi. Mắt tôi đăm chiêu. Tôi trở thành người ít nói, và trầm tư. Tôi nghĩ đến những bạn bè kém may mắn không thoát được. Tôi thương quê hương đã rơi vào tay kẻ thù v.v... Nếu có Tổng Thống Ford xuất hiện, tôi sẽ không ngần ngại hỏi: "Bỏ chạy có cờ cả ba quân tướng sĩ thế này mà ông bảo là thắng à"" Câu hỏi chìm lắng. Nó tan đi như hạt sương. Nhưng vẫn hiễn hiện từng ngày trong tiềm thức tôi. Nó vẫn sừng sững trong tim gan tôi.

Cho đến mười năm sau...

Một hôm, tôi có dịp sang Hawaii thăm người bạn cùng khóa, hắn nói hân hoan:

"Cậu qua đây đúng lúc. Bọn Việt Cộng đang ngày một thương thảo, năn nỉ Mỹ trở lại Việt Nam với điều kiện nào cũng được. (Hắn đưa tờ báo Mỹ) Đây này, cậu đọc đi. Không phải chuyện bịa. Ngay trên đất Hawaii lãng mạn này. Thế mới lạ chứ."

Tôi đọc ngâu nghiến bản tin, cười toe toét. Ừ nhỉ, Mỹ rút khỏi Việt Nam và kể như hoàn toàn thắng trận. Câu nói của Tổng thống Ford lại xuất hiện. Này nhé: Việt Cộng đã thua về Kinh Tế. Thắng thế nào được khi họ lấy sức người thay thế trâu bò" Về Y tế, Việt Cộng thắng thế nào được, khi chất xám đã được vét hết cho vào các trại giam, và xuất dương di tản" Y tá lên thay bác sĩ. Về giáo dục thì họ càng thua đậm. Trẻ con đi nhặt rác làm kinh tế mới, và được dạy đại loại "Đảng là đỉnh cao trí tuệ loài người v.v..

Người chị họ tôi, tháng rồi vừa viết thư xin mấy gói thuốc trụ sinh. Ông chú ruột xin mấy cái quần Jean cũ...Tôi hãnh diện về chuyện bỏ nước ra đi như một Gladiator vừa vật ngã một đối thủ. Vì ở đây, tại nước Mỹ, các em tôi đã nghiễm nhiên trở thành hai Kỹ sư, và đứa út đang học Bác sĩ sản phụ khoa.

Riêng tôi vẫn tiếp tục bay. Không phải để giết thù mà là để tải hàng ngày bốn năm chuyến cá tôm từ ngoài khơi vào bờ. Đường bay tôi thuộc lòng. Không cần tọa độ và bản đồ. Những chuyến bay như thế gợi trong tôi những hình ảnh oanh liệt các chiến trận: Ba gia Đồng ké, Hải Lăng.. Quảng Trị, Komtum, Đồng Xoài, Ba Tơ v.v..

Có lần nước mắt tôi chạy quanh. Manager hỏi. Tôi trả lời dối: "Nhớ những người tình Sài gòn." Tôi sợ hắn trả lời: "It's over". Với người Mỹ, cái gì qua đi thì họ bảo là OVER. Có thật Việt Nam đã OVER trong tôi không"

Chắc chắn là không.

Tôi vẫn còn cầm đũa ăn cơm với nước mắm. Tôi vẫn nói với Mẹ và các em bằng tiếng mẹ đẻ. Nhất là trong giấc mơ, tôi thấy toàn những con đường nên thơ Duy Tân, đường Đoát, đường Tự do, khi còn đi học, những trận đánh khốc liệt thập tử nhất sinh khi ở quân ngũ, chứ tuyệt nhiên không mơ thấy cái gì ở Mỹ. Tại sao" Chỉ có Trời biết. Sao tôi không mê Football, Basketball như mọi người mà cứ mải nghe những tình khúc Việt xa xưa" Nhất là tôi cũng chọn nghề bay" Tôi mê tiếng trực thăng. Tôi mê không gian lồng lộng...

Mẹ tôi chọn làng đánh cá Biloxi hiu hắt của tiểu bang New Orleans để tạm cư. Ở đây có những con đường mang tên Việt Nam như đường Trần Hưng Đạo, đường Bạch Đằng, đường Phan Bội Châu, đường Tự do... cho các ông các bà không đọc được tiếng Anh, trong số có Mẹ tôi. Tôi bảo:

- Cụ phải chịu khó học cho được tiếng Mỹ để giao dịch với người ta.

- Ối giời. Học với chả học. Tiếng Mỹ nghe nó tục lắm anh à. Cụ bảo.

- Tiếng Mỹ là ngôn ngữ Quốc tế, tục là thế nào"

- Đấy thôi. Khởi đầu là đông từ To Do.. "Tôi đã làm chưa" thì nó bảo "Did I do"" Đít ai nó đu thì thây kệ nó. Tôi có xem hát xiếc bao giờ mà bảo. Còn "tôi đã đánh chưa" thì nó bảo "Did I hit" Đít thì chỉ có thở ra thôi chứ làm sao mà hít được. "Tôi đã dọn nhà chưa" thì nó bảo là "Did I Move"" Nói thực với anh, mình có đạo, cứ mở mồm là tục tĩu như thế người ta cười cho. Chịu thôi, tôi không học đâu.

Tôi cố thuyết phục, cô nêu lợi ích của tiếng Anh cho cụ nghe. Nhưng cụ một mực từ chối. Cho đến một hôm hai bà sơ trên nhà thờ, cầm Thánh kinh đến nhà, thuyết cho cụ nghe bằng tiếng Anh. Cụ cười mim mím, ra cái điều có hiểu. Nhưng thực ra, cụ hoàn toàn ngô nghẽ.

Một lần khác, sở Welfare gửi giấy về để cụ điền tên tuổi lãnh tiền già. Cụ vứt thùng rác. Không nhờ đến các con. Vì đứa nào cũng khuyên cụ phải học.

Lần cuối cùng, cụ ở nhà một mình trông coi nhà cửa, và thổi cơm cho các con. Tết Nguyên Đán, cụ thổi một nồi bánh tét gần chái hiên. Sơ ý, cụ để lửa liếm hết nửa căn nhà bếp. Cụ la cầu cứu bằng tiếng Việt: "Bớ làng nước ơi, cứu tôi với, cháy nhà, cháy nhà," mà không nói được tiếng HELP. May nhờ người đi đường trông thấy, cầm vòi nước tưới hoa dập tắt, trước khi Cứu Hỏa đến.

Sau lần thất kinh đó, mẹ "hạ quyết tâm" đêm đêm, đến trường cố học dăm chữ bỏ bụng. Ban ngày, vừa thổi cơm, cụ vừa đọc rân. Một hôm đi bay về, tôi vào nhà rón rén, nghe Cụ nói lớn: "How are you" What is your name" It 's so nice to meet you. I am a Vietnamese refugee..."

Hôm ở sở Di trú, thi quốc tịch, nhân viên bảo cụ thử viết và đọc một câu tiếng Mỹ. Cụ viết liền hai câu và đọc lớn, cả phòng đều nghe: "I pray Peace for everyone" "I wish my country FREEDOM and DEMOCRACY." Cụ chỉ mong nước Việt thân yêu của tôi được TỰ DO và DÂN CHỦ.

Tự do, dân chủ chắc chắn sẽ thắng ở Việt Nam. Hỡi tập đoàn những người đang áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản trên đầu toàn dân. Hãy nhìn sự tan rã của Cộng Sản Đông Âu. Hãy nhìn sự xích lại của hai phía đối đầu Triều Tiên. Hãy nhìn cái nghèo khốn của Cuba, và hãy nhìn sự đổi màu của Trung Quốc.

Rồi hãy chờ coi "cục nước đá Việt Nam". Nó sẽ phải tan đi bởi nhiệt lượng sôi sục của toàn dân và toàn thể nhân loại.

LÊ MẠNH CÁT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,396,218
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến