Hôm nay,  

Người Tìm Tự Do Và Nữ Thần Tự Do

13/11/200200:00:00(Xem: 170058)
Người viết: tựdo
Bài tham dự số 33/VBST

Tên thật tác giả là Nguyễn văn Luận, sinh năm 1937, 63 tuổi, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass. Bút hiệu ông chọn là tựdo (chữ thường, viết liền) có lẽ để phân biệt với Tự Do viết hoa mà năm xưa người tù Hỏa Lò 17 tuổi đã nguyện "Tôi sẽ đi tìm Tự Do suốt cuộc đời này."


Gần nửa thế kỷ trước, khi Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon tới thăm Hà Nội năm 1952, một cậu học trò 15 tuổi đã được ông bắt tay, tặng một tấm post cart tượng Nữ Thần Tự Do.
Sau 1954, kẹt lại miền Bắc Cộng Sản, gia đình tan nát, bố bị đánh tư sản rồi đấu tố tới chết, vì tấm post card Nữ Thần Tự Do, cậu học trò năm xưa thành "người tù Hỏa Lò" và là tác giả bài viết này.

*********

Tôi đến New York năm 1986, vào dịp kỷ niệm 100 năm tượng thần Tự Do, uy nghi, kiêu hãnh trên hòn đảo Tự Do (Liberty Island) của nước Mỹ.

Khu Mahattan với những tòa nhà chọc trời, ngước mắt trông lên , cảm thấy mình nhỏ bé. Khách du lịch ngỡ ngàng nhìn ngó khắp nơi, thán phục nước Mỹ tự do có tượng thần Tự Do.

Theo dòng người, tôi bắt đầu từ Battery Park, quẹo vào Castle Clinton, xưa là pháo đài chống quân Anh, nay là nơi bán vé ferry (phà).

Qua cửa Castle là ra bờ biển đợi phà. Xa xa, nhìn thấy tượng thần giơ cao ngọn đuốc

Tự Do trên làn sóng nhấp nhô của Đại tây Dương bát ngát. Tượng thần Tự Do là thần tượng của di dân tứ xứ, người mất tự do trên trái đất này tìm tới nước Mỹ tị nạn. Ai cũng biết tượng thần Tự Do với tên Statue of Liberty, dễ nhớ, không dài như tên nguyên thủy là Liberty Enlighting the World.

Thời gian chờ đợi xuống phà, đây đó vài người thầm lặng suy tư. Đó là những người mới tới Mỹ. Ngồi bên gốc cây, gió hiu hiu, xào xạc lá, tôi nhìn ra đại dương bao la nhớ lại mảnh đời dĩ vãng.

Tôi lớn lên tại Hànội, được ăn học đầy đủ trước khi khôn lớn. Năm 14 tuổi, tôi học trường Văn Hóa, ngôi trường định mệnh, sát Hỏa Lò, góc phố Hàng Bông Thợ Nhuộm. Thầy dạy Anh văn, ông Nguyễn Khang, có dáng tài tử xi nê hơn là thầy giáo, ngoài dạy học còn làm ở phòng Thông tin Mỹ, phố Tràng Tiền.

Năm 1952, phó tổng thống Mỹ Richard Nixon sang thăm Hànội, đã đến thăm trường tôi do thầy Khang mời.

Ngồi bàn đầu và là học sinh giỏi, thầy bảo tôi đại diện lớp. Sau khi bắt tay trả lời ông Nixon "I am fine, thank you", thầy vui, ông Nixon hài lòng, tôi được nhận quà tặng là một post card tượng thần Tự Do. Sau này vì tấm post card , tôi bị vào xà lim số 8 Hỏa Lò Hànội, dù chẳng ai biết ông Nixon đã tặng tôi .

Tôi đã tìm dược tự do sau 28 năm đọa đày từ khi đất nước chia đôi, khi bức màn tre che kín miền Bắc, tăm tối âm u. Cha tôi làm chủ một hãng thầu tại Hảiphòng trong khi gia đình vẫn ở Hànội. Khi người lính quốc gia cuối cùng rút sang bên kia bờ Bến Hải, cha tôi và gia đình kẹt lại do không hiểu gì về cộng sản và tài sản, cơ ngơi còn đó.

Đỗ Mười về tiếp thu Hảiphòng nói rằng các nhà tư sản vẫn được làm ăn bình thường. Một tháng sau, cha tôi bị tịch thu tài sản. Trở về Hànội, trắng tay, cả nhà sống trong túp lều ở ngoại ô, cha tôi đi đánh giậm, vớt tôm tép trong các ao hồ, rau cháo nuôi vợ con.

Đấu tố, cải tạo, chửi rủa, cha tôi ngày một tiều tụy hơn những người tiều tụy bị qui là tư sản còn lại trong thành phố. Lời trăn trối khi cha tôi khi nằm xuống là "Cha đã bị lừa, con hãy tìm đường vào miền Nam tự do ".

17 tuổi tôi đi tìm tự do, bị bắt. Chiếc thuyền vượt tuyến giạt vào bờ bắc vĩ tuyến 17. Trải qua 11 trại giam, tôi bị giong về Hỏa Lò Hànội, trong xà lim số 8, mỗi xà lim giam một người. Văn nghệ sĩ Nhân văn-Giai phẩm chật cứng 4 dãy xà lim.

Biệt giam, tra hỏi, ép cung, làm sao tôi trả lời được những câu hỏi về chính trị lúc tôi còn nhỏ!

Từ trường học sang Hoả Lò, tôi chỉ còn nung nấu trong đầu hai tiếng Tự Do. Tôi sẽ đi tìm Tự Do suốt cuộc đời này! Từ đó tôi mang cái "mác": Trốn vào Nam theo địch, rồi dần dần thêm từng dòng "Âm mưu lật đổ chính quyền, phản động, làm tay sai CIA .".

Lý lịch như vậy, sống trong thời điểm khốc liệt nhất của cộng sản Việt Nam, đời tôi còn quãng dài oan nghiệt. Tôi đã lên rừng, xuống biển, sang biên giới Việt Lào, vào miền trung để vượt tuyến vào Nam. Những tháng năm tù tội làm tôi hiểu cặn kẽ về cộng sản. Điều cha tôi đau khổ nói trước khi chết "Cha đã bị lừa..." nay tôi mới hiểu hết.

Năm 1981, tôi vượt biển lần thứ hai, bằng thuyền buồm đánh cá của một gia đình nghề chài, đi từ Hảiphòng tới HongKong sau 26 ngày sóng gió. Định cư tại Mỹ năm 1982, tôi đã tìm thấy Tự Do .

Mải suy tư nên lỡ chuyến ferry, phải đợi thêm nủa giờ, chuyến tới. Tôi không bận tâm vì chờ đợi, tôi đã đợi chờ gần nửa đời người, ba mươi phút chỉ là khoảnh khắc .

Sầu tủi đã trôi đi, chỉ còn vui tươi, hạnh phúc. Tôi còn có thể đợi chờ ngày vui tươi, hạnh phúc trên quê hương không còn cộng sản .

Xuống ferry, mũi tầu chiếu thẳng Liberty Island, mươi phút, nhìn phía sau, khu Mahattan lô nhô nhà chọc trời mờ dần trong nắng chiều New York, trời xanh lơ không một bóng mây mù. Xa xa, những con tầu lướt sóng, những cánh buồm nhiều mầu sắc đu đưa khiến tôi, trong giây phút, liên tưởng đến hàng trăm tầu thuyền tới cảng, một ngày tị nạn của người Việt Nam.

Trên ferry, người người, tay bắt tay, chào hỏi nhau, mặt rạng rỡ niềm tin, nụ cười chia xẻ. Người ta nói với nhau bằng nhiều thứ tiếng, hiểu nhau bằng chỉ trỏ.

Những con hải âu bay lượn quanh phà, mấy em bé ngây thơ tung mẩu bánh mì cho chim sà xuống, đôi cánh trắng vẫy chào.

Phà vào bến, tôi bước lên bờ, thêm kích thích vì cảnh tượng trên đảo. Trước hết là tượng thần Tự Do cao lừng lững trên một building tức là phần bệ đá. Người xếp hàng thành hai cánh cung bao bọc cột cờ, dựng trên sân gạch hình tròn.

Theo mũi tên và đường dây căng, mất thêm ba tiếng mới vào được tới bệ, rồi vào khu bảo tàng, giới thiệu công trình trùng tu năm 1980, kiến trúc và lịch sử tượng thần Tự Do. Cô gái Á đông xinh đẹp, tươi cười chào mọi người và kể chuyện. Tôi dừng lại đây lâu hơn một chút, không hiểu hết những gì cô nói, nhưng nhìn sơ đồ, thống kê tài liệu, biết được nhiều điều về pho tượng hình phụ nữ mặc áo choàng này .

Tượng thần Tự Do hoàn thành năm 1876, do nhà điêu khắc Frederic Auguste Bartholdi tạo hình, cùng kỹ sư Alexandre Gustave Eiffel thiết kế, xây dựng, là món quà cuả người Pháp tặng nước Mỹ. Tính từ mặt đất, tượng cao 305 feet (92.99 m), riêng thân tượng cao 151feet (46.50 m) . Bên trong có hai lối lên đỉnh tượng: cầu thang máy lên hết phần bệ đá, cho người già hoặc ai không thích leo từng bậc thang (192 bậc). Còn leo từ đầu, cả thảy 354 bậc thang xoắn ốc. Đầu tượng đội chiếc nón có 7 cánh nhọn xòe ra, tượng trưng cho biển và lục địa ( thời đó chư a biết 5 châu, bốn biển, mới có 7). Vành nón có 25 cửa sổ, đại diện cho 25 viên kim cương quí tìm được trên trái đất. Tay mặt thần giơ cao ngọn đuốc, đêm đêm rực sáng, tay trái giữ tấm bảng trông như quyển sách ghi chữ số La Mã: "July 4th, 1776", ngày thành lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ta quen gọi là Mỹ .

Rất ít người dùng thang máy, đa số leo thang bậc lên tới vành nón, chặng cuối của hành trình. Tôi thận trọng bước lên bậc thang thứ nhất, lòng hân hoan khó tả. Mỗi bước leo lên vòng thang xoắn ốc, tới khoảng giữa thân tượng, cảm thấy như vào động tiên .

Ánh đèn mờ ảo phản chiếu bộ khung sắt chằng chịt, đủ sáng cho ta leo lên, càng cao, phần tượng nhỏ dần vì sắp tới đầu. Bậc thang chỉ vừa một người nên không chen lấn. Trên tôi là cô gái gốc Poland (Balan), tóc vàng óng ánh, người sau tôi là đàn bà Phi châu, trang sức, váy chùng sặc sỡ . Chỉ có tiếng rì rầm vọng từ vách tượng như tiếng kinh cầu bí ẩn. Dòng người lên, xuống như đàn kiến vòng vèo, êm ả trong không khí dịu mát của máy diều hòa nhiệt độ.

Từ cửa sổ vành nón tượng thần, tôi nhìn ra cánh tay thần Tự Do giơ cao ngọn đuốc soi sáng tinh thần Tự Do cho nhân loại, và rồi nhìn ra Đại tây Dương, nghìn trùng xa cách, nửa vòng trái đất là nước Việt Nam của tôi chưa có Tự Do .

Chuyến phà về, trở lại Mahattan, trời chiều lắng dịu. Trên phà cũng lắng dịu tiếng người như để tận hưởng một ngày ý nghĩa trong đời là đến tượng thần Tự Do, ghi lại bằng nhiều tấm hình kỷ niệm.

Người trèo lên đỉnh núi Himalaya hoặc theo khí cầu bay vòng quanh thế giới để lập một kỷ lục, tôi leo lên đỉnh tượng thần Tự Do để trọn vẹn một ước mơ từ nhỏ.

Hòa nhập vào dòng người New York, tôi đi nốt quãng đời yên vui còn lại của một người đi tìm Tự Do, tìm được Tự Do trên đất Mỹ.

tựdo, 6/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến