Hôm nay,  

Chuyện Kể Trước Năm 1990

05/01/200100:00:00(Xem: 158807)
(Bài tham dựsố 134\VB1003)

Sở dĩ tôi có mặt trên xứ Hoa Kỳ hôm nay là nhờ vượt biên theo ghe của chú tôi.

Lúc còn ở Việt Nam, tôi mới học xong bậc tiểu học. Sau đó vì nhà nghèo nên phải bỏ việc học đi buôn bán làm ăn. Vì vậy, tôi không được may mắn học lớp nào ở bậc trung học cả nên vấn đề ngoại ngữ của tôi hoàn toàn mù tịt. Đó là lý do lúc mới sang Mỹ tôi không biết một chữ tiếng Mỹ nào cả.

Sau khi sang Mỹ được vài ngày, tôi xin phép chú tôi qua nhà bà dì ruột ở vì bà dì tôi sang Mỹ đã 10 năm rồi. Vừa gặp, dì tôi nói ngay:

- A, con Đậu Nành qua đây rồi! Ở đây với dì mà đi làm neo (Nail) luôn con.

Dì tôi còn nói:

- Con đừng lo gì cả. Không cần tiếng Mỹ nhiều. Chỉ biết một ít sơ sơ là được rồi. Có dì đây con đừng lo gì cả.

Nghe dì tôi nói vậy, tôi quyết định theo nghề làm Neo (Nail), vì lúc còn ở Việt Nam, tôi nghe người ta nói rằng nghề làm Nail kiếm nhiều tiền lắm.

Thế rồi tôi ở với dì tôi luôn và dì tôi cho phép tôi ngày ngày theo dì tôi ra tiệm để học nghề sơn móng tay. Dì tôi bảo trước tiên tôi có nhiệm vụ lau chùi nhà cửa, nhà cầu, phòng tắm của tiệm, đồng thời dọn dẹp đồ đạc trong cửa tiệm cho ngăn nắp thứ tự. Trong thời gian này tôi phải tranh thủ học một vài chữ tiếng Mỹ để khi khách Mỹ vào mà chào.

Vì vậy, tối nào mấy đứa con dì tôi cũng dạy cho tôi một ít tiếng Mỹ để chào hỏi xã giao. Tuy nhiên, vì chưa bao giờ nói tiếng Mỹ nên khi mấy đứa em con bà dì bảo tôi nói, tôi cảm thấy khó nói làm sao ấy. Vì vậy, học hết một tuần rồi mà chỉ nói được có mấy chữ như: "OK! Please." "Hi! Good morning, Thank you, Sit down, How are You" Thế rồi mấy đứa em tôi bắt tôi đọc cả câu cho quen và chúng bảo tôi học thuộc lòng mấy câu sau:

"Hi! How are you" Sit down, please!"

"Good morning! How are you""

Sau đó, dì tôi nói với tôi rằng ra tiệm thấy bà Mỹ nào vào tiệm cứ nói chừng đó cũng tạm đủ rồi. Từ từ sẽ học thêm sau, vì đang quét dọn nhà cửa chứ đã tiếp xúc gì với Mỹ đâu mà lo. Trong thời gian này, ngày náo tôi cũng nghe mấy đứa em con bà dì tôi luôn miệng nói mấy chữ "Wow, wow, wow hay mấy chữ "Oh! my goodness!." mỗi khi thấy một việc gì lạ hay có vẻ ngạc nhiên xảy ra. Vì thấy là lạ, hay hay tôi cũng bắt chước nói theo nên cũng quen miệng luôn.

Vào một buổi sáng, như thường lệ, khi tôi chuẩn bị ra tiệm để lau chùi, quét dọn tiệm, dì tôi kêu tôi lại bảo:

- Sáng nay Đậu Nành ra quét dọn tiệm thật sạch sẽ nghe cháu. Nếu thấy bà Mỹ nào vào cứ nói câu cháu đã học hôm qua nghe chưa. Nhớ nói thêm cho khách biết năm phút nữa dì sẽ ra sau.

Nói xong dì tôi nhắc lại câu tiếng Mỹ tôi học hôm qua cho tôi nhớ:

- Hi, How are you" OK! Sit down please!

Tôi hỏi ngay dì tôi:

- Thế thì câu "5 phút nữa dì ra sau" nói như thế nào"

Biết nói dài tôi sẽ không nhớ nên dì tôi bảo tôi nói thêm 3 chữ nữa thôi:

- Phai mo mi nút (five more minutes). Cháu cứ nói thêm mấy chữ ấy nữa thôi, nhớ chưa"

Dì tôi đọc lại cả câu một lần nữa rồi bắt tôi lập lại. Sau mấy phút lập đi lập lại tôi đã học thuộc cả câu và đọc theo cho dì tôi nghe như sau:

- Hi! How are you" OK! Sit down please! phai mo mi nút.

Vì chữ "phai mo mi nút", mới học nên tôi chỉ nhớ âm đọc thôi chứ không nhớ mặt chữ. Nghe dì tôi khen giỏi, tôi thấy thế là được rồi liền xin phép dì ra tiệm trước để quét dọn.

Tiệm dì tôi ở ngay sát nhà nên tôi đi bộ khoảng 3 phút thì tới nơi ngay. Khi đến tiệm, tôi nhìn đồng hồ treo tường thấy còn 15 phút nữa mới đúng 9 giờ là giờ mở cửa tiệm.

Sau khi sắp xếp đồ đạc cho ngăn nắp thứ tự, tôi lấy chổi ra quét nhà. Lúc tôi đang quét dọn nhà cửa, bỗng đâu một bà khách Mỹ trắng đi vào tiệm có vẻ vội vàng. Nhìn đồng hồ tôi thấy đúng 9 giờ. Tôi nghĩ chắc đúng giờ mở cửa tiệm nên khách bắt đầu vào rồi đây.

Vừa thấy bà khách Mỹ trắng bước vào cửa, tôi liền mỉm miệng cười thật duyên dáng rồi nói ngay.

- Hi! How are you" OK, sit down please! phai mo mi nút.

Vừa nói xong vừa quét phần còn lại của cửa tiệm cho xong. Nhưng bà khách Mỹ trắng vẫn không chịu ngồi xuống, bà cứ nói lảm nhảm gì nơi miệng một tràng thật dài tôi cũng không hiểu. Tôi nghĩ rằng chắc bà ta chưa nghe tôi nói nên không dám ngồi xuống chăng" Vì vậy tôi nhìn về phía bà ta rồi nói một lần nữa cho bà ấy nghe lại:

- Hi! how are you" OK, sit down please! phai mo mi nút.

Sau khi nói xong tôi thấy bà ta liền ngồi xuống nghỉ trên bộ sofa. Nhưng vừa ngồi xuống khoảng 3 giây bà ta lại đứng lên ngay, tay phải vịn vào cửa sổ sát bộ sopha, tay trái vịn vào sopha.

Thấy vậy tôi nghĩ rằng chắc bà ta nôn nóng muốn dì tôi ra sơn móng tay cho bà ấy gấp để bà ta đi đâu có việc. Nhìn đồng hồ, thấy còn hai phút nữa chẳng là bao nên tôi tiếp tục mời bà ta ngồi thêm một lần nữa:

- Hi! how are you" OK, sit down please! phai mo mi nút.

Nhưng lần này, sau khi nghe tôi nói, bà ta không những không chịu ngồi xuống mà ngược lại còn mở miệng nói liên tu liền tù mấy tràng liên tiếp thiệt dài tôi không hiểu gì cả. Bà ta vừa nói vừa nghiến răng có vẻ tức giận. Mặt nhăn như khỉ, bà vừa nói vừa chạy qua chạy lại trông thật ghê sợ. Nhìn đồng hồ tôi thấy còn 1 phút nữa dì tôi sẽ ra nên tôi nói tiếp một lần nữa hy vọng bà ta dịu bớt cơn nóng:

- Hi! How are you" OK, sit down please! phai mo mi nút.

Lần này, nghe tôi nói xong, bà ta bỗng chạy thẳng tới đứng trước mặt tôi, mặt vẫn còn nhăn như khỉ, miệng nói gì huyên thiên tôi không hiểu gì cả. Tưởng bà ta bị điên thình lình, tôi sợ quá vừa chạy vào phòng phía sau để núp vừa quay đầu lại nói với bà ta một lần nữa:

- Hi! how are you" OK, sit down please ! phai mo mi nút.

Bỗng có tiếng dì tôi nói ngoài cửa:

- Chuyện gì vậy hở cháu Đậu Nành"

Tôi chửa trả lời cho dì tôi kịp thì bà Mỹ trắng chạy đến nói với dì tôi gì đó tôi không hiểu. Sau khi nghe dì tôi nói xong, bà ta chạy thẳng một mạch vào nhà cầu!

Lúc đó tôi mới bật ngữa. Thì ra bà ta đau bụng quá muốn xin đi cầu! Bất giác, tôi mở miệng nói mấy chữ mà mấy đứa em con bà dì tôi thường hay nói:

- Wow! Wow! Wow!

Sau đó nghe tôi kể đầu đuôi câu chuyện, dì tôi liền ôm bụng cười đến chảy cả nước mắt. Dì tôi nói:

- Thôi từ nay trở đi, cháu cố gắng học tiếng Mỹ gấp đi cho rồi. Nếu không, khách của dì nó bỏ đi hết thì nguy to.

Nói là nói thế thôi chứ dì tôi biết trình độ tôi quá thấp nên làm sao học cho nhanh được. Tuy nhiên dì tôi vẫn cố vấn cho tôi tất cả mọi vấn đề trong thời gian này và tiếp tục cho tôi học nghề tại tiệm.

Sau khi nhìn thợ trong tiệm dì tôi sơn móng tay, tôi cũng từ từ biết được mọi việc. Lúc đầu dì tôi cho phép tôi giũa và cắt móng tay cho khách, còn sơn móng tay dì tôi làm tất cả.

Cũng như tất cả các thợ trong tiệm, khi làm việc tôi phải đeo khẩu trang vào. Dì tôi nói với tôi rằng đeo khẩu trang để ngăn chận các chất hóa học khỏi vào bên trong lục phủ ngũ tạng. Ngoài ra còn có lợi nữa là nếu tiếng Mỹ mình kém, nói ú ú ớ ớ khách cũng chẳng biết vì cái khẩu trang ngăn cản âm thanh cũng khá nhiều nên khi đọc tiếng Mỹ, giọng nói bị sai đi là chuyện thường tình.

Thế là dì tôi khuyên tôi phải mang khẩu trang thường xuyên và nếu khi nghe khách nói chuyện gì đó, dì bảo tôi cứ ừ hứ, à há, ừ hứ là yên hết.

Tuần sau, khi được dì phân công cắt và giũa móng tay cho bà Elizabeth, tôi liền mang khẩu trang vôø ngay. Sự thật lúc bấy giờ tôi sợ chất hóa học thì ít, mà sợ không nói tiếng Mỹ được thì nhiều. Vậy mang khẩu trang cho chắc ăn.

Khi tôi đang giũa, tôi nghe bà ta nói chuyên liên tục. Dĩ nhiên tôi chẳng hiểu gì cả. Nghe lời dì tôi dặn, thỉnh thoảng tôi cũng mở miệng nói cho vui nhà vui cửa. "ừ hứ, à há, á há, ừ hứ" Khi nghe tôi nói như vậy, bà ta mỉm cuời như thể tôi đã hiểu và cũng chịu khó nghe bà kể chuyện. Thế rồi bà ta tiếp tục thao thao bất tuyệt. Để đáp lể tôi lại "à há, ừ hứ, à há, ừ hứ".

Khoảng 10 phút sau, không biết bà ta đã kể chuyện gì nữa mà cứ say sưa nói mãi. Thỉnh thoảng bà mở miệng cười nhưng nụ cười có vẻ hơi gượng gạo khi nghe tôi nói như trên. Biết bà thích mình vì chịu khó nghe bà kể chuyện, tôi lại tiếp tục lên tiếng "ừ hứ, à há, à há, ừ hứ". Tôi vừa nói vừa nghĩ thầm rằng dì mình có nhiều kinh nghiệm thật tuyệt vời trong nghề này, thảo nào hồi mới qua dì cũng không biết gì cả, vậy mà dì đã thành công một cách nhanh chóng. Bằng chứng là hiện nay dì đã trả xong tiền nhà cho ngân hàng và có cả xe Mec xơ đì lái đi làm nữa. Tôi nghĩ nếu mình chịu khó học những kinh nghiệm này, tương lai mình cũng sẽ huy hoàng như dì mình bây giờ thôi.

Nghĩ vậy, tôi sung sướng quá nên khi nghe bà Elizabeth vừa nói gì đó xong, tôi lại tiếp tục "à há, ừ hứ , ừ hứ, à ha.ù" Nhưng lần này khi tôi vừa nói xong, bà Elizabeth bỗng giật tay lui thật mạnh không cho tôi giũa nữa. Quá ngạc nhiên, tôi trợn mắt nhìn bà ta. Thế rồi bà ta gọi dì tôi đến, nói gì đó tôi không hiểu, nhưng mặt bà ta sao lại đỏ lên như đang say rượu và có vẻ giận dữ.

Sau vài phút đàm thoại ngắn ngủi với bà khách, dì tôi bảo tôi về nhà trước để nấu cơm cho dượng tôi ăn vì chiều nay dượng tôi phải đi trực sớm.

Tối hôm đó vừa bước vào nhà, dì đã gọi to:

- Con Đậu Nành đâu rồi"

Tôi trả lời ngay:

- Cháu đang rửa chén bát đây thưa dì.

Dì tôi nói:

- Tại sao bà Elizabeth bảo mầy đừng có giũa nữa mà mầy cứ giũa" Mầy giũa cho bà ta đau quá bà ta cằn nhằn hoài mầy không chịu ngưng lại mà cứ giũa tiếp là thế nào"

Nghe dì nói vậy tôi thất kinh, mặt mày bỗng nhiên tái mét. Tôi nghĩ thầm, vậy mà mình cứ tưởng bà ta khoái mình nữa chứ. Bất giác, tôi mở miệng nói:

- Wow! Wow! Wow! Oh! my go odness!

Chợt nhớ chưa trả lời câu hỏi của dì tôi, tôi liền thêm:

- Thì dì cũng biết rồi, cháu đâu có biết tiếng Mỹ nhiều. Dì dặn cháu cứ "ừ hứ, á há, á há, ừ hứ" cho vui nhà vui cửa vừa nói vừa giũa thôi.

Nghe tôi nói xong dì tôi lại ôm bụng cười đến chảy nước mắt giống như lần cười trước đây, khi có bà Mỹ trắng chạy vào tiệm xin đi cầu. Thấy dì tôi cuời lăn chiêng đổ đèn, tức cười quá tôi cũng ôm bụng cười rồi hai dì cháu ôm nhau mà cười quên cả ăn cơm tối.

Mặc dầu không biết tiếng Mỹ có thể là một trở ngại lớn cho công việc làm ăn, nhưng không phải vì vậy mà dì tôi đành bỏ rơi tôi nơi đất khách quê người. Đã thế trong thời gian này, tiệm dì tôi rất cần thợ. Vì vậy dì quyết định huấn luyện tôi trở thành một manucurist để giúp trước hết là bản thân tôi, sau nữa giúp đỡ dì tôi trông coi cửa tiệm luôn. Vì vậy dầu tôi đã vấp phải nhiều lỗi lầm khá trầm trọng, nhưng dì vẫn cho tôi làm những việc phụ lặt vặt rồi vừa làm vừa học thêm tiếng Mỹ.

Chiều hôm ấy, sau khi làm bộ tay chân nước cho bà Barbara xong, dì tôi vừa đứng dậy thì có ai gọi điện thoại nên phải trả lời gấp. Tôi liền lấy sổ tính tiền giúp cho dì tôi. Bà Barbara cho dì tôi 5$ tiền tip. Tôi mở miệng để nói cám ơn bà ta, nhưng tự nhiên quên mất hai chữ đó vì không chịu ôn bài. Chợt tôi nhớ mấy đứa em đã dạy cho tôi những chữ gì mà "thanh thanh" kiêu, rồi "giu." Chúng bảo "giu" là anh, là chị, là ông, là bà, là mầy, là mi tất cả đều gọi là "giu" hết. Tôi nhớ cũng không được rõ lắm, nhưng thấy bà Barbara cho tiền tip cũng nhiều nên tôi nói đại để cám ơn thay cho dì tôi:

- Thanh kiêu giu.

Tôi vừa nói xong thì tất cả mọi người trong tiệm đều cười ồ. Dì tôi đứng đằng xa vừa đặt điện thoại xuống vừa nói như có vẻ tức giận:

- Ông nội mi, Đậu Nành! Thank kiêu rồi thì đừng có you nữa!

Lại một lần nữa tôi phạm lỗi, bất giác tôi liền mở miệng nói ngay:

- Wow! Wow! Wow! Oh! my go odness!

Không hiểu sao mấy chữ này tôi không sai mà mỗi lần nói với khách chữ gì cũng trật! Thế là thế nào" Sau đó tôi lập đi lập lại câu nói của dì tôi để học bài luôn" "Thanh kiêu rồi thì đừng có "giu" nữa, thanh kiêu rồi thì đừng có "giu" nữa.

Cuối cùng, dì tôi dứt khoát bắt tôi ban ngày vẫn đi làm, tối về phải ghi danh học anh văn chương trình ESL ở trường trung học Vannuys High School.

Nhờ vậy, bây giờ tôi nói tiếng Mỹ nhanh hơn gió thổi, khách Mỹ vào tôi cho đi cầu thoải mái, khỏi phải nhăn mặt chờ "five more minutes." Và nếu khi giũa cho khách, khách thấy đau cứ nói tôi, tôi stop ngay và xin lỗi đàng hoàng, nếu cần tôi còn kể cho khách nghe chuyện tình Lan và Điệp nữa để khách bớt đau tay vì bị tôi giũa mạnh. Cũng như khi khách cho tiền tip, tôi sẽ đáp lễ bằng hai chữ tiếng Mỹ ngọt như đường cát, mát như đường phèn "Thank you". Đã thế còn thêm "very much" đằng sau nữa cho thêm đậm đà tình khách thợ.

Tôi đã tự hứa với lòng mình rồi mà. "Ta quyết noi gương dì ta. Vài năm nữa phải trả hết tiền nhà cho ngân hàng, và làm sao phải mua cho được mec- xơ - đì để chạy qua Las Vegas đánh bạc, vừa lái xe đi, miệng vừa "ừ hứ, à há, à há, ừ hứ". cho vui đường vui sá, vui chốn thị thành."

Vannuys, 25 tháng 8, 2000
Đỗ Thị Đậu Nành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến