Hôm nay,  

Xứ Sở Huyền Thoại Trong Đời Thường

05/01/200100:00:00(Xem: 174119)
Bài tham dự số: 126\VB0925

Tôi đến nước Mỹ vào mùa xuân chuẩn bị sang đông. Trời lạnh lùng buốt giá. Đến phi trường tôi bỡ ngỡ trước hình ảnh quá tương phản: Trời lạnh nhưng con người thì nồng nhiệt, nhìn tôi bằng sự thân thiện khi chào "Hi." Trong khi mới đó tại phi trường ở VN, trời thì ấm áp mà con người thì quá lạnh lùng. Thậm chí khi tôi chào, họ chẳng thèm nhìn tôi.

Tôi được người nhà đón, đưa về thành phố San José. Ngay khi rời phi trường San Francisco, tôi đã được nhìn thấy những công trình kiến trúc xây dựng giao thông quá hùng tráng. Trước những cây cầu vượt trên không trung, dù biết rõ đây chỉ là thứ bình thường ở nước Mỹ, tôi vẫn không khỏi buột miệng "tuyệt vời."

Tôi như cô bé lạc vào xứ sở trong huyền thoại. Xe chạy càng ngày càng tiến về thành phố, với tốc độ rất nhanh làm tôi chóng cả mặt. Điều khâm phục nữa là không nhìn thấy một tai nạn giao thông hay rắc rối nào cả giữa hàng trăm hàng ngàn xe, lái xe có cả ông bà già tóc trắng bạc mang kiến. Đúng là kỷ luật giao thông tối ưu. Nhìn lại đất nước quê mình, thật đáng buồn quá. Từ nhà tôi đến Saigon chỉ có 170 cây số, thế mà không dịp nào tôi lên đó mà không thấy vài ba tai nạn thậm chí chết người.

Trong nghề nghiệp của tôi, cứ mỗi lần có dịp lễ, hội, hay chỉ ăn mừng bóng đá thôi, là tôi đã phải trực suốt trong bệnh viện để cấp cứu biết bao nạn nhân, nào chấn thương sọ não, vỡ lác, vở gan... Thậm chí ngay cả những người tôn trọng luật giao thông cũng bị đụng. Sống tại quê nhà, khi ra đường phố, dù xe hơi chẳng có bao nhiêu, trong ký ức tôi lúc nào cũng lo sợ bị đụng xe.

Đường phố tại Việt Nam ngày càng lộn xộn mất trật tự. Đâu đâu cũng thấy cảnh bày bán ngổn ngang, xe lôi dành khách và những chàng trai, cô gái chạy luồn lách bằng những xe cao phân khối, rồi những xe cứu thương bóp còi inh ỏi ra oai dù trên xe chẳng có ai để cứu thương...

Tìm hiểu thêm hệ thống lưu thông công cộng tại Mỹ, tôi càng thấy tuyệt vời: school bus, xe bus đưa đón khách rất an toàn, chặt chẽ. Điều làm tôi khâm phục là ý thức công dân tự giác trước lậut lệ. Không thấy cảnh sát giao thông nào phải đứng ở đèn xanh, đèn đỏ. Ngay cả người đi bộ khi băng qua dường vẫn nề nếp, trật tự. Tôi thầm nhủ: giá như, giá như... Một ước mơ len lỏi trong đầu tôi.

Thế là tôi bắt đầu những ngày sống ở đất nước về huyền thoại nầy. Tôi đi làm số xã hội, đi làm Medical, đi đăng ký học English. Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Đi làm thẻ Medical là vấn đề đáng nói. Tôi đến đúng giờ hẹn vì tôi nghe tiếng Mỹ không tốt lắm. Vừa bước vào cửa là có người đứng hướng dẫn ngay, đến bàn hỏi thăm vừa nói đến tên Worker là biết ngay tôi cần gặp ai, cô ta tươi cười nhấc điện thoại gọi ngay, mời tôi ngồi chờ. Không đầy 5 phút là người Worker tôi từng gặp tôi qua điện thoại xuất hiện, đưa tôi vào phòng để trao đổi....thân thiện, chân tình, ấm áp, làm tôi mất đi mặc cảm như mình đi xin một cái gì.

Nhớ lại cách đây không lâu, để hoàn tất việc đi Mỹ tôi phải làm thủ tục: Không có tài sản, không thiếu nợ, không thiếu thuế... và đã phải trải qua biết bao vất vả, ấm ức, chán nản.

Để lo mấy thứ giấy tờ kể trên, một buổi sáng tôi đến phòng công chứng. Nhìn qua, thấy ai cũng lạnh lùng. Ngay cả một vài người từng quen, họ cũng không dám chào hỏi dòn giã như khi gặp nhau ngoài đường. Giữa cảnh lạc lõng ấy, khi tôi hỏi thăm viên chức phụ trách, chỉ được trả lời lạnh tanh "anh T. chưa vô." Chẳng ai mời tôi ngồi. Dù đã 9 giờ sáng, trong khi cơ quan ở đây làm việc từ 7 giờ. Tôi hỏi tiếp mấy giờ anh T vô, được trả lời không biết...

Phải thêm một lần sau nữa, tôi mới gặp được anh T. Sau khi xem xét giấy tờ xong, anh ta hỏi tôi giấy chứng nhận độc thân của người nhận. Tài sản đâu" (Em trai tôi sinh viên đại học vừa tốt nghiệp xong). Tôi nói trong thủ tục không yêu cầu" Trả lời không được. Thật sự em tôi không có vợ, nhưng họ nói xa nhà chục năm, ai biết...

Vậy là chỉ vì một thứ giấy chứng nhận độc thân không hề được qui định mẫu mã, nơi trách nhiệm cấp, tôi phải tự mình chạy vạy khắp nơi. Nơi này đổ nơi kia. Trường Đại học chỉ về trường cơ sở. Phải về quê nhà ở tận Bến Tre... Đến đâu cũng có rắc rối. Trường đại học nói quản lý đi học chứ đâu có quản lý hôn nhân. Phường khóm thì đổ cho trường quản lý. Cứ vậy mà đưa đẩy nhau, hành hạ nhau. Tôi đã phải khóc thật sự. Rồi lại nghĩ thêm, bản thân mình là một y sĩ, một giảng sư đại học, có đôi chút hiểu biết trong xã hội, mà còn bị cư xử như vậy. Còn lại bao nhiêu người dân khác thì thế nào" Dân chúng đến bất cứ cơ quan nhà nước nào để làm giấy tờ, đều bị coi là kẻ vào xin bố thí, đáng bị coi rẻ. Đó là đất nước tôi, nơi tôi đã lớn lên và làm việc với hết nhiệt tình chân thật.

Một ngày đầu thu trời bắt đầu nhóm lạnh, tôi có dịp phải đến bệnh viện Mỹ. Không ồn ào, không tấp nập. Mọi việc êm ả như môi trường thật sự của nó. Đã gần 20 chục năm trời học trong ghế nhà trường, bây giờ tôi mới thật sự chứng kiến được thực tế hoàn hảo như phần lý thuyết tôi đã học: Một trường, phòng ốc, trang thiết bị, nhân viên. Sự tôn trọng tuyệt đối thầy thuốc, bệnh nhân. Trang trọng như một khách sạn lớn.

Bước vào phòng nhận bệnh, những nhân viên làm việc tại đây rất bận rộn, nhưng vui vẻ, nhiệt tình. Bệnh nhân ngồi chờ có nề nếp, yên lặng, tôn trọng lẫn nhau. Còn tôi, nhớ có dịp vào phòng nhận bệnh trong bệnh viện nơi tôi làm việc, mức độ ngổn ngang hỗn loạn tới mức thậm chí một bác sĩ của bệnh viện như tôi cũng không di chuyển nổi. Bệnh nhân lớp ngồi, nằm, lớp đứng chen chúc nhau. Có trường hợp bệnh nhân suy hô hấp sắp chết, vẫn không mở được lối để chuyển đi cấp cứu. Nhớ mà đau lòng.

Tại bệnh viện Mỹ, tôi tìm hiểu thêm và được biết bệnh nhân ở đây được đối xử công bằng trong điều trị cấp cứu, ai cũng được cấp cứu trong cơn nguy khó ngặt nghèo, sau đó mới tính đến tiền bạc (dĩ nhiên có giá cả từng loại. Truy thu từ đâu") Qua đó tôi thấy tính nhân đạo tuyệt vời với mạng sống con người... Khi làm việc, chỉ nghe tiếng cười giòn giã của y tá, y công, hoặc biểu hiện rõ mặt đồng cảm với bệnh nhân, làm cho bệnh nhân thấy nhẹ bớt cái đau mà họ đang mắc phải. Đây là phần lý thuyết tôi từng được từ quê nhà, nhưng phải sang tới Mỹ, vào bệnh viện Mỹ, mới thấy hiển hiện thành thực tế.

Nhớ lại 13 năm sau khi ra trường, rồi đi học chuyên ngành từ bệnh viện tỉnh đến bệnh viện lớn nhất nước Bạch Mai-Hà Nội, tôi đã chứng kiến lý thuyết và thực tế hoàn toàn khác nhau, tới mức lắm lúc tôi đã phải tự hỏi: Đất nước mình nghèo, nhưng còn tình người cũng nghèo sao" Do đâu và do đâu"

Những ngày tới Mỹ, sống trên đất nước này, dù với tâm trạng người tha phương, tôi đã nhìn và cảm nhận được mọi lý do khiến đất nước tôi nghèo, làm mất đi tình người trong cuộc sống - công việc.

Nhớ quê hương, nhìn lại mình, tôi đau lòng thấy mình quá bé nhỏ. Lòng những muốn làm một cái gì đó, góp phần sắp xếp lại trật tự công việc cho người dân đỡ vất vả hơn, mà sức thì bất khả. Tôi xin lỗi những người đang cần tôi, tôi lại ra đi.

Hy vọng một ngày nào đó, những điều tốt đẹp của xứ sở huyền thoại nầy sẽ đến với đất nước tôi, đến như chuyện đời thường chứ không phải là chuyện cổ tích.

VÕ THỊ KIM LOAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến