Hôm nay,  

Lánh Nạn

05/01/200100:00:00(Xem: 170145)
Bài tham dự số 125\VB0924

Tú tắt TV, đứng dậy, sốt ruột đưa tay lên xem đồng hồ, rồi gọi với vào phòng ngủ gọi vợ :

- Nhanh lên một chút em ơi! Hôm nay anh sẽ đọc bài diễn văn khai mạc buổi họp nên phải có mặt đúng giờ, đến trễ người ta chửi cho chết.

- Ư ư....Hay là anh đi trước đi, em vừa mới tắm xong, còn phải make up, và thay quần áo, chắc phải một tiếng đồng hồ nữa mới xong.

Tú lắc đầu, đi thẳng ra cửa, không thèm trả lời vợ, vì lần nào cũng thế, chàng cố gắng đợi một lát để vợ chồng cùng đi một thể cho có đôi; nhưng ít khi nào chàng đạt được nguyện vọng, vì Lan, vợ chàng có tật mê trang điểm. Nàng không phải xấu xí gì cho cam. Nhưng vì có một lần, nàng được người bạn của chồng khen nàng khéo make up. Từ đó nàng như kẻ u mê tìm được chân lý : " Không Make up, không ra khỏi nhà ".

Vừa bước tới cửa chính, chưa kịp mở khóa cửa, Tú bỗng mất thăng bằng, ngã quỵ xuống. Đồng thời chàng cảm nhận thấy nhiều điều xảy ra trong cùng một lúc, mà trong khoảnh khắc chàng không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhưng tiếng la thất thanh của vợ vọng ra, làm chàng sực tỉnh :

- Anh ơi! Động đất....

Lúc này chàng mới hoàn hồn, nhưng lại trở nên sợ hãi, bởi vì chàng vừa mới chợt nghe thấy những tiếng sấm ngầm, ầm ì dội lên từ lòng đất; đồng thời chàng cảm thấy nền nhà rung động dữ dội. Nhổm đầu lên, đưa mắt nhìn ra xung quanh, chàng không còn nhận ra phòng khách của mình nữa. Bàn ghế ngổn ngang. Tranh ảnh lệch lạc, vài tấm tranh bị rớt xuống đất. Trần nhà, vách nhà, mọi thứ trong nhà đều đang chao động như con tầu gặp giông bão.

Tú chợt nghe thấy tiếng vợ chàng thét lên :

- Chết rồi anh ơi! Anh ra hồ tắm xem con Dian có sao không" Nó đang tắm ở ngoài đó.

Tú vội vàng đứng lên, định chạy ra phía cửa sau để ra hồ tắm. Nhưng lại té phịch xuống, vì cơn động đất chưa dứt. Mấy giây đồng hồ sau, Tú đã ra được đến cửa sau, nhìn ra hồ tắm thì thấy Dian, cô con gái mười hai tuổi của chàng đang ngồi ôm lấy song sắt của hàng rào cản, người ướt đẵm, sợ hãi tột độ. Nước từ hồ tắm tràn lên sân gạch đỏ, còn đọng lại từng vũng. Chắc cô nàng đã bị một phen hú vía vì bị quẳng từ hồ tắm lên bờ mà không hiểu tại sao.

Tú chạy ra bế cô con gái vào nhà. Đi vào phòng của Lan, nhìn quanh quất không thấy Vợ đâu. Bỏ con xuống, chàng định lên tiếng gọi, thì tiếng Lan từ trong gầm chiếc bàn trang điểm gọi vọng ra :

- Dian có sao không anh"

- Không sao, Dian và anh đều bình yên, chỉ sợ hãi một chút thôi. Em có sao không"

Lan không trả lời, lót tót bò ra khỏi chỗ núp. Vừa nhìn thấy nàng. Tú vội vàng bịt miệng của mình lại, nhưng Dian thì không nhịn được, phát cười to lên - Ăn ở với nhau đã hơn mười lăm năm mà chưa bao giờ Tú được nhìn thấy Lan lâm vào tình trạng khó coi như lúc này. Tóc tai rối bù như một tổ quạ - Thực ra tóc của nàng mới sấy xong nhưng vì chui vào một chỗ núp quá hẹp nên đã bị biến dạng đi. Môi son mới quệt được vào nửa môi dưới, thì bất ngờ xảy ra việc trên, khiến nàng lúng túng kéo dài một vết son từ mép, kéo dài xuống cằm, trông như ma cà rồng mới hút máu người. Nhưng điều khó coi nhất, là trên người nàng chỉ khoác có mỗi chiếc váy lót màu trắng, sộc sệch, ngực để trần, như một nàng kỹ nữ vừa mới ngủ dậy sau một đêm truy hoan.

Để cho vợ loay hoay với mặt mũi và quần áo. Tú đi kiểm soát lại toàn thể căn nhà xem có chỗ nào hư hao không. Chàng cúi xuống nhặt lên cuốn lịch Tam Tông Miếu bị rớt dưới đất. Hôm nay là ngày 17 tháng mười năm 1989. Cũng là ngày kỷ niệm gia đình chàng đến định cư ở Hoa Kỳ chín năm về trước. Đọc lời tiên đoán trên tờ lịch, chàng thầm nghĩ : " Hôm nay mình chưa kịp ra ngoài thật là may, vì trên tờ lịch có ghi : Tránh đi xa... ".

Hôm sau, và những ngày kế tiếp, Lan nhiều lần rủ rê Tú đưa gia đình rời khỏi San Jose để tránh tai nạn động đất. Nàng đưa ra lý do : " Gia đình mình qua được Hoa kỳ sau khi đã trải qua nhiều gian khổ trên đường vượt biển, không lẽ lại chịu chết một cách lãng xẹt bởi một tai nạn động đất hay sao. Mình có tự do cư trú mà, tại sao mình không tự chọn cho mình một nơi để sống cho an toàn. Báo chí mấy ngày nay đã đưa ra nhiều bài nghiên cứu, cũng như những dự đoán về các trận động đất lớn, có thể tách rời một phần của tiểu bang Cali ra khỏi đất liền và nhận chìm xuống đáy biển. Mình biết trước tai nạn trước mắt, mà không biết tránh, là dại. Hoa Kỳ rộng lớn lắm mà, chẳng lẽ không còn chỗ nào để sống cho an toàn hay sao" "

Lan còn đưa ra nhiều lý luận rất hợp lý, nhưng Tú ầm ừ cho qua chuyện. Thực ra chàng cũng muốn di chuyển đi tiểu bang khác để tránh động đất, nhưng chàng sợ bạn bè nó chê là hèn nhát. Trên đời chàng sợ nhất bị người ta chê là hèn nhát- Vốn xuất thân từ binh chủng nhảy dù, chàng không thể để cho danh từ uỷ mị này làm mất uy danh của mình. Hơn nữa chàng không muốn rời Cali vì nơi đây chàng có rất nhiều bạn bè. Hàng tuần chàng có những buổi họp mặt với bạn bè rất là thú vị, dứt ra làm sao được.

Lan thì ngược lại, nàng không có một người bạn thân nào. Giống như những người đàn bà khác. Sau khi lấy chồng, nàng đã tránh liên lạc với các bạn học cũ, dù là rất thân. Điều này không ai nói ra nhưng rất dễ hiểu, vì nàng sợ rằng : Nếu cứ để bạn nàng năng lui tới, sẽ có ngày bạn nàng cua mất chồng mình. Thực ra, Lan sợ chồng nàng mê bạn của nàng thì đúng hơn. Nàng biết tánh của Tú rất là nhẹ dạ. Nhãn quang của chàng như bị lệch lạc khi chàng gặp các bạn gái của nàng đến chơi. Người nào chàng cũng khen là đẹp, là dễ thương dù nàng biết thừa rằng mấy cô bạn gái đó xấu hơn nàng nhiều. Bởi vậy đối với nàng việc rời khỏi Cali chẳng có gì đáng tiếc cả. Nàng quan niệm : ở đâu cũng là thiên đàng nếu có một gia đình êm ấm.

Nghe vợ lý luận mãi rồi Tú cũng siêu lòng vì chàng vốn có tánh nể vợ. Chàng nói :

- Đi cũng được, nhưng phải tìm một lý do nào đó cho hợp lý, chứ nếu lấy lý do đi lánh nạn động đất, người ta sẽ cho mình là chết nhát, thì còn mặt mũi nào mà nhìn mặt thiên hạ nữa.

Không cần suy nghĩ, Lan đáp lại ngay :

- "Chúng ta cứ lấy lý do là di chuyển về miền bắc cho con Dian nó học, vì ở đây nó ham vui bè bạn chẳng chịu học hành. "

Nói thế là đổ oan cho cô con gái cưng vì Dian học rất khá và đang dẫn đầu lớp. Nhưng biết làm sao được, chỉ còn cách đó, vả lại có ai biết đâu mà sợ.

Thế là gia đình Tú thình lình di chuyển về Chicago với lý do kể trên. Bạn bè không kịp ngăn cản, tiếc cho Hội Đồng Hương Cái Dồn đã mất đi một người bạn chuyên đọc những bài diễn văn khai mạc vui như pháo tết.

Một buổi sáng Thứ Bảy, mùa đông năm 1999. Tú và Lan chuẩn bị đi ăn đám cưới con của một người bạn ở Milwaukee. Trong khi Lan đang thay quần áo và trang điểm như thường lệ - Có nghĩa là : Vẫn phải mất một tiếng đồng hồ cho việc làm đẹp đó. Tú vén màn cửa sổ nhìn lên bầu trời. Chàng lẩm bẩm một mình :" Chiều nay khéo có tuyết ". Chàng nói vậy rồi trở lại ghế salon, định mở TV lên xem tin tức thời tiết, thì chuông điện thoại reo vang. Con gái chàng ở trường gọi về báo tin, hôm nay trời có tuyết nên sẽ ở lại trong Dome, không về nhà. Mãi nói chuyện với con, Tú quên không mở TV để xem thời tiết như lệ thường mỗi khi chàng định lái xe đi chơi xa. Chàng ngưng nói chuyện với con, thì Lan cũng trang điểm xong.

Lái xe được nửa đường, qua khỏi thị trấn Kenosha thì tuyết bắt đầu rơi nhiều. Tuyết rơi dày đến độ không còn nhìn thấy gì trước mũi xe nữa. Chàng vội tạt xe vào lề đường, định chờ cho tuyết ngưng rồi đi tiếp, nhưng chàng không còn phân biệt được đâu là đường, và đâu là lề đường nữa. Tất cả là một mặt phẳng trắng xóa. Gió bắt đầu rít lên từng cơn. Lúc này không còn gọi là tuyết rơi nữa, mà phải nói là tuyết bay. Tuyết quất vào kiếng xe; vào các cây thông bên đường, khiến cho chúng phải ngã oằn xuống như muốn gẫy. Lan bỗng ngó dáo dác xung quanh rồi lên tiếng hỏi chồng :

- Nãy giờ anh có nhìn thấy xe nào đi cùng đường với mình không"

Nghe câu hỏi của vợ, Tú chợt nhận thức ra một điều, là khi rời khỏi Kenosha chàng không thấy một chiếc xe nào chạy cùng đường với mình cả. Vì mãi mê nói chuyện với vợ, chàng không để ý đến những việc đang xảy ra chung quanh mình. Tú và Lan cùng thốt lên:

- Chết rồi! Bão tuyết.

Tú trấn an vợ :

- Không sao, anh sẽ để cho máy xe nổ để giữ ấm, chờ ngớt tuyết, thế nào cũng có xe tuần cảnh đến cứu chúng ta. Chàng nói thế nhưng chính chàng lại đâm lo hơn vợ, vì chàng vừa mới phát giác ra rằng xe chỉ còn có một phần tư bình xăng : " Không biết xe nổ máy được bao lâu"" Chàng cố dấu không cho vợ biết tin xấu đó bằng cách mở CD lên nghe nhạc. Bản nhạc White Christmas trỗi lên réo rắt giữa một khung trời đầy tuyết trắng, thật là đúng lúc, khiến cặp vợ chồng nghe say mê, như chưa bao giờ nghe được một bản nhạc nào hay như vậy...

Cứ mỗi nửa tiếng đồng hồ, Tú phải mở cửa xe, đi ra ngoài để cào bớt tuyết bám trên xe, tránh cho xe khỏi bị vùi dưới tuyết. Cào tuyết đến lần thứ sáu thì xe chợt tắt máy. Tuyết đã bớt rơi, nhưng bầu trời vẫn còn vần vũ mây đen với những cơn gió lạnh cắt da.

Sự âu lo của cặp vợ chồng đã chuyển sang nỗi sợ hãi. Cái lạnh đã thấm vào trong xe. Tú và Lan phải leo ra băng nghế sau, ngồi dựa sát vào nhau cho đỡ lạnh. Hai vợ chồng ngồi ôm nhau, run rẩy, ôn lại những kỷ niệm buồn vui trong đời như những lời trăn trối trước khi chết...

Ba giờ chiều cùng ngày, một chiếc trực thăng của cảnh sát đã đưa cặp vợ chồng vào nhà thương cứu chữa kịp thời. Dian cho biết, cô đã gọi báo cho cảnh sát khi phát giác ra ba mẹ của cô không đến được Milwaukee như đã dự tính.

Thoát nạn, Dian khuyên ba mẹ nên trở về lại California. Nàng nhớ bạn bè cũ, nhớ những ngày hội Tết, nhớ phố phường nhộn nhịp đầy không khí Việt Nam. Ba mẹ nàng đều tán thành ý kiến này, nhưng phải tìm ra một lý do nào để trở về mà không bị bà con chê là hèn nhát. Bàn đi, bàn lại, không tìm ra được kế nào hay, cuối cùng, đành đem Dian ra làm vật tế thần một lần nữa : "Chúng tôi về lại Cali để cho con Dian nó kiếm chồng, ở Chicago hoài chắc ế chồng mất ".

Một đêm hèoi ả năm 2000 tại Westminster. Vợ chồng Tú nằm trên giường, không ngủ được, đang ôn lại những kỷ niệm xưa. Thình lình căn nhà lắc lư như bị ai xô... Một cơn động đất nhẹ xảy ra. Lan choài mình ôm chầm lấy chồng. Rúc mặt vào ngực chồng, nàng thủ thỉ :

- Chết thì cùng chết cả! mình sẽ không đi đâu nữa. Nước Mỹ rộng lớn như thế này mà sao chẳng có nơi nào an toàn...

Bình Minh

Omaha 9/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến