Hôm nay,  

Đứa Con Lai

13/11/200200:00:00(Xem: 193788)
Người viết: Helenle

Bài tham dự số: 20\VBST

Helenle chỉ cho biết làm việc trong ngành Microbiology - Healthcaire tại Orange County. và hiện cư trú tại Garden Grove. Không ghi tiểu sử, năm sinh, cũng không gửi ảnh. Mong cô bổ túc. Câu chuyện được Helenle kể là một đề tài đặc biệt, rất xúc động. Nếu Helenle viết thêm một tự truyện về chính cô, sẽ còn xúc động hơn.

Xin nhắc lại: một ngườøi viết có thể gửi nhiều bài khác nhau tham dự Giải thưởng Việt Báo.


"Ai ăn chè xôi nước, chuối chưng nước dừa hôn..." Tiếng rao lanh lảnh từ đầu ngõ của con bé lai bán chè mỗi trưa xua tan cơn buồn ngủ của tôi và chị đồng nghiệp ngồi trong tiệm nhận sửa chửa bình điện.

Con bé cong mình xuống, đặt gánh hàng chè ra khỏi đôi vai gầy guộc và thở hổn hển, nói: "Cô Lan, Cô Lê ơi, mua giúp con 1, 2 chén chè nghe. Chè hôm nay có nước cốt dừa Mỹ Tho ngon lắm..." Ngày nào cũng nghe điệp khúc năn nỉ của Lượm, con bé lai bán che,ø tụi tôi phải nhín tiền chợ để mua giúp nó.

Vừa ăn, vừa nghe nó kể chuyện cuộc đời con lai của nó. Tôi được biết, bà ngoại nuôi nó, chính là bà bán dưa muối ở chợ Xóm Củi. Lúc dọn hàng buổi sớm đã lượm được nó lúc còn đỏ hỏn, cuốn tròn trong mấy lớp vải đặt vào cái thúng trên sạp bán dưa. Và từ đó nó có tên là "Lượm".

Thời gian trôi qua, nó được nuôi lớn bằng cháo loãng, bằng cơm với nước dưa, vì bà ngoại nuôi nó cũng nghèo lắm, bà đã 80 tuổi mà còn phải nuôi ba đứa cháu nội. Con trai bà đi lính chết trận được vài năm, con dâu bà cũng bỏ lại đàn con thơ cho bà nội và bước đi bước nữa.

Năm 75, nó được bảy tuổi, như mọi bữa theo chân bà ngoại ra chợ bán hàng. Mới bán được vài cân dưa, nó nghe bà ngoại rên nhức đầu, khó thở. Gần đây, nó thấy bà ngoại nó suy yếu và già nua đi nhiều, bà không còn gánh được như trước, nó đã tập gánh phụ bà. Bà ngoại nó nằm vật xuống sập bán hàng, nó sợ hãi kêu gào các dì bán hàng chung quanh giúp nó, nhưng đã quá muộn. Bà ngoại đã bỏ nó, yên giấc ngàn thu.

Các bạn hàng ái ngại cho hoàn cảnh đáng thương của chị em nó và đã chia nhau ra nuôi chúng. Lúc này nó như chim lạc đàn. Túp lều rách nát của Bà nó được bán cho hàng cafe bên cạnh, để lấy tiền ma chay cho bà nó.

Đời nó lưu lạc, trôi nổi đến tay má bán chè, má nuôi mới của nó có 8 đứa con với ba đời chồng. Hơn tám tuổi đầu, nóù phải làm tất cả mọi việc. Lúc đi lượm chén chè về rửa, lúc đi gánh hàng chè phụ má nó. Ngày nào cũng từ tờ mờ sáng, đến tối khuya. Đã vậy, không ngày nào là nó không được nếm đòn roi của ba má nuôi hay anh chị em khác cha, khác mẹ nó.

Tụi tôi nghe hoàn cảnh đáng thương của Lượm thật xót xa, nhưng không thể làm gì hơn. Vì sau ba mươi tháng tư đen. Cộng sản chiếm Saigon, nhàø nhà, người người đều đói, không đủ ăn, đủ mặc, lấy đâu ra để nuôi thêm một miếng ăn!

Mỗi ngày bán chè qua chỗã tôi làm, nó lại sụt sùi nước mắt, chỉ thêm một vết bầm tím, đòn roi trên người nó! Sao lại có những người tàn ác đến thế, đối xử với một đứa trẻ như mục súc, không tình người!

Nhiều lúc uất hờn, nó khóc lóc kể lể, sao ba má nó ác quá, đẻ nó ra rồi quăng nó. Ba nó giờ ở Tây ở Mỹ có biết nó khổ thân, khổ tâm như thế nào không" Sao không bóp mũi cho nó chết khi mới lọt lòng.

Tôi chỉ biết an ủi, vàø khuyên bảo nó rằng nhẫn nhục chịu đựng và đừng cãi lại ba má, anh chị em nuôi nữa, thời gian sẽ qua đi. Khi nào buồn tủi, Lượm hãy cầu khẩn Trời Phật phù hộ cho con. Tôi đeo cho nóù một bức tượng Đức Phật Quan Âm nhỏ vào cổ.

Ngày qua ngày, tiếng rao bán chè của nó càng dẻo hơn...

Năm 79, làn sóng con lai bắt đầu được ra đi chính thức sang Mỹ. Năm ấy Lượm được mười một tuổi. Ba má nuôi nó háo hức vì vớ được món bở như nó. Họ đem bán nó cho một tay lái buôn Tây Ninh hơn năm lượng vàng. Sau đó tên lái buôn lại bán nó cho một tay buôn khác ở Saigon. Lúc nào cũng bị xích chân, họ sợ xổng mất con mồi ngon!

Qua tay bọn buôn người, nó lọt vào một gia đình hơn mười người. Lượm được họ làm giấy tờ xin đi xuất cảnh. Qua khâu phỏng vấn với phái đoàn chính phủ Mỹ, họ khám phá ra sự khai gian của những người đi theo Lượm và đã quyết định chỉ cho mình Lượm đi.

Trước khi lên đường, Lượm tới chào tôi, và hứa sẽ thư cho tôi hay tin nơi chốn mới. Tôi cũng chúc và cầu nguyện cho Lượm gặp được người tốt, nhiều may mắn trong cuộc đời lưu lạc, tha phương của Lượm.

Sau hai năm, tôi nhận được thư viết bằng tiếng Anh của Lượm kể chuyện nơi xứ người. Lượm đi sang Mỹ theo diện mồ côi, và đã được một gia đình Mỹ ở Texas nhận làm con nuôi. Gia đình ông Smith chỉ có một con gái hơn Lượm bảy tuổi.

Lượm viết: "Lúc đầu bước vào gia đình mới, con sợ hãi, bỡ ngỡ, ngồi co rúm một chỗ. Nhưng ba má Smith và chị Sandy rất tốt đối với con, họ yêu thương và đối xử con rất tốt. Con chưa bao giờ có được tình yêu của cha, của mẹ, của chị em như vậy."

"Lúc đầu con rất rụt rè vì không thể giao tiếp với ba má, chị nuôi được. Cả đời con có đến trường bao giờ, con chẳng biết được một chữ cái Việt Nam, nói gì đến chữ Tây, chữ Tàu. Ba má và chị Sandy rất hiểu hoàn cảnh con và giúp con học chữ từng ngày, bắt đầu từ đánh vần (alphabet spelling) đến toán cộng, trừ."

"Ban ngày ba má đưa con đến trường tiểu học. Con tuy lớn tuổi nhất lớp, nhưng thân hình con lại bé nhỏ như những đứa trẻ thua con năm, sáu tuổi. Cô giáo Christine con rất hiền, và cầm tay cho con viết từõng nét chư. Nhiều lúc cảm động quá, con không ngăn được nước mắt và khóc trong vòng tay cô giáo con. Trời đã ban phước cho con."

"Mỗi tối con về nhà, ba má và chị nuôi con hỏi han việc học và chỉ bảo con thêm. Chị Sandy rất vui khi có thêm một em nuôi (adopted sister). Con chẳng biết làm gì để cảm ơn lòng tốt của ba má Smith. Con đòi làm việc phụ ba má, như hút bụi, cắt cây cỏ, giặt quần áo... Nhưng ba má nói con còn nhỏ, chưa thể làm việc nặng, ráng ăn nhiều, và chăm học là ba má mừng. Con nói, ở Việt Nam từ 7,8 tuổi con đã gánh dưa ra chợ bán với bà ngoại rồi."

"Họ nói đó là bóc lột sức lao động trẻ con hay child abused.

"Qua gần hai năm, con đã hội nhập được với gia đình mới của con."

"Giờ đã mùa hè, con được nghỉ học hơn 2 tháng, ba má Smith cho con đi bơi lội và đàn piano trong trường cộng đồng. Chị Sandy đã dời nhà, vào ở trong trường Đại học nội trú ở Austin, vài tuần chị về thăm nhà."

"Con thật cảm ơn tấm lòng nhân đạo của người Mỹ nói chung, và ba má Smith cùng chị Sandy nói riêng, họ rất tốt với con. Tình yêu thương, che chở của họ, con xin ghi ơn suốt đời con. Con không còn là đứa con lai lạc loài, bất hạnh nữa cô ạ".

"Tượng Đức Phật Quan Âm cô cho con, con vẫn đeo ở cổ. Con xin tạ ơn Trời Phật đã phù hộ cho con. Con cầu Phật độ trì cho ba má Smith và chị Sandy được khỏe mạnh, sống bên con suốt đời. Và con cũng cầu mong những đứa trẻ nghèo đói, mồ côi còn lại ở Việt Nam sớm được gặp phước hạnh như con..."

Tôi gấép bức thư lại, và mỉm cười chia vui với niềm hạnh phúc của Lượm, đứa bé lai ngày nào.

"Ai ăn chè xôi nước, chè chuối chưng nước dừa hôn..." Tiếng rao bán chè của Lượm như còn văng vẳng bên tai tôi.

(Viết theo lời kể của bé Lượm với tên Mỹ là Joyce Smith)

HELENLE

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Nhạc sĩ Cung Tiến