Hôm nay,  

Ở Mỹ Nhiều Chuyện Lạ...

30/09/201400:00:00(Xem: 35214)

Tác giả: Phạm hoàng Chương
Bài số 4345-14-29745vb3093014

Bài viết mới của tác giả, sau 30 năm định cư tại Hoa Kỳ, kể về nhiều cảnh khác thường trong đời sống Mỹ. Ông là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009.

* * *

Tôi qua Mỹ vừa đúng 30 năm, nói, nghe tiếng Mỹ thông suốt, đọc sách báo coi tivi Mỹ nhiều, quen với phong tục luật lệ Mỹ rồi mà lâu lâu vẫn thấy nhiều chuyện lạ. Có lẽ nó không lạ với dân Mỹ bản xứ, tuổi trẻ Việt Nam sinh và lớn lên ở đây, hay người Việt qua đây từ 75, nhưng với tôi, có lẽ cái văn hóa Việt hấp thụ từ nhỏ nó còn rõ nét, nên thấy là lạ.

Như cái bà Mỹ đen già yếu đi ngơ ngơ trên bờ xa lộ mới đây bị anh cảnh sát da trắng vạm vỡ vật ra đất, thoi đấm loạn xạ, tivi báo chí loan tin liên tục mấy ngày liền, ai nấy đều thất kinh. Ở Mỹ, phụ nữ là number ONE, đàn ông number TEN, chồng đánh vợ đi ở tù, mất job, mà sao có chuyện lạ như vầy?

Hỏi ra là như vầy: anh cảnh sát thấy đi như vậy nguy hiểm quá, ngừng xe, xuống yêu cầu không được đi như vậy nữa, nguy hiểm. Thay vì nghe lời, bà lại to tiếng mắng chửi sao đó, hắn nổi xung lên, lôi vật ra đất, thoi đấm túi bụi vô ngực vô mặt cho hả tức. Cũng khá khen ai rình đâu đó hồi nào mà quay được cái video "shocking" đó phát tán lên mạng nhanh như điện, mới vài ba ngày mà cả thế giới đều biết.

Lạ ở chỗ cảnh sát chuyên nghiệp, rành luật lệ hơn ai hết, mà không kiềm chế nổi sự nóng nảy, đàn ông to con lực lưỡng mà lại ra tay vũ phu liên tục với một bà già co quắp nằm chịu trận dưới đất. Lạ hơn nữa là bà già được ty cảnh sát bồi thường một triệu rưỡi "đô" để lo thuốc thang, còn hơn trúng số độc đắc. Cả đời đi làm để dành chắc gì đuợc một triệu, mà bà này chỉ cắn răng chịu đòn có hai phút mà ẵm được số tiền lớn như vậy. Ai nói bà ta xui xẻo gặp trúng anh cảnh sát thứ dữ? Phải nói "hên lắm mới gặp cop Mỹ trắng", vì ngay từ đầu, da trắng mà đánh da đen đã là bị lỗi "kỳ thị chủng tộc"rồi, chưa nói tới ai lỗi ai phải. Mỹ đen mà đánh Mỹ đen, hay trắng mà đánh trắng, chưa chắc đã được bồi thường nhiều vậy. Hên nữa là nhờ có kỹ thuật cell phone, camera tối tân ai đó quay đúng lúc, rồi lại thêm nhờ có tự do thông tin, không có mấy cái ban bệ của cái đảng đỉnh cao trí tuệ nào đó kiểm soát, nên mới có thể đưa ra làm bằng chứng không chối cãi được. Đúng là "Tái bà mất ngựa". Tưởng là xui mà hóa ra lại có lộc lớn.

Nói chuyện cảnh sát Mỹ, mấy ông "cop" này cũng có nhiều ông tự tung tự tác quá đáng, có súng trong tay nên ra tay bắn chết dân oan hoài hoài, vì lý do tự vệ, hay vì quá đa nghi, thấy ai cũng nghĩ họ sắp bắn mình, chi bằng "tiên hạ thủ vi cường" cho chắc ăn. Đàn ông bị bắn không ai nói, trẻ con vị thành niên và đàn bà nhỏ con cũng bị bắn chết thẳng tay, nên báo chí tivi mới làm to chuyện đăng tin liên tục. Nạn nhân bị bắn là Việt Nam cũng có, mà Mễ, hay Mỹ đen cũng có, nên luật sư bênh vực lấy lí do kỳ thị dân thiểu số hầu như luôn luôn thắng kiện, được đền bù.

Lại nhớ hôm nọ mình đang chạy trên freeway 10 West, tính exit xuông Harbor mà trời nắng chóa mắt, phải mang kính đen, nên tưởng lầm Haster là Harbor, bèn mở đèn signal. Vừa quẹo phải xuống thì chợt con mắt nhận ra Haster, bèn vội vàng thụt lui, quay lại lên freeway, đậu đỡ trên khoảng đất tam giác bên lề (shoulder) mấy giây, ngoái cổ lại coi có xe tới không.

Không thấy xe tới, bèn len vô slow lane chạy tiếp, ai dè xe police rượt theo tức thì, chớp đèn xanh đỏ loang loáng. Trong bụng tự hỏi mình đâu có làm gì sai trái, đau khổ tìm chỗ đậu. Tên cop trẻ Mỹ trắng hỏi tại sao đậu ở "shoulder". Trả lời "để ngoái cổ lai coi không có xe chạy tới thì đi tiếp". Nó nói,"Never park on the shoulder!" Tôi thấy vô lý, bực mình to tiếng, "Vậy chứ mấy nguời làm xa lộ built cái shoulder đó để làm gì? Lỡ xe bị trouble có chỗ để núp vô tránh chứ. Nó nói, "Nhưng xe ông không có trouble ". Mình cũng hết biết đường cãi. Thế là nó cho cái ticket 290 $, nuốn học traffic school thì 350$. Mất tiền oan đã tức, mà bực mình phải lái qua Wesminster ra tòa xin giảm xuống, mất công nữa,chưa kể bị 1 point vô record. Bạn tôi nghe chuyện, góp ý, "Phải chi lúc đó anh mở đèn emergency chớp chớp, bước ra khỏi xe, mở hood lên, giả đò lúi húi sửa... thì cop nó không phạt rồi. Tôi đã từng làm như vậy rồi." Ai mà biết cái trick đó, ở Mỹ đậu bằng lái 29 năm rồi mà còn không biết có cái luật hễ signal xuống exit là phải xuống luôn,rồi tìm đường lên freeway lại sau. Xưa nay biết bao lần "bé cái lầm" như lần này rồi, có sao đâu. Cuốn sách DMW phát để học thi bằng lái đâu có nói vụ exit freeway đó. Với lại, ai mà ngờ là có xe police đang trờ tới đàng sau. Năm xui tháng hạn, nói theo tử vi, đại tiểu hạn trùng phùng ở Thiên Di, có Song mã gặp song Triệt,quan phù thái tuế bạch hổ, thì phải chịu nạn ra tòa thôi.

Rồi chuyện nhà thương ở Mỹ, cũng "chém kinh hồn không thua gì bên VN. Năm ngoái, tôi ăn mít bị bón 3 ngày không đi cầu được, ba ông bác sĩ tây y lẫn đông y dọa "ruột tắc", đi emergency cứu cấp gấp, kẻo phải mổ cắt bỏ một khúc. Ở community hospital, bác sĩ soi ruột cũng nói ruột xoắn, phải nằm lại overnight để theo dõi. Ai dè, ngủ nhà thương chưa trọn đêm, khuya thấy khô cổ, dậy uống mấy cốc nuớc mà sáng sớm đi toilet bài tiết sạch ruột không chút khó khăn, bèn bỏ ra về không cần ở đợi xin phép bác sĩ.

Chỉ có vậy mà Bill nhà thương gửi về cho hay charged 13,300$, nhưng hãng bảo hiểm SCAN trả hết. Kể chuyện cho anh bạn Văn Kỳ là bác sĩ giải phẩu ở Bolsa Clinic nghe, anh nói đừng quá lo cho hãng, hãng chỉ trả khoảng 1/10 số tiền đó thôi, giao kèo giữa nhà thương và hãng bảo hiểm vốn là như vậy... nhưng nếu bệnh nhân không mua bảo hiểm mà có income cao, phải make payments trả cho tới kỳ hết luôn. Kỳ còn nói nhà thương ở Mỹ là cái máy chém, kể chuyện có bà chủ tiệm nails nọ, có bầu to sắp sanh, mua bảo hiểm tư lâu nay hơi đắt nên tự nhiên cancel, nhập vô bảo hiểm "family plan" của chồng (làm hãng) cho rẻ, không ngờ bể bầu sớm, vô nhà thương sanh, nhà thương charged hơn 100 ngàn.

- Trời đất... Sao kỳ vậy? Bảo hiểm mới đâu không trả?

- Là vì bảo hiểm cũ đã canceled rồi mà thủ tục nhập vô bảo hiểm mới giấy tờ chưa hoàn tất, nên 2 hãng không hãng nào chịu trả. Vợ chồng méo mặt, phải è cổ trả hàng tháng cho tới hết nợ, nếu không, phải khai bancruptcy/ phá sản.

- Thảo nào hồi mới qua Mỹ năm 84, có dạo tôi lái xe mà hà tiện không mua bảo hiểm, bà cô họ ở Fresno chỉ mặt dạy cho một bài học nhớ đời: tuyệt đối phải mua insurance, không mua, lỡ tông người ta bị thương, họ kiện, khai nay đau chỗ này, mai đau chỗ kia... luật sư bác sĩ xúm lại đòi ăn tiền đủ thứ là tiêu đời, phải trả tiền thuốc cho họ hàng tháng cho tới chết mới thôi.

Rồi lại chuyện trúng số Powerball. Ở VN ngày xưa, nghe Trần văn Trạch ca hát ra rả trên radio dụ đồng bào ta"mua vé "kiến thiết quốc gia", lô độc đắc một triệu đồng đã là kinh khủng, cầu trúng được đã là việc hiếm có, bên Mỹ này, vé số đủ loại, tiểu bang, địa phương, toàn quốc, ở đây thì có Cali lottery... mua vé gì cũng có, đặc biệt vé powerball mỗi lần dồn lại 2 ba tháng không ai trúng, mà trúng là trúng hai ba trăm triệu đô, có khi 400 mấy triệu, trừ thuế còn hơn 1 nửa, nuôi cả dòng họ hai ba đời cũng chưa hết, vậy mà thiên hạ trúng lia chia, năm ba tháng lại nghe tin chỗ này trúng, chỗ kia trúng, Mỹ có, Việt có.

Đôi khi đâu phải ông bác sĩ nọ, bà nha sĩ kia trúng, mà toàn công nhân lương ba cọc ba đồng ở thuê ở trọ, thợ nails, ông bà già ốm yếu gần chết trúng mới là lạ kỳ. Nói theo nhân quả nhà Phật thì kiếp trước họ bố thí nhiều nên kiếp này tới một lúc nào đó, nhân duyên chín mùôi, tình cờ mua chơi mà trúng độc đắc, lấy lại cả vốn lẫn lời. Mà sao thấy họ đâu có tụng kinh đi chùa... hay đi nhà thờ gì. Sống kiếp này cũng thấy có làm từ thiện gì đâu, bơ bơ không hiểu gì về tôn giáo, mà vẫn trúng như ngáp phải ruồi. Thảo nào bên VN nghe tin, cứ nghĩ bên này tiền đô rớt đầy đường như lá rụng mùa thu, thấy Việt kiều về nước là tha hồ tìm cách "chém chặt".

Tôi thì tin tưởng cái gì cũng có nhân duyên, lí do, chứ không tin ở coincidence, ở sự tình cờ ngẫu nhiên. Mọi sự trên đời này đều liên hệ chặt chẽ với nhau trong một cái lưới nhân quả bao la lồng lộng, có nhân duyên mật thiết với nhau, chỉ tại mình còn phàm phu, vô minh, nên chưa biết hết được huyền bí của trời đất đó thôi.

Rồi lại nói về thuế. Ở Mỹ đủ thứ thuế. Ai nghĩ ra được hệ thống luật lệ thuế má Mỹ cồng kềnh nhiều chi tiết li ti thật là những vị tài cao học rộng, có những bộ óc siêu đẳng. Từ trên xuống dưới, kể cả chỉ có thẻ xanh thường trú, ai cũng phải đóng thuế. Ỏ Mỹ, tự do ngôn luận, báo chí, đi lại... thì sướng thật, công dân Mỹ đi du lịch nước khác khỏi cần xin visa (trừ mấy nước cọng sản), nhưng chỉ có ai thật giàu, hay thật nghèo, mới "sướng". Nghèo sơ sơ thì được "tax refund". Nghèo dưới mức trung bình khỏi khai thuế, miễn đóng thuế, còn được hưởng trợ cấp xã hội, tiền già, medicare, được y tá tới nhà massage, therapy, đuợc xe bus chở đi chơi free... Giàu loại triệu phú, tỷ phú... thì tha hồ an hưởng giàu sang, phú quý, bị đánh thuế 40%, 50% hay trên 60% cũng vẫn giàu có, làm từ thiện được trừ bớt thuế, bỏ tiền khai thác đất hoang được trừ thuế 5 mười năm...

Thuế có nhiều thứ, chính yếu là income tax, property tax và sale tax. Thuế income tax (lợi tức cá nhân), hễ lương cao thì thuế cao, có mức ấn định (bracket) hẳn hoi. Độc thân phải đóng trọn, có gia đình con cái thì được trừ bớt theo đầu người phải nuôi, đi học thêm cũng đuợc trừ để khuyến khích mở mang dân trí, mua nhà cũng được trừ để kích thích kỹ nghệ địa ốc, tăng trưởng kinh tế. Lương 5 bảy chục ngàn 1 năm thì mức thuế cũng OK, dao động từ 10 tới 20%. Nhưng lương trên 100 ngàn thì đóng tới 33% cho người độc thân,trên 150 ngàn thì tới 40%, bạn có tin không?

Con tôi, lương 110 mà tháng nào cầm cái paycheck cũng méo mặt vì bị trừ 3 ngàn rưỡi thuế, phải tự an ủi là đã làm phước, gián tiếp làm từ thiện qua các chương trình chánh phủ giúp đỡ người nghèo, đau bệnh, già yếu ăn trợ cấp xã hội.

Con gái anh Lý, làm dược sỹ, có bằng chế thuốc, lương 180 ngàn mà take home có 80 ngàn. Thuế nhà đất (property tax) trung bình là 1% giá trị ngôi nhà vào thời điểm mua, nhà càng đắt thuế càng nhiều, trung bình từ 3 ngàn tới 10 ngàn một năm, và mỗi đầu năm trước mùa khai thuế, giấy đòi thuế gửi tới nhà. Nhưng mà coi chừng, không phải thuế này bất di bất dịch tính từ năm mua, mà cứ tự động mỗi năm tăng thêm 2% trên thuế năm trước đã đóng... Cho nên, nhiều người già lợi tức ít mà ở nhà quá to một mình, con cái không phụ giúp, không đủ sức đóng thuế nhà, phải bán đi, ở share phòng, mướn studio dành cho các cụ "low-icome elderly", hay vô nursing home ở. Tôi có ông bạn Mễ nhà giáo đồng nghiệp ở San Jose, lương hưu cao hơn 4 ngàn 1 tháng,vợ cũng có hưu riêng, mà không dám bán nhà cũ cổ lỗ sĩ (mua 50 năm trước) để mua nhà mới kiểu tân thời, chỉ vì "mua nhà mới, chịu thuế mới". Nhà cũ mua giá 30 ngàn, thuế có 300$ 1 năm. Nhà mới 800 ngàn, thuế tới hơn 8 ngàn. Anh ta xây thêm phòng trên khuôn viên đất ở cho rộng rãi, sửa sang theo kiểu mới, chứ nhất định không mua nhà mới. Cũng là một bài học rất hay.

Còn thuế sale tax thì khỏi nói, ai ở Mỹ cũng biết ra phố, vô tiệm mua sắm, mua món gì cũng phải chịu thêm thuế, trừ thức ăn tươi chưa chế biến như gạo thóc, rau quả,thịt cá. Cuộn giấy vệ sinh, ly tách, áo quần, giày dép, máy móc thành phẩm...nhất nhất cái gì cũng cọng thêm 7% sale tax, Cali bây giờ tăng lên 8%. Ngay cả món ăn nấu sẵn bán ở tiệm, con gà rôti, cái bánh apple pie...cũng phải cọng thêm sale tax. Thật là lạ.

Chưa kể đủ thứ bảo hiểm phải mua ở Mỹ. Chưa có nhà thì mua xe đi bắt buộc phải có bảo hiểm. Phải có bảo hiểm sức khỏe. Có nhà thì phải mua bảo hiểm cháy nhà. Nhà gần con sông thì nhà bank cho vay mortgage buộc phải mua thêm bảo hiểm lụt. Có vợ yếu con thơ thì phải mua bảo hiểm nhân thọ. Già ngoài 70 thì nên mua bảo hiểm hỏa thiêu, hay mua đất chôn cất.

Cho nên, trên đời này, xét cho cùng, không có cái gì gọi là "free". Được cái này, mất cái kia. Muốn sống ở Mỹ tự do sung sướng, nhân quyền bảo đảm thì phải chịu đời sống đắt đỏ, nhà đắt, xăng đắt, trả đủ thứ thuế và bảo hiểm... Muốn có cuộc sống thong thả ở Mỹ, hưởng thụ các tiện nghi kỹ thuật tối tân của vi tính, I- phone, I-pad.... phải có tài, bản lãnh, học thức, chuyên môn, có lương cao, chịu khó học, chịu khó làm, ít ăn chơi, biết cách tiêu xài khôn ngoan... Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN, Trung Quốc, Bắc Hàn, các nước Trung đông, Nam Mỹ, Phi châu... ở đó vô số người đói nghèo, vô sản, trộm cướp, chỉ lăm le ngày đêm mong mỏi liều mạng vượt thoát được ra nước ngoài để thay đổi phần số hẩm hiu.

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
21/10/202003:19:10
Khách
Ông Chánh Trần ông ở chỗ nào ở Canada mà thuế cao thế? Thuế liên bang giống nhau ở gần như tất cả các tỉnh theo từng mức lợi tức. Thuế tỉnh bang thì suýt soát giống nhau. Nhưng 80,000 mà đóng hơn 50,000 thì hoàn toàn vô lý.
09/10/201420:04:10
Khách
Conmeo , nếu ở VN tự do hơn thì tại sao dân đi biếu tình chống tàu cộng cướp đất thì bị bắt bỏ tù? Nếu ở VN tự do hơn thì conmeo có ngon ra đứng ngay trước quốc hội chửi thằng già hồ chí minh xem có bị bỏ tù không? Còn ở Mỹ nầy, tuy không tự do bằng ở VN (theo sự so sánh của conmeo), nhưng dân chúng có quyền đứng ngay ngoài đường chửi tổng thống Obama là bull shit, kẻ nói láo vẫn không bị sao hết....
07/10/201423:22:46
Khách
Con mèo, vậy thì thật không hiểu tại sao ở VN sướng vậy mà ai có cơ hội cũng kiếm đường đi qua Mỹ để định cư sinh sống, "kẹo kinh hoàng" chi vậy cà ? Dân mỹ ngu thật, ở VN cái gì cũng có mà không thấy ai bỏ qua VN ở là sao ? Ở VN chẳng cần có số mới giàu, chỉ cần có ... lý lịch là giàu rồi. Sướng vậy thì đọc báo nhà giàu chứ lén lút chui qua đây đọc báo nhà nghèo làm chi cho tức. Dốt.
07/10/201420:52:29
Khách
Thế "con meo" ở Vn "vượt tường lửa" để đọc VB online bên Mỹ có dễ không? Bên Mỹ không cần "vượt" gì ráo. Ai muốn lên mạng coi báo gì tha hồ coi, khỏi sợ bị ai kiểm duyệt,báo cáo, kiểm điểm hay bỏ tù gì cả..
04/10/201421:11:21
Khách
Ở VN còn tự do hơn, nhân quyền cũng có đủ, đi gặp bác sĩ dễ dàng. Conputer, iphone, ipad cái gì cũng có, khỏi mua bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ.. gì hết. Tui không cần ba cái nhân thọ chi cho tốn tiền. Có coi channel dân Mỹ tiết kiệm, kẹo kinh hoàng không. Số giàu ở đâu cũng giàu.
02/10/201418:55:42
Khách
The tax rate of 39.6 percent affects singles whose income exceeds $406,750 .00.

Nói ông Mễ đó là những người trên 55 khi bán nhà cũ mua nhà mới vẫn được hưởng thuế thổ trạch trên giá nhà cũ, điều này chỉ được xử dụng 1 lần trong đời thôi,
01/10/201413:29:23
Khách
Chào anh Chương,
Hay lắm. Cũng như anh nói, hiện nay bên Hoa Kỳ có nhiều điều lạ. Có lúc không thông cảm được.
Chúc anh bình an.
Sáu
01/10/201404:03:08
Khách
P0ROPERTY TAX Ở CALI CHỈ CÓ 1% VALUE NHÀ, CHỨ Ở TEXAS TỚI HƠN 2%. Thuế mỗi tiểu bang mỗi khác.
01/10/201403:30:22
Khách
Thua Ong Hoang Dung,

Toi xin chac la Ong chua bao gio qua Canda. Loi tuc 80.000,00 phai dong thue den 52%, ttien con lai di an, cho bua, ao quan, bia va do nham deu dong 15.6% (sale tãx). Nha cua?, Nha toi da 70 nam cu ky, mua 103.000,00 cach day 16 nam, phai dong thue 5000,00 moi nam. Bao hiem xe? 1100,00 moi nam (2006-KIa). Giay phat dau xe qua gio 148.00. chay 20 cay so nhanh hon quy dinh $400 tien phat cong them -7 diem vao ho so lai xe. Muon an com nha hang pahi tra them 15% tien phuc dich cong thue. Chua het, neu doc than, chinh phu se gui xin ong them thue neu nam qua ong co lam them vai contracts extra. Nhung bu lai, co vai ba dua con thi suong lam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,576,577
Đây là bài viết thứ hai của Kông Li về Boston, ngày hội marathon. Bài đầu la năm trước,
Lịch sử hải quân Hoa Kỳ rồi đây sẽ có trang kể về một sĩ quan gốc Việt xuất thân từ thợ nail. Lý lịch: Mẹ là cựu tiểu thư Sàigon,
Lịch sử hải quân Hoa Kỳ rồi đây sẽ có trang kể về một sĩ quan gốc Việt xuất thân từ thợ nail. Lý lịch: Mẹ là cựu tiểu thư Sàigon,
Thành phố ít người Việt tị nạn, bao năm yên lành, bỗng có chuyện ầm ĩ kiện tụng vì một quyển lịch ghi “30 Tháng Tư” là “Ngày Giải Phóng Miền Nam”.
Sau “Một Ngày Về Quê...”, viết vê một ngôi chùa Phật Giáo, tác giả góp thêm truyện về mùa phục sinh tại nhà thờ.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục,
“Trong biến động cuối tháng Ba năm 1975, người ta thấy xác ông Nguyễn Hữu Thính trên bờ biển Thuận An. Ông được một người dân an táng tại An Bằng. Mong tìm thân nhân người quá cố.”
Nói đến việc tù nhân trốn trại ta phải đề cập đến một cuộc trốn trại thật táo bạo,
Đây là một truyện nhẹ nhàng cho thời điểm tháng Tư đau thương của người Việt tự do.
Không phải chuyện nước Mỹ những là chuyện trong đầu nhiều thế hệ người Việt tại Mỹ. Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến