Hôm nay,  

Hình Như Là Định Mệnh

05/03/201400:00:00(Xem: 28019)
Tác giả: Phạm Ngọc
Bài số 4155-14-29565vb4030514

Tác giả sinh năm 1942, đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Những bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do”; “Con Ngựa Già Trên Đất Mỹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Tôi không tin ở tử vi bói toán. Nhưng mười mấy năm sống với mấy ông thần nửa người nửa ngợm bên nhà, tôi cũng như đa số bạn bè khác, không có gì bám víu để tin tưởng là sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn, nên cứ nghe chỗ nào có ông bà thầy bói nào hay là đến xem. Để biết số mình có được một sự đổi đời nào không?

Qua Mỹ, mấy năm đầu tiên, năm nào tôi cũng đợi đến gần Tết móc túi đem “cúng” hai chục đô la cho mấy ông bà thầy bói để mua một cuốn lịch tử vi. Mua riết hai, ba năm gì đó, thấy mấy sư phụ đoán mò trật lất 100%, hình như năm nào cũng đổi lời bàn từ con giáp nầy sang con giáp khác, sau khi kê khai ra hàng loạt những sao, hạp và không hạp với tuổi mình trong năm đó! Đố ai nhớ hết và biết được mấy sư phụ muốn nói gì với những sao như vậy? Ít khi mấy ổng nói con giáp nào thật xấu, thật xui. Con giáp nào cũng có cái xui cũng có điều hên! Nói theo kiểu “bù trất” ấy mà! Nên tôi “nghỉ chơi”, không thèm mua lịch bói toán tử vi nữa!

Đúng là bói ra ma, quét nhà ra rác như các cụ ta ngày xưa thường nói! Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng phải chăng có một định mênh đang ở đâu đó quanh chúng ta và có dịp là bủa vây và cột chặt đời chúng ta lại với nhau, cho dù chúng ta muốn hay không muốn? Phải chăng mỗi một người chúng ta đều có một phần số, không ai tranh dành số phần của ai được cả? Câu chuyện sau đây của gia đình người bạn thân chúng tôi đã chứng minh điều nầy. Vì chuyện thật mà nghe cứ như là tiểu thuyết.

Khi tôi xin phép anh chị được ghi lại nguyên văn câu chuyện, chị nói: “Thôi mà, mấy anh chị có thương tụi nầy thì nghe xong rồi bỏ qua đi. Coi như là “mua vui cũng đưọc một vài trống canh” thôi! Viết ra nhiều người lại tưởng mình biện bạch cho cái nầy cái nọ, nói là tụi mình qua đến đây rồi mà còn mê tin dị đoan! Và lại còn nghĩ tụi mình đề cao tử vi bói toán, quảng cáo cho ông thầy nào nữa thì khổ! Mấy Cha mà biết mình lại còn phải đi xưng tội nữa đó!”

Nhưng người viết bài nầy đành xin lỗi anh chị vậy, vì câu chuyện anh chị lạ quá.

Sau đây là câu chuyện chị Phương đã kể.

*

“Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo nên phải vừa đi học vừa bán bánh cam và thuốc lá nuôi mấy đứa em. Mẹ mất sớm, bố tôi lại là sĩ quan vừa đi tù về, nên không có công ăn việc làm. Thế là bố dọn một tủ thuốc lá, tôi ngồi kế bên, vừa học bài vừa bán phụ bố, vừa ghi sổ mấy người cùng xóm mua thuốc lá thiếu! Ban ngày đi học ở Gia Long (sau 1975 đổi thành Trường Nguyễn thị Minh Khai), vừa đi học vừa đem mấy bịch me hay cốc, ổi vào lén bán cho mấy đứa bạn thân cùng lớp con nhà khá giả muốn giúp đở tôi. Chiều về, sau khi mấy cha con ăn uống xong, tôi lại phụ dọn tủ thuốc ra đầu đường Cao Thắng gần nhà để vừa học bài dưới ánh đèn đường vừa phụ bán thuốc lá. Thi tốt nghiệp cấp ba xong tôi nộp đơn hai, ba trường Đại Học với ước mơ là sẽ đi xa hơn để có thể giúp gia đình nhiều hơn.

Đại học nào cũng từ chối vì lý do…lý lịch tôi xấu quá! Bố là sĩ quan ngụy, lại xuất thân từ trường Cây Mai nữa! Tôi không nản chí, tiếp tục nộp đơn vào các trường cao đẳng, ít ra thì vấn đề xét lý lịch ở các trường nầy cũng nhẹ hơn. Tôi được nhận vào học Cao Đẳng Sư Phạm. Lúc vào phòng tổ chức trường Sư Phạm hỏi khi học xong thì sẽ được dạy ở đâu thì họ trả lời sẽ được “điều” lên dạy ở các vùng sâu vùng xa với đầy đủ lương bổng (mấy chục đồng một tháng!) và mười mấy kí gạo tiêu chuẩn.

Bố tôi nói: “Con là con gái mà lên mấy chỗ đó thì chỉ có nước nộp mạng, trước hết là cho muỗi mòng sốt rét, sau là cho mấy thằng bộ đội răng nanh mã tấu!” Tôi năn nỉ xin bố cho đi học, vì như thế mới có mười mấy kí gạo để nuôi gia đình bảy người và được thêm mấy chục đồng để phụ vào đi chợ! Nhưng Bố tôi nhất định không chịu.

Tôi lại nộp đơn thi nữa, và chuyển qua học Trung Cấp Ngân Hàng. Tốt nghiệp xong, họ bảo tôi lên môt ngân hàng ở Thủ Đức để trình diện. Tôi mượn bố chiếc xe đạp cà rịch cà tàng mà bố vẫn đi mua thuốc lá sĩ về bán để đạp lên Thủ Đức. Đi từ sáng sớm, đạp mấy chục cây số đường trường, ngược gió và bụi mù trời, tôi vừa đạp vừa khóc. “Chúa ơi sao con khổ quá thế này?”

Đến nơi, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, thở không ra hơi, tôi vừa mới leo lên tầng thứ 10 của toà nhà gặp họ thì họ bảo đã tuyển đầy đủ nhân viên, nói tôi về Ngân Hàng Nhà Bè, có thể ở đó đang cần người. Đến Nhà Bè họ lại nói đã đủ người, nên đi tìm chỗ khác. Ngân Hàng cuối cùng nhận tôi vào làm là Ngân Hàng Quận 5 sau khi đạp chiếc xe cà khổ đi khắp các chi nhánh trong mấy tháng trời để xin việc. Tôi làm ở đó, được tất cả mọi người thương mến, có lẽ do tính cần cù chăm chỉ và ít nói của tôi.

Kế bên nhà tôi ở lúc đó có chị Bích người Đà Nẵng vào mua một căn nhà nhỏ trong cư xá Đô Thành để các cháu của chị ngoài Trung vào Sài gòn học Đại Học có nơi cư ngụ. Chị Bích rất thương tôi và hay kêu tôi cùng hai cô bạn nữa, qua nhà ăn uống mỗi khi chi bán được món hàng gì đó có lời kha khá. Tụi tôi thường chọc phá chị, nói:” Hôm nay chi Bích mình dzô mánh rồi nhen !”

Năm 1990 có gia đình người thân của chị ở Đà Nẵng vào chuẩn bị phỏng vấn đi Mỹ theo diện đoàn tụ. Tuần nào chị cũng kéo tụi tôi qua nhà ăn uống “để đến khi qua Mỹ rồi tụi nó sẽ không quên chị em mình bên nầy được”.

Lúc đó thật tình tôi cũng chẳng quan tâm đến vần đề đi Mỹ của vợ chồng anh Phan và hai cháu. Lúc gặp mặt ăn uống chung, tôi chỉ nói chuyện với vợ anh, chị Bích và hai cô bạn. Trước ngày gia đình anh Phan lên máy bay, chị Bích nhắn với chúng tôi: “Ngày mai mấy đứa xin nghĩ buổi sáng để ra phi trường Tân Sơn Nhất đưa vợ chồng con cái thằng Phan đi Mỹ nghe chưa? ” Tôi từ chối vì không thể nào xin nghỉ ở Ngân Hàng được vì đang mùa cao điểm của mấy tổ hợp đem tiền đến trả nợ. Chị Bích có vẽ giận: “ Mi mà không đi là tau từ mi luôn đó nghe chưa Phương?” Tôi nghe nói hoảng hồn, vì chưa bao giờ chị gọi tôi bằng mi cả! Phải biết là chị đang giận ghê gớm lắm.

Sáng hôm sau tôi đành phải năn nỉ mấy bà xếp ở ngân hàng xin nghĩ buổi sáng để tiễn gia đình một người bạn đi Mỹ. Giống những cuộc đưa tiễn khác, cũng có chụp hình, có chia tay bịn rịn… Tôi đứng nói chuyện với vợ con anh Phan cho đến lúc gia đình họ bước vào phòng cách ly để lên phi cơ.

Những năm tháng sau đó, thỉnh thoảng chị Bích có gọi tôi và mấy cô bạn qua nhà nhận mấy món quà nho nhỏ từ Mỹ gửi về. Liên lạc giữa chúng tôi chỉ có thế. Mười năm sau, tôi được tin chị Phan bị bệnh nan y, đã vô phương cứu chữa. Chị Bích gọi chúng tôi đến nhà và nói: “Tội nghiệp thằng Phan, mới qua Mỹ chưa dược bao lâu…” Ngày được tin chị Phan qua đời, chị em chúng tôi có gọi phone qua chia buồn. Anh chỉ nói cám ơn rồi khóc.

Vài năm sau đến lượt hai cô bạn của tôi cũng được gia đình bảo lãnh. Cô bạn ở Cali, một hôm đi chợ tình cờ gặp anh Phan và hai đứa con. Mừng quá trước cuộc gặp gở bất ngờ, anh Phan mời cô bạn tôi về apartment của 3 cha con nói chuyên cho vui rồi sau đó cùng đi ăn. Trong câu chuyện rôm rả, cô bạn tôi bỗng hỏi: “Anh Phan còn nhớ nhỏ Phương, bạn cùng nhóm của tụi em mà anh đã gặp tại nhà chị Bích không? Bây giờ chỉ còn một mình nó ở lại Sàigòn. Em sẽ đưa địa chỉ nhà và email của nó để khi nào rãnh anh liên lạc với nó nói chuyên cho vui.”

Một hôm đi làm về tôi mở computer ra thấy một địa chỉ email lạ không biết là ai. Tôi đọc: “Một cô bạn của cô Phương vừa cho tôi địa chỉ email nầy nên liên lạc thử. Nếu đúng, và nếu không có gì trở ngại, xin cô Phương liên lạc với tôi cho vui. Tôi vẫn còn nhớ những lần họp mặt ăn uống tại nhà chi Bích, chị họ của tôi. Bà xã tôi mất cách đây ba năm, hai đứa con tôi, một đứa đã lên Đại Học, còn cô con gái đang học lớp 10. Từ hồi qua Mỹ đến giờ tôi làm đủ thứ nghề nhưng chẳng có nghề nào liên can đến chữ nghĩa cả! Bây giờ tôi đang vừa làm thợ, vừa đi học lại ở một trường Đại Học Cộng Đồng gần nhà. Học để đỡ buồn thôi, và để khỏi quên chữ nghĩa !”


Thế là chúng tôi liên lạc lại với nhau. Cho đến một hôm tôi gần như lặng người đi khi đọc những giòng chữ của anh: “ Cuộc sống bên nầy khó quá cho một người đàn ông góa vợ. Đi làm về lủi thủi một mình, lo cơm nước cho ba cha con ăn, tôi như muốn điên lên. Nếu Phương không cho là tôi quá già so với Phương và con cái đã quá lớn thì mong Phương chấp thuận cho tôi được bảo lãnh Phương qua Mỹ với cha con tôi để giúp tôi quán xuyến gia đình”

Cả tuần lể sau đó tôi không biết phải trả lời email cho anh như thế nào. Vào ngân hàng, tôi như người mất hồn. Một chị bạn, cũng là xếp lớn của tôi, hỏi lý do, và sau khi nghe tôi kể chuyện, nói: “Tau thấy mi cũng tôi nghiệp. Mười mấy năm nay đi làm chỉ biết lo cho Bố và mấy đứa em của mi học Đại Học. Bây giờ Bố đã mất, mấy đứa em cũng đã học xong, có công ăn việc làm rồi thì mi cũng phải lo cho thân mi nữa chớ? Đâu, mai mốt mi đưa hình thằng chả tau coi xem sao! Có xứng với mi không? Rồi tụi tau sẽ cho mi ý kiến. Nhưng tau nói thật, và chỉ nói riêng với mi thôi nghe chưa? Mấy ổng mà biết được là tau bay chức đó! Mi cũng nên tìm đường đi qua đó cho rồi. Ở đây suốt đời mi cũng chỉ lên được cùng lắm là chức phó phòng thôi. Mi biết tại sao rồi đó.”

Tháng sau, tôi lại nhận được email cho biết là anh sẽ về thăm tôi trong dịp Tết. Tôi tá hỏa tam tinh, vì chưa kịp chuẩn bị tinh thần gì cả. Khi không từ chỗ hai người chẳng có liên hệ tình cảm gì bỗng nhiên đòi về thăm nhau! Và còn muốn tính chuyện xa hơn nữa!

Anh cho tôi biết ngày giờ anh đến phi trường và dặn tôi ra đón.

Cũng may là phi cơ đáp xuống phi trường vào buổi tối nên mặt mày tôi lúc đó chắc cũng không đến nổi nhợt nhạt lo sợ và khó coi cho lắm! Anh vẫn như ngày nào lúc chúng tôi đưa tiễn anh cùng gia đình ra đi. Chỉ hơi ốm, phong trần và buồn hơn. Anh lầm lũi đẩy hành lý ra cửa, đưa mắt tìm tôi. Tôi cũng định bụng là để xem “ người ta” có còn nhìn ra tôi sau hơn mười năm xa cách không mà “dám cả gan” đòi bảo lảnh tôi qua Mỹ lo cho anh và hai con? Đi qua chỗ tôi đứng không thấy anh dừng lại, tôi thấy vừa buồn cười vừa giận. Vậy mà cũng đòi về thăm người ta! Tôi định quay đi thì nghe tiếng gọi sau lưng: “Phương, Phương! Anh đây cơ mà! Em tìm ở đâu vậy?” Lên taxi đưa anh về khách sạn mà tôi đã đặt chỗ trước xong, tôi đưa anh đi ăn ớ một quán nhỏ gần nơi anh ở rồi về nhà.

Hai tuần lễ đầu tiên anh ở Sài gòn, tôi vẫn đi làm bình th ường vì thời điểm đó gần Tết không thể nào xin nghĩ được. Chỉ sau Tết tôi mới xin nghỉ hai tuần để đưa anh đi chơi đây đó. Chúng tôi chụp rất nhiều hình ảnh: “Để làm bằng chứng cho em sau nầy khi đi phỏng vấn. Anh còn về một lần nữa, có lẽ trong dịp Hè”

“Ông này tham ghê vậy đó. Chưa xong Tết đã lo đến Hè. Bộ không sợ chị ở trên đó buồn hay sao mà gấp rút dữ vậy ông anh ?”

Tháng 7 năm đó anh lại về một lần nữa, và đòi tôi đưa vào ngân hàng “để chào bạn bè và mấy xếp của em”. Sau nầy anh mới tiết lộ cho tôi biết là anh muốn vào để xem có ai đó “đổ lệ khi sắp đưa em sang sông qua Mỹ không?”

Sau chuyến về thăm tôi lần thứ hai đó, anh đem tất cả giấy tờ của tôi qua Mỹ để bắt đầu làm thủ tục bảo lãnh. Tôi vẫn nhẩn nha đi làm, vì cứ tưởng rằng sẽ lâu lắm, ít ra phải hai, ba năm! Nhưng chưa dầy một năm sau, tôi đã được gọi đi bổ túc hồ sơ, giấy tờ xin nghỉ việc và chờ đợi ngày được phỏng vấn. Lần nầy tôi như con lật đật, chạy hết chỗ nầy qua chỗ khác, từ văn phòng nầy đến văn phòng khác.

Ngày phỏng vấn, tôi kéo theo cả một vali nhỏ đầy hồ sơ, hình ảnh, giấy tờ. Trước tôi đã có gần cả chục người bị bác hồ sơ đang đứng xớ rớ trong phòng, mặt mày buồn xo. Tôi hoảng quá, đọc kinh thầm trong miệng để lấy lại bình tĩnh. Nhân viên phỏng vấn hỏi đủ điều về sự quen biết giữa hai chúng tôi và về gia đình anh.

Lúc đưa tấm hình chụp tôi đang nói chuyện với chị Phan và cô con gái, họ hỏi đây là ai? Tôi chỉ từng người một và trả lời rành rọt. Câu tiếp theo, nhân viên di trú hỏi “Cô còn nhớ ở thời điểm cô đưa gia đình nầy đi vào lúc tháng mấy không? Buổi sáng hay chiều, tối?” Tôi đáp đó là vào buổi trưa khoảng cuối tháng 5.

Sau đó họ hỏi thêm về công viêc làm của anh và của con cái anh bên Mỹ. Thời gian phỏng vấn kéo dài như vô tận! Mồ hôi tôi chảy ròng ròng trên trán và trên mặt! Tôi than thầm: “Chúa ơi, sao đi Mỹ khổ quá vầy nè?”

Cuối cùng rồi cũng xong! Nhân viên di trú bắt tay tôi, chúc mừng tôi đã đậu phỏng vấn. Họ còn dặn tôi về xúc tiến những công việc còn lại trước khi đi nhận Visa và mua vé máy bay. Tôi mừng quá, đưa tay làm dấu Thánh Giá cảm tạ Chúa rồi chào cám ơn nhân viên di trú. Tôi kéo chiếc va li nhỏ chạy như bay ra khỏi Tòa Lãnh Sự.

Lại mất thêm một tháng nữa để đi mua vé, vào Ngân Hàng xin giấy nghỉ việc để xuất cảnh. Hôm lên máy bay qua Mỹ, tôi chỉ còn cân nặng có 37 kg!

Nhưng đoạn trường vẫn chưa hết!

Gần hai chục tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay, thêm mấy tiếng quá cảnh ở Hồng Kông, tôi muốn ngất xỉu vì trên phi cơ tôi không ăn uống gì được cả! Bước xuống phi trường Los Angeles, kéo hành lý đi qua cưả khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, một nhân viên di trú người Mỹ hỏi tôi bằng tiếng Việt: “Bà có biết bà qua đây theo diện gì không ?” Tôi tưởng là mình đang bị lùng bùng lổ tai nghe không rõ ông ta hỏi cái gì, nên hỏi lại: “Pardon?” Ông ta cười cười và lặp lại câu hỏi bằng tiếng Việt.

Tôi lại than thầm:” Trời đất! Mỹ mà nói tiếng Việt giỏi như thế nầy làm tui chuẩn bị trả lời bằng tiếng Anh cùng với động từ “tu quơ” chớ!” Tôi nói: “Thưa ông, tôi biết. Tôi qua đây theo diện Fiancée”. Nhân viên di trú tiếp: “Vậy trong vòng 90 ngày bà phải nói với ông tiến hành làm thủ tục kết hôn tại một tòa án hôn phối của Mỹ. Nếu không bà sẽ bị trục xuất về nguyên quán. Chúc bà may mắn trên đất Mỹ.”

Cung cách ăn nói quá lịch sự, cách tiếp xúc và cư xử với những người vừa nhập cư như tôi, kèm theo nụ cười luôn nở trên môi của các nhân viên Sở Di Trú từ Tòa Lãnh Sự ở Sàigòn cũng như tại phi trường Los Angeles đã để lại trong lòng tất cả chúng ta, những người di dân Việt Nam và các di dân khác một ấn tượng đẹp đẽ khó quên.

Nếu không có những buổi ăn uống tiễn đưa tại nhà chị Bích, nếu không có mặt tôi hôm đưa tiễn gia đình anh chị và hai cháu tại phi trường Tân Sơn Nhất vào buổi trưa cuối tháng 5 năm đó thì sẽ không có tấm hình tôi nói chuyện với chị Phan và cô con gái. Tấm hình mà nhân viên di trú đã căn cứ vào đó hỏi tôi lúc phỏng vấn, tôi cũng không biết là ai trong gia đình anh đã chụp và đã gửi cho anh từ khi nào để anh còn nhớ kèm vào hồ sơ xin bảo lãnh.

Và nếu anh Phan đi chợ không gặp cô bạn của tôi thì anh sẽ không có địa chỉ tôi để liên lạc email. Rồi cũng đã quên luôn tôi chứ đừng nói gì đến chuyện bảo lãnh.!

Những buổi ăn do chị Bích đãi, buổi tiễn đưa tại phi trường, buổi gặp gỡ thật tình cờ trước chợ giữa anh Phan và bạn tôi,và tấm hình đưa tiễn, tất cả đúng là những mắc xích đan vào nhau như một sự an bài của số mệnh để đưa tôi qua Mỹ, cột chặt đời anh Phan và tôi để tôi lo cho anh và hai cháu thay chị Phan!

Và hình như cũng đã có một sự sắp xếp nào đó của Ơn Trên để cho tôi được qua Mỹ chữa căn bệnh phụ khoa hiểm nghèo mà tôi đã vướng phải từ những năm tháng sống nghèo khổ và thiếu thốn cùng cực tại quê nhà.

Nếu không được qua Mỹ, nếu không có nền y khoa tuyệt vời cùng các Bác Sĩ tài hoa, những thiên thần áo trắng của bệnh viện UCI thì chắc chắn tôi không còn giữ được mạng sống mình cho đến ngày hôm nay.

Xin cám ơn đời, cám ơn người, cám ơn định mệnh, và nhất là cám ơn nền Y Khoa cùng các bác sĩ, những thiên thần áo trắng của Bệnh Viện UCI đã cứu tôi!

Và xin cám tạ Chúa đã ban cho con lại mạng sống hôm nay.”

Phạm Ngọc

Ý kiến bạn đọc
14/05/202121:55:57
Khách
cialis 20mg low price: <a href=" http://cialisbnb.com/# ">buy cialis doctor</a> order original cialis online
https://cialisbnb.com/# buy cialis with paypal
11/03/201410:41:25
Khách
I do not like the new website, I have a hard time to print the stories that I like,
I now can only print 1 page at the time instead of the whole story (many pages) like
before. Why make things more difficult ? Viet Bao has been my favorite online newspaper
and I hope Viet Bao will pay attention on this subject. Regards,

===========================================
Function print full article in one page is in the develop list.
thanks for comment.
Web Development Team
08/03/201400:02:04
Khách
Đã ba tháng nay chính quyền VN đã dùng firewall ngăn chặn site Vietbao.com chúng tôi trong nước hiện nay rất khó khăn vào website Vietbao.com đọc tin tức, cảm ơn ban kỹ thuật đã giúp làm cho trang chạy được nhanh và gọn, chúng tôi hiện nay đã có thể tạm xem được chút đỉnh không bị dòng lũ internet cuốn đi mất (timeout) khi xem trang qua các proxy. cám ơn ban kỹ thuật đã làm nhẹ trang web để người dân trong nước có thể bằng đường vòng vào xem trang báo được tốt hơn. Tôi rất mê đọc truyện Viết Về Nước Mỹ, nhờ phân đoạn trang nên hiện nay trong nước xem được dễ hơn.

Không biết vì nguyên nhân gì đã ba tháng qua VN dùng firewall khóa chặt site Vietbao.com không cho vào bằng bất cứ nhà cung cấp mạng nào ở VN. Người dân như chúng tôi phải đi đường vòng khá gian khổ và chậm để vào vietbao.com
07/03/201417:42:17
Khách
có một chuyện vui như sau:
trên một con đường ở nước Mỹ bị ngập lụt có rất nhiều người đang phải lội bì bõm trong dòng nước lũ để qua bên kia bờ
May mắn có một chiếc xe truck với bánh to do một người da trắng cầm lái chạy ngang qua, họ dang tay ra vớt tất cả các người xung quanh đến mức có thể và đi tiếp.
Một lúc sau có một chiếc xe truck khác của người Hàn Quốc nói sí sô sí sào tiếng Hàn và cuối cùng họ vớt tất cả các người Hàn Quốc đi theo.
Một lúc sau có một chiếc xe truck hác của người Nhật cũng sí sô sí sào tiếng Nhật và cuối cùng họ vớt tất cả người Nhật đi theo xe.
Thật là may mắn cuối cùng thí cũng có một chiếc xe truck chay ngang với tiếng nhạc vang to "Người con gái Việt Nam da vàng....." các người Việt đang lội bì bõm trong dòng lũ mừng lắm chắc là phen này mình được vớt để đi qua, không ngờ chiếc xe chạy ngang qua thấy rồi người tài xế lấy mắt ngó, xong rồi mau mau nhấn ga dọt thẳng

Qua tới bên kia bờ các phóng viên hỏi người da trắng sao anh với người thì được anh ta trả lời là muốn giúp người nghèo, anh chàng người Nhật và Hàn thì nói là muốn giúp đỡ đồng hương, riêng anh chàng Việt Nam thì trả lời là nếu họ mua xe tốt giống tôi thì đâu cần ai giúp và anh ta cười đi thẳng......
07/03/201414:06:04
Khách
yes, doc kieu nay chac thoi dep khoi doc luon cho roi...tha la down load 1 lan roi scroll down doc het bai....bay gio phai cho download each page de doc...nhanh may add up cung thanh cham...why make it harder...life is complicate enough...keep it simple please.
06/03/201420:53:23
Khách
Cau chuyen de thuong qua. Chuc anh chi luon hanh phuc ben nhau !
06/03/201420:40:08
Khách
Tôi không hiểu rõ lắm về kỹ thuật, tuy nhiên theo tôi cách design của Website mới về mặt nghệ thuật không bằng website cũ. Đó là chưa kể đến sự kém thuận tiện và thoải mái cho độc giả khi theo dõi những tiết mục của Việt Báo( như vài đọc giả đã góp ý). Hay ta cần thời gian để quen với cái mới!
Mimosa phuong vinh
06/03/201420:03:40
VNVN
Bạn Mai Tran có thể cho biết OS đang sử dụng là gì? Windows XP, Windows 7, Windows 8, Mac OS, , iOS, Android phone, hay là Chrombook ?
Rất cảm ơn bạn đã góp ý. Theo server report thì chương trình mới tạo trang web trong vòng 0.078s tức khoảng 78 phần ngàn giây.
Web mới đã thử test trên phone với hệ điều hành android 2.0.x với 512M Ram là máy yếu nhất ban kỹ thuật web có được thấy phone dạo trang web mới rất tốt. Tốc độ nhanh hơn trang web cũ khoảng hơn 1,500 lần.
web mới trong vòng đưới 1 giây trang web đã load xong trên mobile phone, web cũ phải mất hơn 3-5 giây trang web mới tải hoàn tất.
Tốc độ truyền tải của server hiện nay đang chạy trên network với khả năng truyền tải 10 Gbps nên việc website vì một lý do nào đó bị chậm rất nên cần xem sét. Mong bạn Mai Tran cho thêm thông tin để ban kỳ thuật web tìm cách chỉnh đốn sao cho thích hợp, rất cảm ơn.
Ban Kỹ Thuật.
06/03/201417:40:01
Khách
download takes so long. The new website design is not good.
05/03/201416:52:02
Khách
Tôi cũng tin vào định mệnh. Xin chúc gia đình chị Phương nhiều sức khỏe và bình an.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,959,308
Tác giả sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng. Tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education (giáo dục nhi đồng) tại Chapman University miền Nam California hồi tháng 5,
Tác giả là cư dân Arizona. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Du Học Mỹ Năm 1960" đăng ngày 11/11/2003. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Hình bên: Nick Simmons, 20 tuổi, thình lình bỏ nhà đi sống vô gia cư. Photo: Jacquelyn Martin, USA Today. Từ một tấm hình, gợi nhớ nhiều câu chuyện.
“Không biết sao cái thằng đen thủi như nó mà lấy được con vợ đẹp lắm anh ơi! Mà lại hiền lắm nha...” Đó là đoạn kết chuyện tình khó tin mà có thật, bài viết mới của Phan.
Tác giả tên thật Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75).
Trái chuối, đặc biệt vỏ chuối, (hình bên) là thần dược trị da, xoá sạch cả mụn cóc lẫn đồi mồi trên da, cải lão hoàn đồng.
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, là một thuyền nhân sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học tại Trident Technical College. Triều Phong từng góp nhiều bài viết đặc biệt. Bài mới của ông là một tự sự về Tháng Tư Đen đang trở lại.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm được chính thức công nhận là “Ngày Thế Giới Nhận Biết Về Bệnh Tự Kỷ” (World Autism Awareness Day) kể từ năm 2007.
Bài viết là một du ký độc đáo về cuộc hành hương chùa cổ tại Nam Hàn. “Quán Bên Đường” là tựa đề một trong những bài Viết Về Nước Mỹ của tác giả từ 2012.
Chuyện ông bố kể về con gái: Cô bé xin nhận phần quà sinh nhật sớm để bảo trợ giải phẫu tìm lại nụ cười cho trẻ em ở một nước xa xôi.